Ý nghĩa của biểu tượng đàn ghi ta trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" (Thanh Thảo)
Phêđêricô Garxia Lorca (1898 – 1936) là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha thế kỷ XX. Ông còn được biết đến như một nhà soạn kịch, một họa sĩ và nhạc sĩ tài năng. Lorca được mệnh danh là “con chim họa mi của xứ sở Tây Ban Nha”. Ông sáng tác nhiều giai điệu cho ghi ta và gắn bó đời mình với cây đàn ghi ta huyền thoại. Garxia Lorca là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít khi cuộc nội chiến của Tây Ban Nha bắt đầu. Cái chết của ông làm chấn động thế giới. Tên tuổi ông trở thành bất tử gắn liền với ngọn cờ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại. Trong bài viết “Lorca trong tôi”, nhà thơ Thanh Thảo đã trực tiếp bộc lộ niềm ngưỡng mộ, tình yêu của mình với nhà thơ Lorca vĩ đại: “Tôi nhớ lần đầu tiên tôi được đọc một số bài thơ của Lorca qua bản dịch của Hoàng Hưng, những bản dịch được bạn bè chép tay truyền cho nhau, tôi đã cảm nhận về Lorca như vậy và bây giờ sau 30 năm, tôi vẫn cảm nhận như thế. Lorca là “một cơ quan của Thiên Nhiên được sinh ra để làm thơ”… Từ những cảm nhận mơ hồ, bị ngắt quãng nhưng cũng dài lâu ấy, vào năm 1979 tôi đã viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”. Cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ của Lorca dẫn dắt: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Thanh Thảo cũng đã khẳng định cảm hứng sáng tác, hình ảnh trong bài thơ được khơi nguồn từ chính cuộc đời và thơ Lorca, ông khẳng định: “bài thơ sẽ không khó nếu chúng ta tiếp cận được với thơ Lorca, chúng ta yêu thơ Lorca, và chúng ta truyền được cho học sinh của mình khát vọng tự do và dân chủ”. Vì vậy tìm hiểu thơ Lorca nói chung và biểu tượng trong thơ Lorca nói riêng góp phần quan trọng để đọc hiểu bài thơ. Biểu tượng đàn ghi ta là một biểu tượng đặc biệt xuất hiện nhiều trong thơ Garxia Lorca, trực tiếp nhất là qua 3 thi phẩm: “Ghi nhớ”, “Đàn ghi ta” và “Sáu dây”. Lorca là nhà thơ nổi bật với xu hướng trở về khai thác dân ca, được mệnh danh là “chàng hát rong thời trung cổ”… “Thế hệ thơ anh đã tìm thấy ở anh người mang sứ mệnh đẹp đẽ: tìm lại tâm hồn Espana đang có nguy cơ bị quên lãng, nối kết cái truyền thống với cái thời đại”. Đàn ghi ta hiện lên trong thơ Lorca gắn liền với tiếng khóc than u buồn, tiếng đàn nức nở, thở than làm vỡ tan cốc rượu bình minh, tựa tiếng hát của một con chim bị thương bởi năm đầu kiếm sắc, không gì bắt nó im tiếng. Tiếng đàn đó cũng chính là những lời ca tranh đấu chống chủ nghĩa phát xít bạo tàn, là biểu tượng cho sức sống bất diệt của nhân dân: “Cây đàn ghi-ta
Cây đàn ghi-ta
cất tiếng thở than.
Những cốc rượu ban mai
sóng sánh đổ tràn.
Cây đàn ghi-ta
bắt đầu lời ai oán.
Dỗ nó nín đi
phỏng có ích gì
Chẳng thể nào
làm cây đàn im tiếng. …Ơi ghi-ta!
Trái tim ngươi tử thương
dưới năm đầu kiếm sắc” (“Cây đàn ghi ta ” – Hoàng Ngọc Tuấn dịch) Thơ Lorca luôn chất chứa nỗi buồn vô hạn, nỗi buồn hiện lên trong thơ ông với biết bao cung bậc: thất vọng, ưu phiền, xa vắng, đắm chìm, cô tịch… Nhưng đó không phải là nỗi buồn bi lụy tuyệt vọng mà là nỗi buồn cho quê hương, đất nước mình. Đàn ghi ta với Lorca là máu là hồn của xứ sở, từng sợi đàn cũng như nhuốm đau thương, tiếng đàn cũng như than khóc nhưng đồng thời tiếng đàn kì diệu ấy cũng “xua tiếng thở dài”, mang lại hy vọng. Trong bài “Sáu dây” ông viết: “Đàn ghi ta làm khóc bao giấc mộng. Tiếng nức nở những hồn lạc lõng thoát ra từ chiếc miệng tròn. Như con nhện đàn dệt ngôi sao lớn để xua tiếng thở dài bập bềnh trong chiếc thùng gỗ đen” ( “Sáu dây” – Hoàng Hưng dịch) Cây đàn ghi ta đã cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Lorca đã không chỉ tái hiện biểu tượng văn hóa của dân tộc mình mà thông qua đó nhà thơ còn thể hiện tâm hồn của cả dân tộc, tình yêu vô bờ bến và khắc khoải với quê hương. Dường như với Lorca, đàn ghi ta không đơn thuần là nhạc cụ dân tộc mà nó là một sinh thể có hồn, một phần máu thịt không thể thiếu trong tâm hồn nhà thơ và trong cả đất nước Tây Ban Nha.
1. Đàn ghi ta tượng trưng cho cuộc đời đoản mệnh, bi tráng của nghệ sĩ Lorca Thanh Thảo bằng tấm lòng đồng cảm, tri ân sâu sắc đã tái hiện cuộc đời bi tráng của Lorca bằng chính hình ảnh, biểu tượng vốn có trong thơ Lorca, nổi bật nhất là biểu tượng đàn ghi ta và biến thể tiếng đàn ghi ta . Mở đầu thi phẩm, biểu tượng đàn ghi ta xuất hiện với biến thể “những tiếng đàn bọt nước”. Bản thể tiếng đàn vốn được cảm nhận bằng thính giác, nó vốn là âm thanh vô hình thì ở đây tiếng đàn lại gắn liền hình ảnh “bọt nước” khiến cho âm thanh trở nên có hình khối. Nhà thơ đã kiến tạo biểu tượng bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác: tiếng đàn cảm nhận bằng thính giác, “bọt nước” cảm nhận bằng thị giác gợi nên hình ảnh những bong bóng trời mưa, lúc nào cũng như phập phồng, thổn thức. Sự ánh chiếu của nhiều cảm giác khiến cho tiếng đàn hiện lên có linh hồn, tình cảm. Đồng thời “bọt nước” như dựng hình tiếng đàn, tiếng đàn mang số mệnh ngắn ngủi, mỏng manh, dễ vỡ, tan biến. Đó là những dự cảm, là nền để nhà thơ tái hiện lại cái chết bi tráng của Lorca: “Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du” Cái tên Lorca xuất hiện đầu câu thơ, với vai trò chủ thể nói lên một sự thật phũ phàng, nhấn mạnh nỗi buồn đau của quá khứ bạo tàn. Hòa nhập với nỗi đau đó, tiếng ghi ta xuất hiện liên tiếp như một khúc tấu âm bi ai, nó lung linh, hư ảo: “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” Tiếng đàn xuất hiện liên tiếp 4 lần nhưng trong bản thể từng tiếng đàn đã có sự thay đổi gam màu, hình khối. Cái vô hình thì nay đã nhuốm màu siêu thực trở nên có màu sắc. “tiếng ghi ta nâu”, tại sao lại là âm thanh màu nâu mà không phải là “tiếng ghi ta đỏ, tiếng ghi ta đen”? Màu nâu gợi nên màu của chất liệu làm nên cây đàn, màu của đồng đất, màu da nâu gợi tình tràn trề sức sống của cô gái Di gan và đó cũng là màu của nỗi buồn. Trong thơ Lorca, màu nâu gắn liền với Chúa Kitô cao cả, thiêng liêng: “Chúa Kitô màu nâu Mớ tóc dài rực cháy Hai gò má nhô cao Và hai tròng mắt trắng.” ( “Saeta” – Hoàng Hưng dịch) “Tiếng ghi ta nâu” tạo âm hưởng tiếng ghi ta vừa gần gũi, vừa buồn thương, da diết. Không chỉ được tái hiện thông qua một màu sắc, tiếng ghi ta còn gắn liền với màu xanh “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”, màu xanh là màu của sự sống tràn trề, nhưng kết hợp từ ngữ “ biết mấy” gợi nên sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một vẻ đẹp đang bị phá hủy. Màu sắc bản thân chúng không phải vô hồn mà chất chứa bao ý nghĩa. Sự cộng hưởng màu sắc (thị giác) với âm thanh tiếng đàn (thính giác) tạo hiệu quả nghệ thuật độc đáo, nó tạo nên tiếng đàn màu sắc buồn bã, xót xa, bao nuối tiếc. Phải chăng đó chính là sự nuối tiếc, xót thương của nhà thơ dành cho Garxia Lorca? Bút pháp tượng trưng, siêu thực đã ngấm vào ngòi bút Thanh Thảo khi ông xây dựng biểu tượng tiếng đàn, tiếng ghi ta không chỉ nhuốm màu sắc mà còn vỡ ra thành hình khối( tròn), thành sinh thể đớn đau (ròng ròng máu chảy). Bản thân biểu tượng tiếng đàn luôn có sự vận động, từ hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” mở đầu bài thơ đến hình ảnh “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” đã có sự biến thiên của hình tượng : những cảm nhận về số phận mong manh của tiếng đàn và số phận người nghệ sĩ Lor-ca đã hiện thực hoá qua cái chết “vỡ tan”. Sự nối kết hình ảnh tiếng đàn với nét bút phác họa qua các từ ngữ giàu biểu cảm: “ròng ròng”, Thanh Thảo đã khiến cho tiếng đàn ghi ta mang ý nghĩa lớn hơn nhiều so với ý nghĩa dễ nhận thấy gắn liền với việc diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. “Tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy”, tiếng đàn như tiếng kêu cứu của con người, của cái Đẹp trong thời khắc bị đẩy đến chỗ tuyệt vọng, âm nhạc đã hóa thành thân phận. Tiếng đàn chính là số mệnh, là hiện thực hóa cuộc đời, cái chết bi thương của người nghệ sĩ Lorca. Nó là tiếng van vỉ, khóc thương của “ trái tim tử thương” trong thơ Lorca, nó cũng là định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ yêu tự do, cái Đẹp, người chiến sĩ kiên cường đã chết dưới tay phát xít. Tái hiện lại cuộc đời, số mệnh đau thương, ngắn ngủi của nhà thơ Lorca, Thanh Thảo đã sử dụng biểu tượng tiếng đàn như thay cho lời than khóc. Tiếng đàn mà Garxia Lorca đã từng yêu tha thiết nay trở thành dòng ca tưởng niệm chính Lorca. Tác giả liên tục thay đổi các kênh cảm giác để cảm nhận tiếng đàn, âm thanh đó như vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành sinh thể đớn đau. Màu sắc siêu thực đã tạo nên biểu tượng giàu ý nghĩa vừa hiện thực mà vừa kì ảo. Ẩn chứa trong tiếng đàn là nỗi buồn xót thương của nhà thơ Thanh Thảo dành cho Garxia Lorca – một con người tài năng nhưng đoản mệnh.
2. Đàn ghi ta tượng trưng cho sức sống bất diệt của thế giới nghệ thuật thơ và tâm hồn nhà thơ vĩ đại Garxia Lorca Không chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho số mệnh, cuộc đời bi tráng của Lorca, biểu tượng đàn ghi ta còn tượng trưng cho chính đời thơ, cho sức sống bất diệt của nghệ thuật đích thực, của người nghệ sĩ chân chính. Ngay lời đề từ bài thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”, Thanh Thảo đã thể hiện rõ ý nghĩa tượng trưng này. Lời đề từ chính là lời thơ mà Lorca luôn tâm niệm khi sống, trong bài “Ghi nhớ”, Lorca viết: “Bao giờ tôi chết hãy chôn tôi cùng cây ghi ta trong cát" Lời thơ không chỉ đơn thuần là lời bộc lộ tình yêu say đắm của Lorca với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban Cầm mà nó mang ý nghĩa sâu xa hơn. Nhà thơ cách tân là Lorca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông đi để sáng tạo những nghệ thuật mới hơn, cao hơn. Đây cũng là tâm niệm của những người nghệ sĩ chân chính luôn khát khao sáng tạo. Theo Hoàng Ngọc Tuấn, Borges, người mà cả dân tộc Argentina ngưỡng mộ, coi là “biểu tượng văn hóa dân tộc” , nhưng năm 1963, Gôm – brô – vic nhà thơ lớn người Ba Lan rời Ai – res để đi Châu Âu. Khi những nhà văn trẻ - thế hệ đàn em của Borges đứng dưới tàu để đưa tiễn, ông chợt hét lớn từ boong tàu”: “Hỡi tuổi trẻ hãy giết Borges”. Câu nói của Gôm – brô – vic gặp gỡ với lời di chúc của Lorca, là những thông điệp tối quan trọng cho những ai muốn sáng tạo cái mới. Thông điệp này nói rằng: bạn hãy dũng cảm vượt qua tất cả những thần tượng cũ để làm nên cái mới. Đồng thời cũng nói rằng: một khi bạn làm xong công việc của mình, sức sáng tạo đã hết, bạn phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ mới được tự do làm cái mới, đừng muốn và đừng để bóng mình đè xuống tương lai. Như vậy, biểu tượng cây ghi ta ở đây chính là những vần thơ, những thành tựu nghệ thuật mà nhà thơ Lorca đã miệt mài phấn đấu trong suốt hành trình sáng tác của mình, là nơi gửi gắm khát khao sáng tạo cho hậu thế của Lorca. Mặc dù, với di chúc mong hậu thế hãy quên mình đi nhưng thực tế Lorca cùng tiếng thơ ông vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Biểu tượng tiếng đàn xuất hiện khẳng định sự sống bất diệt của đời thơ cũng như tâm hồn “chàng hát rong thời trung cổ”: “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang” Sự kết hợp hành động “chôn cất” với tiếng đàn, Thanh Thảo một lần nữa khiến cho tiếng đàn trở thành một linh hồn hơn thế thành một sinh thể, một thân phận. Câu thơ gợi ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Du: “Thác là thể phách còn là tinh anh”. Bọn phát xít có thể giết chết Lorca nhưng không thể nào giết những vần thơ, những tiếng đàn người nghệ sĩ ấy để lại trong lòng dân chúng. Khát vọng sống, tình yêu bất diệt của Lorca đã được phổ vào tiếng đàn và giờ đây nó vẫn lên tiếng, vẫn mãnh liệt bằng sức sống tự nhiên không gì ngăn nổi: “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Sự cộng hưởng ý nghĩa của hai biểu tượng đã tạo nên nét nghĩa đầy ám gợi. “Cỏ” là biểu tượng thường xuất hiện trong thơ Thanh Thảo tượng trưng cho những gì âm thầm, lặng lẽ: “cỏ âm thầm mọc dưới trời sao”, cỏ là chứng nhân lịch sử ghi chép lại những dấu chân trên đường ra chiến trường: “dấu chân qua trảng cỏ”… Trong “Đàn ghi ta của Lorca”, tiếng đàn vô hình được tượng trưng hóa qua so sánh lạ nhưng hợp lí với “cỏ mọc hoang” một lần nữa thể hiện sức sống âm thầm, dồi dào mãnh liệt không gì ngăn trở của hồn thơ Lorca, của nghệ thuật chân chính. Bên cạnh đó sự bất tử của Lorca còn được thể hiện qua hình ảnh biểu tượng đậm chất siêu thực: “Lorca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”. Nếu ở phần mở đầu, nhà thơ để tiếng đàn vỡ ra thành màu sắc thì ở đây hình ảnh “chiếc ghi ta màu bạc” bên ngoài mang tính hiện thực chỉ màu sắc của vật thể nhưng ẩn chứa trong nó là ý nghĩa nhuốm màu sắc siêu thực. Màu bạc là màu mang tính âm: trắng và lấp lánh biểu tượng của sự trong sạch, thanh tẩy. “Chiếc ghi ta màu bạc” thể hiện sự trong sạch trong tâm hồn Lorca đồng thời tạo nên một không khí nhuốm sắc màu siêu thoát, hư ảo nhưng trường tồn. Cho dù người nghệ sĩ Garxia Lorca đã bơi sang ngang với chiếc ghi ta của mình nhưng linh hồn, tiếng đàn của anh thì vẫn trường cửu, không ngừng vươn lên, lan tỏa trong lòng các thế hệ mai sau. Sự xuất hiện của chuỗi hợp âm “lila lila” ở đầu và cuối bài thơ không đơn thuần là trò chơi ngôn ngữ trái lại nó tạo nhạc tính cho bài thơ và mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là “sự giao duyên kì thú giữa thơ và nhạc”. Thanh Thảo trong bài phỏng vấn gần đây nhất trên báo Văn học &Tuổi trẻ đã khẳng định: bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” có âm hưởng của đoạn “tremolo” tức kĩ thuật đánh reo dây điêu luyện trong chơi đàn ghi ta cổ điển. Bản nhạc ghi ta được đánh theo kĩ thuật “tremolo” sẽ trở nên réo rắt, mang âm hưởng buồn xa vắng. Chuỗi âm “lila lila” như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn lướt qua hàng dây để tạo chuỗi âm thanh dư âm, ám ảnh. Toàn thi phẩm không có một dấu chấm, dấu phẩy, chỉ có dấu ba chấm kết thúc chuỗi âm “lila lila” ở cuối bài tạo dư âm ám ảnh. Tuy nhiên “lilal lila” không phải chỉ là chuỗi âm thanh vô hồn. Về nghĩa “lila” chính là hoa tử đinh hương – loài hoa có màu tím ngắt rất được người phương Tây ưa chuộng. Như vậy, chuỗi âm thanh đàn kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa tím liên tiếp giăng hàng. Đó là chuỗi hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay là ngàn muôn đóa hoa của sự sống nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ? Đó thực sự là âm hưởng tri ân, ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ Thanh Thảo dành cho nhà thơ Lorca.
( sưu tầm)
Phêđêricô Garxia Lorca (1898 – 1936) là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha thế kỷ XX. Ông còn được biết đến như một nhà soạn kịch, một họa sĩ và nhạc sĩ tài năng. Lorca được mệnh danh là “con chim họa mi của xứ sở Tây Ban Nha”. Ông sáng tác nhiều giai điệu cho ghi ta và gắn bó đời mình với cây đàn ghi ta huyền thoại. Garxia Lorca là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít khi cuộc nội chiến của Tây Ban Nha bắt đầu. Cái chết của ông làm chấn động thế giới. Tên tuổi ông trở thành bất tử gắn liền với ngọn cờ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại. Trong bài viết “Lorca trong tôi”, nhà thơ Thanh Thảo đã trực tiếp bộc lộ niềm ngưỡng mộ, tình yêu của mình với nhà thơ Lorca vĩ đại: “Tôi nhớ lần đầu tiên tôi được đọc một số bài thơ của Lorca qua bản dịch của Hoàng Hưng, những bản dịch được bạn bè chép tay truyền cho nhau, tôi đã cảm nhận về Lorca như vậy và bây giờ sau 30 năm, tôi vẫn cảm nhận như thế. Lorca là “một cơ quan của Thiên Nhiên được sinh ra để làm thơ”… Từ những cảm nhận mơ hồ, bị ngắt quãng nhưng cũng dài lâu ấy, vào năm 1979 tôi đã viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”. Cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ của Lorca dẫn dắt: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Thanh Thảo cũng đã khẳng định cảm hứng sáng tác, hình ảnh trong bài thơ được khơi nguồn từ chính cuộc đời và thơ Lorca, ông khẳng định: “bài thơ sẽ không khó nếu chúng ta tiếp cận được với thơ Lorca, chúng ta yêu thơ Lorca, và chúng ta truyền được cho học sinh của mình khát vọng tự do và dân chủ”. Vì vậy tìm hiểu thơ Lorca nói chung và biểu tượng trong thơ Lorca nói riêng góp phần quan trọng để đọc hiểu bài thơ. Biểu tượng đàn ghi ta là một biểu tượng đặc biệt xuất hiện nhiều trong thơ Garxia Lorca, trực tiếp nhất là qua 3 thi phẩm: “Ghi nhớ”, “Đàn ghi ta” và “Sáu dây”. Lorca là nhà thơ nổi bật với xu hướng trở về khai thác dân ca, được mệnh danh là “chàng hát rong thời trung cổ”… “Thế hệ thơ anh đã tìm thấy ở anh người mang sứ mệnh đẹp đẽ: tìm lại tâm hồn Espana đang có nguy cơ bị quên lãng, nối kết cái truyền thống với cái thời đại”. Đàn ghi ta hiện lên trong thơ Lorca gắn liền với tiếng khóc than u buồn, tiếng đàn nức nở, thở than làm vỡ tan cốc rượu bình minh, tựa tiếng hát của một con chim bị thương bởi năm đầu kiếm sắc, không gì bắt nó im tiếng. Tiếng đàn đó cũng chính là những lời ca tranh đấu chống chủ nghĩa phát xít bạo tàn, là biểu tượng cho sức sống bất diệt của nhân dân: “Cây đàn ghi-ta
Cây đàn ghi-ta
cất tiếng thở than.
Những cốc rượu ban mai
sóng sánh đổ tràn.
Cây đàn ghi-ta
bắt đầu lời ai oán.
Dỗ nó nín đi
phỏng có ích gì
Chẳng thể nào
làm cây đàn im tiếng. …Ơi ghi-ta!
Trái tim ngươi tử thương
dưới năm đầu kiếm sắc” (“Cây đàn ghi ta ” – Hoàng Ngọc Tuấn dịch) Thơ Lorca luôn chất chứa nỗi buồn vô hạn, nỗi buồn hiện lên trong thơ ông với biết bao cung bậc: thất vọng, ưu phiền, xa vắng, đắm chìm, cô tịch… Nhưng đó không phải là nỗi buồn bi lụy tuyệt vọng mà là nỗi buồn cho quê hương, đất nước mình. Đàn ghi ta với Lorca là máu là hồn của xứ sở, từng sợi đàn cũng như nhuốm đau thương, tiếng đàn cũng như than khóc nhưng đồng thời tiếng đàn kì diệu ấy cũng “xua tiếng thở dài”, mang lại hy vọng. Trong bài “Sáu dây” ông viết: “Đàn ghi ta làm khóc bao giấc mộng. Tiếng nức nở những hồn lạc lõng thoát ra từ chiếc miệng tròn. Như con nhện đàn dệt ngôi sao lớn để xua tiếng thở dài bập bềnh trong chiếc thùng gỗ đen” ( “Sáu dây” – Hoàng Hưng dịch) Cây đàn ghi ta đã cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Lorca đã không chỉ tái hiện biểu tượng văn hóa của dân tộc mình mà thông qua đó nhà thơ còn thể hiện tâm hồn của cả dân tộc, tình yêu vô bờ bến và khắc khoải với quê hương. Dường như với Lorca, đàn ghi ta không đơn thuần là nhạc cụ dân tộc mà nó là một sinh thể có hồn, một phần máu thịt không thể thiếu trong tâm hồn nhà thơ và trong cả đất nước Tây Ban Nha.
1. Đàn ghi ta tượng trưng cho cuộc đời đoản mệnh, bi tráng của nghệ sĩ Lorca Thanh Thảo bằng tấm lòng đồng cảm, tri ân sâu sắc đã tái hiện cuộc đời bi tráng của Lorca bằng chính hình ảnh, biểu tượng vốn có trong thơ Lorca, nổi bật nhất là biểu tượng đàn ghi ta và biến thể tiếng đàn ghi ta . Mở đầu thi phẩm, biểu tượng đàn ghi ta xuất hiện với biến thể “những tiếng đàn bọt nước”. Bản thể tiếng đàn vốn được cảm nhận bằng thính giác, nó vốn là âm thanh vô hình thì ở đây tiếng đàn lại gắn liền hình ảnh “bọt nước” khiến cho âm thanh trở nên có hình khối. Nhà thơ đã kiến tạo biểu tượng bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác: tiếng đàn cảm nhận bằng thính giác, “bọt nước” cảm nhận bằng thị giác gợi nên hình ảnh những bong bóng trời mưa, lúc nào cũng như phập phồng, thổn thức. Sự ánh chiếu của nhiều cảm giác khiến cho tiếng đàn hiện lên có linh hồn, tình cảm. Đồng thời “bọt nước” như dựng hình tiếng đàn, tiếng đàn mang số mệnh ngắn ngủi, mỏng manh, dễ vỡ, tan biến. Đó là những dự cảm, là nền để nhà thơ tái hiện lại cái chết bi tráng của Lorca: “Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du” Cái tên Lorca xuất hiện đầu câu thơ, với vai trò chủ thể nói lên một sự thật phũ phàng, nhấn mạnh nỗi buồn đau của quá khứ bạo tàn. Hòa nhập với nỗi đau đó, tiếng ghi ta xuất hiện liên tiếp như một khúc tấu âm bi ai, nó lung linh, hư ảo: “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” Tiếng đàn xuất hiện liên tiếp 4 lần nhưng trong bản thể từng tiếng đàn đã có sự thay đổi gam màu, hình khối. Cái vô hình thì nay đã nhuốm màu siêu thực trở nên có màu sắc. “tiếng ghi ta nâu”, tại sao lại là âm thanh màu nâu mà không phải là “tiếng ghi ta đỏ, tiếng ghi ta đen”? Màu nâu gợi nên màu của chất liệu làm nên cây đàn, màu của đồng đất, màu da nâu gợi tình tràn trề sức sống của cô gái Di gan và đó cũng là màu của nỗi buồn. Trong thơ Lorca, màu nâu gắn liền với Chúa Kitô cao cả, thiêng liêng: “Chúa Kitô màu nâu Mớ tóc dài rực cháy Hai gò má nhô cao Và hai tròng mắt trắng.” ( “Saeta” – Hoàng Hưng dịch) “Tiếng ghi ta nâu” tạo âm hưởng tiếng ghi ta vừa gần gũi, vừa buồn thương, da diết. Không chỉ được tái hiện thông qua một màu sắc, tiếng ghi ta còn gắn liền với màu xanh “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”, màu xanh là màu của sự sống tràn trề, nhưng kết hợp từ ngữ “ biết mấy” gợi nên sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một vẻ đẹp đang bị phá hủy. Màu sắc bản thân chúng không phải vô hồn mà chất chứa bao ý nghĩa. Sự cộng hưởng màu sắc (thị giác) với âm thanh tiếng đàn (thính giác) tạo hiệu quả nghệ thuật độc đáo, nó tạo nên tiếng đàn màu sắc buồn bã, xót xa, bao nuối tiếc. Phải chăng đó chính là sự nuối tiếc, xót thương của nhà thơ dành cho Garxia Lorca? Bút pháp tượng trưng, siêu thực đã ngấm vào ngòi bút Thanh Thảo khi ông xây dựng biểu tượng tiếng đàn, tiếng ghi ta không chỉ nhuốm màu sắc mà còn vỡ ra thành hình khối( tròn), thành sinh thể đớn đau (ròng ròng máu chảy). Bản thân biểu tượng tiếng đàn luôn có sự vận động, từ hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” mở đầu bài thơ đến hình ảnh “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” đã có sự biến thiên của hình tượng : những cảm nhận về số phận mong manh của tiếng đàn và số phận người nghệ sĩ Lor-ca đã hiện thực hoá qua cái chết “vỡ tan”. Sự nối kết hình ảnh tiếng đàn với nét bút phác họa qua các từ ngữ giàu biểu cảm: “ròng ròng”, Thanh Thảo đã khiến cho tiếng đàn ghi ta mang ý nghĩa lớn hơn nhiều so với ý nghĩa dễ nhận thấy gắn liền với việc diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. “Tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy”, tiếng đàn như tiếng kêu cứu của con người, của cái Đẹp trong thời khắc bị đẩy đến chỗ tuyệt vọng, âm nhạc đã hóa thành thân phận. Tiếng đàn chính là số mệnh, là hiện thực hóa cuộc đời, cái chết bi thương của người nghệ sĩ Lorca. Nó là tiếng van vỉ, khóc thương của “ trái tim tử thương” trong thơ Lorca, nó cũng là định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ yêu tự do, cái Đẹp, người chiến sĩ kiên cường đã chết dưới tay phát xít. Tái hiện lại cuộc đời, số mệnh đau thương, ngắn ngủi của nhà thơ Lorca, Thanh Thảo đã sử dụng biểu tượng tiếng đàn như thay cho lời than khóc. Tiếng đàn mà Garxia Lorca đã từng yêu tha thiết nay trở thành dòng ca tưởng niệm chính Lorca. Tác giả liên tục thay đổi các kênh cảm giác để cảm nhận tiếng đàn, âm thanh đó như vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành sinh thể đớn đau. Màu sắc siêu thực đã tạo nên biểu tượng giàu ý nghĩa vừa hiện thực mà vừa kì ảo. Ẩn chứa trong tiếng đàn là nỗi buồn xót thương của nhà thơ Thanh Thảo dành cho Garxia Lorca – một con người tài năng nhưng đoản mệnh.
2. Đàn ghi ta tượng trưng cho sức sống bất diệt của thế giới nghệ thuật thơ và tâm hồn nhà thơ vĩ đại Garxia Lorca Không chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho số mệnh, cuộc đời bi tráng của Lorca, biểu tượng đàn ghi ta còn tượng trưng cho chính đời thơ, cho sức sống bất diệt của nghệ thuật đích thực, của người nghệ sĩ chân chính. Ngay lời đề từ bài thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”, Thanh Thảo đã thể hiện rõ ý nghĩa tượng trưng này. Lời đề từ chính là lời thơ mà Lorca luôn tâm niệm khi sống, trong bài “Ghi nhớ”, Lorca viết: “Bao giờ tôi chết hãy chôn tôi cùng cây ghi ta trong cát" Lời thơ không chỉ đơn thuần là lời bộc lộ tình yêu say đắm của Lorca với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban Cầm mà nó mang ý nghĩa sâu xa hơn. Nhà thơ cách tân là Lorca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông đi để sáng tạo những nghệ thuật mới hơn, cao hơn. Đây cũng là tâm niệm của những người nghệ sĩ chân chính luôn khát khao sáng tạo. Theo Hoàng Ngọc Tuấn, Borges, người mà cả dân tộc Argentina ngưỡng mộ, coi là “biểu tượng văn hóa dân tộc” , nhưng năm 1963, Gôm – brô – vic nhà thơ lớn người Ba Lan rời Ai – res để đi Châu Âu. Khi những nhà văn trẻ - thế hệ đàn em của Borges đứng dưới tàu để đưa tiễn, ông chợt hét lớn từ boong tàu”: “Hỡi tuổi trẻ hãy giết Borges”. Câu nói của Gôm – brô – vic gặp gỡ với lời di chúc của Lorca, là những thông điệp tối quan trọng cho những ai muốn sáng tạo cái mới. Thông điệp này nói rằng: bạn hãy dũng cảm vượt qua tất cả những thần tượng cũ để làm nên cái mới. Đồng thời cũng nói rằng: một khi bạn làm xong công việc của mình, sức sáng tạo đã hết, bạn phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ mới được tự do làm cái mới, đừng muốn và đừng để bóng mình đè xuống tương lai. Như vậy, biểu tượng cây ghi ta ở đây chính là những vần thơ, những thành tựu nghệ thuật mà nhà thơ Lorca đã miệt mài phấn đấu trong suốt hành trình sáng tác của mình, là nơi gửi gắm khát khao sáng tạo cho hậu thế của Lorca. Mặc dù, với di chúc mong hậu thế hãy quên mình đi nhưng thực tế Lorca cùng tiếng thơ ông vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Biểu tượng tiếng đàn xuất hiện khẳng định sự sống bất diệt của đời thơ cũng như tâm hồn “chàng hát rong thời trung cổ”: “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang” Sự kết hợp hành động “chôn cất” với tiếng đàn, Thanh Thảo một lần nữa khiến cho tiếng đàn trở thành một linh hồn hơn thế thành một sinh thể, một thân phận. Câu thơ gợi ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Du: “Thác là thể phách còn là tinh anh”. Bọn phát xít có thể giết chết Lorca nhưng không thể nào giết những vần thơ, những tiếng đàn người nghệ sĩ ấy để lại trong lòng dân chúng. Khát vọng sống, tình yêu bất diệt của Lorca đã được phổ vào tiếng đàn và giờ đây nó vẫn lên tiếng, vẫn mãnh liệt bằng sức sống tự nhiên không gì ngăn nổi: “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Sự cộng hưởng ý nghĩa của hai biểu tượng đã tạo nên nét nghĩa đầy ám gợi. “Cỏ” là biểu tượng thường xuất hiện trong thơ Thanh Thảo tượng trưng cho những gì âm thầm, lặng lẽ: “cỏ âm thầm mọc dưới trời sao”, cỏ là chứng nhân lịch sử ghi chép lại những dấu chân trên đường ra chiến trường: “dấu chân qua trảng cỏ”… Trong “Đàn ghi ta của Lorca”, tiếng đàn vô hình được tượng trưng hóa qua so sánh lạ nhưng hợp lí với “cỏ mọc hoang” một lần nữa thể hiện sức sống âm thầm, dồi dào mãnh liệt không gì ngăn trở của hồn thơ Lorca, của nghệ thuật chân chính. Bên cạnh đó sự bất tử của Lorca còn được thể hiện qua hình ảnh biểu tượng đậm chất siêu thực: “Lorca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”. Nếu ở phần mở đầu, nhà thơ để tiếng đàn vỡ ra thành màu sắc thì ở đây hình ảnh “chiếc ghi ta màu bạc” bên ngoài mang tính hiện thực chỉ màu sắc của vật thể nhưng ẩn chứa trong nó là ý nghĩa nhuốm màu sắc siêu thực. Màu bạc là màu mang tính âm: trắng và lấp lánh biểu tượng của sự trong sạch, thanh tẩy. “Chiếc ghi ta màu bạc” thể hiện sự trong sạch trong tâm hồn Lorca đồng thời tạo nên một không khí nhuốm sắc màu siêu thoát, hư ảo nhưng trường tồn. Cho dù người nghệ sĩ Garxia Lorca đã bơi sang ngang với chiếc ghi ta của mình nhưng linh hồn, tiếng đàn của anh thì vẫn trường cửu, không ngừng vươn lên, lan tỏa trong lòng các thế hệ mai sau. Sự xuất hiện của chuỗi hợp âm “lila lila” ở đầu và cuối bài thơ không đơn thuần là trò chơi ngôn ngữ trái lại nó tạo nhạc tính cho bài thơ và mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là “sự giao duyên kì thú giữa thơ và nhạc”. Thanh Thảo trong bài phỏng vấn gần đây nhất trên báo Văn học &Tuổi trẻ đã khẳng định: bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” có âm hưởng của đoạn “tremolo” tức kĩ thuật đánh reo dây điêu luyện trong chơi đàn ghi ta cổ điển. Bản nhạc ghi ta được đánh theo kĩ thuật “tremolo” sẽ trở nên réo rắt, mang âm hưởng buồn xa vắng. Chuỗi âm “lila lila” như một chuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn lướt qua hàng dây để tạo chuỗi âm thanh dư âm, ám ảnh. Toàn thi phẩm không có một dấu chấm, dấu phẩy, chỉ có dấu ba chấm kết thúc chuỗi âm “lila lila” ở cuối bài tạo dư âm ám ảnh. Tuy nhiên “lilal lila” không phải chỉ là chuỗi âm thanh vô hồn. Về nghĩa “lila” chính là hoa tử đinh hương – loài hoa có màu tím ngắt rất được người phương Tây ưa chuộng. Như vậy, chuỗi âm thanh đàn kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa tím liên tiếp giăng hàng. Đó là chuỗi hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hương hồn Lorca hay là ngàn muôn đóa hoa của sự sống nảy nở từ cái chết đau thương của nhà thi sĩ? Đó thực sự là âm hưởng tri ân, ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ Thanh Thảo dành cho nhà thơ Lorca.
( sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: