Ý nghĩa nhan đề và đặc điểm nhân vật - tài liệu ôn thi học kỳ 1 - Văn 9

  • Thread starter Thread starter Tuyền Nguyễn
  • Ngày gửi Ngày gửi
T

Tuyền Nguyễn

Guest
A. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

I. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ:
1. "Truyền kì mạn lục" : là ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ đã được lưu truyền.
2. "Vũ trung tùy bút " : là tùy bút viết trong những ngày mưa.
3. "Hoàng lê nhất thống chí" : là ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê.
4. "Đoạn trường tân thanh" : là tiếng kêu mới đứt ruột.

II. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT:
1. Nhân vật Vũ Nương trong truyện "Người con gái Nam Xương" :
- Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
- Thủy chung, thương con, hiếu thảo với mẹ chồng.
2. Nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều":
- Tài sắc vẹn toàn
- Hiếu thảo
- Chung thủy
- Có lòng vị tha
3. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện "Lục Vân Tiên":
- Nghĩa hiệp
- Tài ba
- Dũng cảm
- Trọng nghĩa khinh tài
4. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong truyện "Lục Vân Tiên":
- Hiền hậu, nết na
- Hiếu thảo, trọng ân tình
5. Nhân vật Nguyễn Huệ trong truyện "Hoàng Lê Nhất Thống Chí"
- Yêu nước, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Hành đông mạnh mẽ, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng.
- Có tài dụng binh và ý chí chiến thắng.

B.VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

I. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
1. "Đồng chí" :
- Là tiếng gọi thân thương của những người cùng chung lý tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người cùng chung một đoàn thể cách mạng. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đôi.
2. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" :
- Nhan đề độc đáo, khá dài, tưởng chừng như thừa từ "bài thơ" nhưng chính hai từ đó cho thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả không chỉ viết về những chiếc xe không kính - một phát hiện thú vị, thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh của thi sĩ - mà điều chủ yếu là nói về chất thơ của hiện thực ấy. Chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
3. "Bếp lửa" :
- Là dụng cụ dùng để nấu bếp, là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình gợi lên sự ấm cúng.
- Bếp lửa còn là hình ảnh biểu tượng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu, chứa tình bà được nhen nhóm trong lòng cháu.
4. "Ánh trăng":
- Là tiếng lòng, là suy ngẫm của Nguyễn Duy. Vầng trăng không chỉ là hình ảnh của đất trời, thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, gợi nhắc tình cảm, thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, nghĩa tình với thiên nhiên. Bài Thơ đặc ra vấn đề thái độ sống thủy chung đối với quá khứ, với những người đã khuất và đối với chính mình.
5. "Làng":
- Đặt tên "Làng" vì chuyện khai thác tình cảm chung của những người nông dân Việt Nam: yêu làng, yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
6. "Lặng lẽ Sapa" :
- Là hình ảnh vắng vẻ, yên tĩnh, và thiên nhiên đầy thơ mộng. Nhưng ẩn bên trong đó là ngợi ca lớp người thanh niên âm thầm lặng lẽ sống, lao động cống hiến cho đất nước.
7. "Chiếc lược ngà":
- Chiếc lược ngà là chiếc lược làm bằng ngà voi.
- Chiếc lược ngà còn biểu hiện cụ thể tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu đối với con. Là kỷ vật thiêng liêng của người cha để lại cho con.

II. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT:
1. Nhân vật ông Hai trong truyện "Làng":
- Tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước.
- Có tinh thần kháng chiến.
2. Nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sapa":
- Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm với công việc, ham học hỏi.
- Tổ chức, chủ động sắp xếp cuộc sống ngăn nắp.
- Chân thật, cởi mở, quan tâm đến mọi người và rất khiêm tốn.
3. Nhân vật ông Sáu trong truyện "Chiếc lược ngà":
- Yêu nước, có tinh thần trách nhiệm.
- Thương yêu con sâu sắc.
4. Nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà":
- Có cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh nhưng lại là cô bé có nét hồn nhiên ngây thơ và yêu thương cha mãnh liệt.

__ST__
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top