• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ý nghĩa của hiến pháp 1946 đối với việc xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

Trang Dimple

New member
Xu
38
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà … là một vết tích lịch sử hiến pháp đầu tiên trong cõi Á đông… Bản hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến Pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập …, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do …., phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền cá nhân của công dân. HIiến pháp đó đã nêu lên một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”.

Sự ra đời của hiến pháp 1946 là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhà nước và pháp luật Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta cũng như ở khu vực Đông Nam Á, một NN dân chủ nhân dân được thành lập với hình thức chính thể cộng hòa. Đó là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ. Nó có tác dụng cổ vũ cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á để tiến lên xây dựng NN kiểu mới - NN dân chủ “của dân, do dân, vì dân”. Sau khi Việt Nam giành độc lập, Hp 1946 soạn thảo ở Đông Nam Á đã dấy lên phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau Việt Nam, các nước Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin…cũng đứng lên đấu tranh và giành được thắng lợi.


1.Hiến pháp 1946 mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hiến pháp


Chủ nghĩa hiến pháp là những tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại. Đặc trưng của chủ nghĩa hiến pháp chính là giới hạn quyền lực nhà nước, chống lại sự độc quyền quyền lực để bảo vệ quyền lợi đáng phải có của dân. Nó quy định cách thức nhà nước phải làm gì và nhà nước phải làm như thế nào, tập trung theo hướng giới hạn quyền lực của nhà nước. Hiến Pháp quy định một chính quyền hợp pháp có trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng và bảo vệ quyền của từng cá nhân trong xã hội. Chủ nghĩa hợp pháp có ý nghĩa rõ rệt gắn chặt với quan niệm về một nhà nước pháp quyền. Theo đó, chính quyền không được phép làm những gì tùy theo ý muốn của các quan chức mà phải hành động theo một thủ tục công bằng được mọi người công nhận. Mục đích của sự hạn chế các hành động tùy tiện của chính quyền là để bảo vệ sự tự do, dân chủ của công dân.



Hiến pháp năm 1946 mang những dấu ấn của chủ nghĩa hiến pháp được thể hiện như sau:



Một là: Chủ nghĩa hiến pháp đòi hỏi phải có hiến pháp được một Hội đồng lập hiến hoặc quốc hội thông qua theo một thủ tục đặc biệt khác với làm luật. Hiến pháp là bản văn luật có hiệu lực tối cao đối với toàn bộ việc tổ chức và hoạt động của nhà nước. Hiến Pháp có thể được một Hội đồng hiến Pháp thông qua, gọi là quốc hộilập hiến. Hoặc có thể do quốc hội – lập pháp thông qua nhưng phải có sự phúc quyết của tầng lớp nhân dân. Hiến pháp 1946 đã thực sự do một quốc hội lập hiến thông qua.Theo quy định của hiến pháp, nước ta không có quốc hội mà chỉ có Nghị viện nhân dân với nhiệm kỳ ba năm. Như vậy, nếu không có chiến tranh, sau khi thông qua hiến pháp, quốc hội sẽ tự giải tán để tổ chức bầu Nghị viện nhân dân. Nghị viện nhân dân không thể tự mình sửa đổi hiến pháp. Mọi sự sửa đổi, bổ sung đều phải đưa ra toàn dân phúc quyết (Điều 70 hiến pháp 1946).



Hai là: Các quyền của người dân được hiến pháp ghi nhận và bảo đảm. Hiến Pháp ghi nhận và bảo đảm thì cao hơn là nhà nước ghi nhận và bảo đảm. Vì rằng nếu nhà nước ghi nhận và bảo đảm thì quyền chủ động là thuộc nhà nước, nhưng nếu hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thì nhà nước không có quyền chủ động ở đây. Hiến pháp năm 1946 có cách tiếp cận gần với quyền con người nhất. Khác với các bản hiến pháp sau này, các quyền công dân được hiến pháp quy định ngay ở các chương đầu tiên, làm cơ sở cho việc quy định các chương khác.



Ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ; mục đích cao nhất mà hiến pháp đó là đó hướng tới là “... bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng”. Hiến Pháp dân chủ đó không những là cơ sở pháp lý để xây dựng một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, mà còn là nền tảng để ban hành các Hiến Pháp cụ thể nhằm thực hiện và bảo đảm bằng Pháp Luật các quyền dân chủ của nhân dân - điều không thể có được dưới chế độ thực dân, quân chủ chuyên chế trước đây. Để Hiến pháp và Pháp luột đảm bảo tính khách quan, phù hợp và phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân, Nhà nước phải thực hiện trưng cầu dân ý. Ý nghĩa của trưng cầu dân ý là ở chỗ, thứ nhất, biểu hiện tính dân chủ; thứ hai, thông qua đó, Nhà nước phát huy được trí tuệ của toàn dân tộc nhằm hoàn thiện hiến pháp và pháp luật, làm cho hiến pháp và pháp luật luôn thật sự là của nhân dân, của chế độ dân chủ mới. Hiến pháp năm 1946, hi đầu tiên của Việt Nam đã cụ thể hoá các quyền con người, Nội dung Hiến pháp được xuyên suốt bởi quan điểm như đã được ghi ở điều 1: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Ngay từ khi ra đời, Nhà nước cách mạng Việt Nam đã là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là nhà nước mà toàn bộ hoạt động của nó chỉ hướng tới mục đích duy nhất là xác lập, bảo vệ và không ngừng mở rộng quyền làm người cho công dân Việt Nam.



Ba là: bảo vệ nhân quyền. Tư hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được hiến pháp ghi nhận tại Điều 12 Chương Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân như là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc thực hiện nhân quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đến hiến pháp 1992 đã lấy lại quy định này và tạo nên một bước tiến vượt bậc cho sự chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.



Bốn là: suy đoán vô tội là một trong những quyền quan trọng để bảo vệ con người trước sự giam cầm vô cớ và buộc tội sai trái của cơ quan Nhà nước. Quy định này không được ghi nhận trong thời kỳ của cơ chế cũ của Hiến pháp 1980, đến hiến pháp 1992 mới được quy định, thì trong Điều 11 của Hiến pháp 1946 đã có ghi nhận: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam. Nhà cửa và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật…”.



Năm là: là quyền năng giữa các cơ quan nhà nước được phân chia khá rõ và nhiều cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau đã được thiết kế. Sự hạn chế quyền lực Nhà nước, chống lại sự lạm quyền của cơ quan Nhà nước để nhằm mục đích bảo vệ quyền con người còn được ghi nhận ở những quy định phân quyền tương đối rõ ràng hơn so với các Hiến pháp sau này. Cơ chế tự giám sát quyền lực Nhà nước được quy định tương đối rõ ràng trong bản hiến pháp này.



Ví dụ "quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ" của Ban thường vụ Nghị viện (Điều 36 Hiến pháp1946); quyền của "nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện" (Điều 40 Hiến pháp1946); Thủ tướng có quyền nêu vấn đề tín nhiệm để Nghị viện biểu quyết (Điều 54 Hiến pháp 1946), Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại các dự án luật đã được Quốc hội thông qua (Điều 31Hiến pháp 1946).



Bên cạnh đó, quyền năng giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng được phân chia rất rõ. Nghị viện nhân dân chỉ quyết định những vấn đề "chung cho toàn quốc" (Điều 23 Hiến pháp 1946). Hội đồng nhân dân được quyền quyết định "những vấn đề thuộc địa phương mình" (Điều 59 Hiến pháp 1946).



Sáu là: vai trò độc lập xét xử của toà án được bảo đảm. Điều này đạt được nhờ hai cách: một là các toà được thiết kế không theo cấp hành chính (Điều 63 Hiến pháp 1946); hai là khi xét xử, thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp" (Điều 69 Hiến pháp 1946).



2. Hiến pháp 1946 đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt với việc sáng tạo ra một hình thức chính thể cộng hoà dân chủ và chế định Chủ tịch nước rất độc đáo.



Tính độc đáo này được thể hiện ở hai khía cạnh sau:



- Nó thể hiện chiến lược trong tư duy lập pháp của các nhà lập hiến và phù hợp với điều kiện chính trị – xã hội rất phức tạp ở nước ta giai đoạn này. Để có thể lãnh đạo và điều hành đất nước trong tình thế ”thù trong giặc ngoài” thì cần phải có một Chính phủ đủ mạnh, có thực quyền. Với uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lập hiến Việt Nam tin chắc rằng Người sẽ được Nghị viện tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước cho nên dự thảo Hiến pháp 1946 đã trao cho Chủ tịch nước rất nhiều quyền hạn.



- Chính thể dân chủ cộng hoà dân chủ trong Hiến pháp 1946 là rất mới mẻ và tiến bộ so với lịch sử lập hiến của nhân loại. Nó mới mẻ bởi vì nó không giống hoàn toàn với bất cứ một chính thể nào đã từng tồn tại trong lịch sử. Nó vừa mang những đặc điểm của chính thể cộng hoà tổng thống (Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu cơ quan hành pháp, có thực quyền), nó vừa mang những đặc điểm của chính thể cộng hoà đại nghị (Nghị viện có quyền bất tín nhệm Chính Phủ). Chính thể theo Hiến pháp 1946 của Nhà nước ta là hình thức kết hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị. Tuy nhiên, nét độc đáo của nó lại được thể hiện ở chỗ nó không hoàn toàn giống với chính thể của những nước cộng hoà hỗn hợp (cộng hoà lưỡng tính ) như Pháp, Phần Lan….Bởi vì Nguyên thủ quốc gia của những nước này là do nhân dân trực tiếp bầu ra, còn Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp 1946 là do Nghị viện bầu. Nó tiến bộâ bởi vì nếu nghiên cứu kĩ hình thức chính thể trong Hiến pháp 1946 thì có thể thấy rằng nó mang nhiều đặc điểm của chính thể cộng hoà hỗn hợp hơn (chỉ có một điểm khác duy nhất). Ở góc độ này, có thể khẳng định rằng Hiến pháp 1946 của nước ta đã đặt nền tảng khai sinh ra hình thức chính thể cộng hoà hỗn hợp chứ không phải Hiến pháp 1958 của Pháp






nguồn sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top