Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Sau hơn một thế kỷ được quốc tế sủng ái gọi là "hòn ngọc phương Đông", đúng 0 giờ ngày 1 tháng 7 năm 1997, trên nóc cao dinh thự Toàn quyền Hồng Kông xuất hiện lá cờ đỏ 5 sao, đánh dấu giây phút lịch sử bàn giao chủ quyền Hồng Kông giữa Vương quốc Anh và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Sự kiện lịch sử này đang được nhiều nước và khu vực liên quan đón đợi với những tính toán và hy vọng khác nhau. Bài viết này xin được đề cập tới tác động nhiều mặt xung quanh việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đối với nước chủ nhà và các nước liên quan đang có lợi ích thiết thực ở Hồng Kông.
Để có cơ sở đánh giá những tác động khách quan xung quanh việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, trước tiên cần nhìn nhận vị trí và vai trò thực tế của Hồng Kông trước tháng 7/1997.
Với diện tích chỉ có 1.092 km2, dân số 6,3 triệu người, nhưng trong những năm gần đây, Hồng Kông luôn đứng thứ nhất thế giới về công suất cảng bốc dỡ côngtennơ, xếp thứ hai thế giới về vận chuyển hàng hoá hàng không, thứ ba thế giới về số lượt hành khách quá cảnh Hồng Kông, thứ hai Châu A' về thị trường cổ phiếu, là trung tâm tiền tệ thứ tư thế giới (trong 100 ngân hàng lớn của thế giới thì 85 ngân hàng đóng ở Hồng Kông), xếp thứ 6 thế giới về thị trường trao đổi ngoại tệ (sau Anh, Mỹ, Nhật, Singapore, Thuỵ Sĩ) và xếp thứ 8 thế giới về ngoại thương (chỉ sau 7 nước công nghiệp phát triển) (1) . Những số liệu trên cho thấy Hồng Kông thực sự xứng đáng là trung tâm tiền tệ, trung tâm tin học, trung tâm doanh vận và trung tâm du lịch của khu vực châu A' - Thái Bình Dương. Ngoài ra, sau hơn một thế kỷ hoà nhập với đời sống chính trị của xã hội phương Tây, Hồng Kông hiện là một trong số ít khu vực lãnh thổ ở châu A' theo chế độ dân chủ kiểu phương Tây phổ biến nhất. Bởi vậy, việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đương nhiên sẽ gây ra những tác động lớn tới Trung Quốc và các nước liên quan.
1. Tác động việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông đối với Trung Quốc:
a. Về chính trị :
Y' nghĩa quan trọng hàng đầu của việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông đối với Trung Quốc là kết thúc thời hạn lịch sử hơn một thế kỷ Trung Quốc phải cắt nhượng một phần lãnh thổ cho ngoại bang cai trị, và cũng là chấm dứt nỗi sỉ nhục của dân tộc Trung Hoa suốt hơn một trăm năm qua phải gánh chịu do sự hèn yếu của triều đình Mãn Thanh đã ký kết các điều ước bất bình đẳng với đế quốc Anh sau cuộc Chiến tranh nha Phiến năm 1840. Tờ "Nhân Dân Nhật Báo" Trung Quốc đầu tháng 12/1996 đã bình luận : "Lịch sử như một tấm gương, triều đình Mãn Thanh Trung Quốc bị mất đi Hồng Kông, đó là biểu hiện của sự hèn yếu bất lực và lạc hậu của Trung Quốc. Hồng Kông trở lại vòng tay của Tổ quốc chứng tỏ nước Trung Quốc hiện nay đang hùng mạnh, tràn đầy hy vọng". Các nhà quan sát quốc tế ở Bắc Kinh cho rằng, không phải ngẫu nhiên từ hai năm nay, chính phủ Trung Quốc cho dựng trên quảng trường Thiên An Môn tấm biển điện tử lớn có dòng chữ "Cửu thất đại hạn" (thời hạn lớn năm 1997) với lịch thời gian nhấp nháy đếm từng ngày chờ đón thời điểm Hồng Kông trở về Trung Quốc.
Thu hồi chủ quyền Hồng Kông đúng thời hạn - đó là quyết tâm sắt đá của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Quyết tâm này được lãnh tụ quá cố Đặng Tiểu Bình khẳng định với Thủ tướng Anh Thatchơ tại Bắc Kinh tháng 9/1982 : "Đến năm 1997, nếu Trung Quốc không thực hiện được chủ quyền đối với Hồng Kông thì chính phủ Trung Quốc hiện nay cũng chẳng khác gì chính phủ Mãn Thanh trước kia. Những người lãnh đạo Trung Quốc đều sẽ biến thành Lý Hồng Chương". Tấm biển điện tử lớn "Cửu thất đại hạn" ở quảng trường Thiên An Môn không chỉ đơn thuần phản ánh nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc đang từng ngày đón đợi Hồng Kông trở về trong vòng tay của Tổ Quốc, mà cũng là một minh chứng cho kế hoạch hoà bình thống nhất Trung Quốc mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai từ đầu thập kỷ 80. Như mọi người đều biết, Trung Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và đang tồn tại nguy cơ phân liệt giữa Trung Quốc với Đài Loan. Thành bại của việc thu hồi Hồng Kông sẽ là một thí nghiệm quan trọng đối với kế hoạch của Trung Quốc hoà bình thống nhất Đài Loan như xã luận Nhân dân Nhật Báo ngày 1 tháng 1 năm 1997 đã khẳng định : "Khôi phục chủ quyền đối với Hồng Kông tất sẽ ảnh hưởng sâu rộng và trọng đại đối với việc thúc đẩy sự nghiệp lớn thống nhất Tổ quốc, làm phấn chấn tinh thần của dân tộc Trung Hoa". Cùng ngày hôm đó, trong bài phát biểu đầu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng tuyên bố: "Năm nay là thời điểm lịch sử chúng ta chào đón Hồng Kông trở về với tổ quốc, rửa sạch nỗi sỉ nhục của dân tộc hơn 100 năm qua. Việc này đánh dấu một thắng lợi trọng đại trong cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thực hiện thống nhất đất nước".
Một ý nghĩa khác cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông, đó chính là bước thực nghiệm đầu tiên chính sách "một quốc gia hai chế độ" do lãnh tụ quá cố Đặng Tiểu Bình nêu ra từ năm 1982. Đối tượng của chính sách này là Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Ngay từ đầu thập kỷ 80, khi đàm phán với chính phủ Anh về vấn đề chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố "tôn trọng chế độ xã hội Hồng Kông 50 năm không thay đổi", Trung Quốc với Hồng Kông sẽ là "một quốc gia hai chế độ", "Hồng Kông tự trị cao độ", người Hồng Kông quản lý Hồng Kông" v.v... Những lời cam kết này của Trung Quốc vừa nhằm trấn an dân chúng, các nhà tư bản Hồng Kông và nước ngoài yên tâm cư trú làm ăn lâu dài ở Hồng Kông, vừa báo hiệu, nhắc nhở nhà cầm quyền và dân chúng Đài Loan chấp nhận phương án thống nhất với Trung Quốc theo công thức "một quốc gia hai chế độ".
Với những ý nghĩa cực kỳ quan trọng như vậy, mấy năm qua Trung Quốc đã chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ cho việc tiếp nhận chủ quyền Hồng Kông trên thực địa và trên pháp lý. Chủ tịch Giang Trạch Dân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ Trung Quốc tham dự nghi lễ tiếp nhận Hồng Kông vào 0 giờ ngày 1/7/1997 tại Đại lễ đường ở Hồng Kông với sự chứng kiến của 46 ngoại trưởng các nước và hơn 6000 nhà báo trong và ngoài nước. Đơn vị tiền trạm quân giải phóng Trung Quốc đã có mặt ở Hồng Kông từ tháng 5/1997 chuẩn bị sẵn sàng đón hơn 3000 bộ đội Trung Quốc vào tiếp quản đúng thời hạn các vị trí quốc phòng ở Hồng Kông. Về mặt pháp lý, năm 1990, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua "Luật cơ bản về khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" (gọi tắt là "Luật cơ bản"), trong đó có các điều khoản chi tiết quy định mọi hoạt động đối nội, đối ngoại của Hồng Kông sau tháng 7/1997 trên cơ sở chính sách "một quốc gia hai chế độ".
Tuy vậy, ngoài những mặt tác động tích cực kể trên, việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông cũng đặt Trung Quốc đứng trước những thử thách mới.
Thứ nhất là : sau hơn 50 năm phát triển kinh tế với tốc độ cao và trở thành một trong bốn "con rồng" châu A', đời sống kinh tế của 6,3 triệu dân Hồng Kông đã vượt xa Trung Quốc với bình quân GNP năm 1996 là 24.000USD/người, trong khi ở Trung Quốc chỉ mới đạt khoảng 500 USD/người (cao gấp 48 lần Trung Quốc). Sự tương phản rõ rệt này sẽ tác động tới nhân dân Trung Quốc, làm nảy sinh tâm lý so sánh bất lợi trong nội bộ Trung Quốc.
Thứ hai là : Những biện pháp cải cách chính trị của thống đốc Hồng Kông Chris Patten từ tháng 10/1982 đến nay bao gồm việc bầu cử theo thể thức dân chủ lập ra quốc hội mới gạt bỏ những người thân Trung Quốc, cho phép thành lập các đảng phái đối lập và ban hành các đạo luật dân chủ rộng rãi kiểu phương Tây ở Hồng Kông (thậm chí có những đạo luật ngay cả ở nước Anh vẫn chưa áp dụng) v.v... đã gây ra nhiều khó khăn cho Trung Quốc sau khi tiếp quản Hồng Kông. Từ năm 1993 đến 1996, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chỉ trích kế hoạch cải cách chính trị của Chris Patten là "không bàn trước với Trung Quốc, trái với Hiệp định đã thoả thuận giữa Trung Quốc và Anh", "là hành động vô trách nhiệm". Thậm chí ông Lỗ Bình - trưởng ban Công việc Hồng Kông của Quốc vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố : "Trung Quốc sẽ giải tán quốc hội Hồng Kông vào đêm 30/6/1997". Cuộc cọ sát chính trị gay go này giữa Trung Quốc và Anh không đơn thuần kết thúc vào ngày 1/7/1997 mà chắc chắn sẽ để lại hậu quả lâu dài.
Thứ ba là : Do chế độ chính trị xã hội giữa Trung Quốc và Hồng Kông khác biệt quá xa nếu như không nói là đối lập. Cùng với việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông, lối sống tư bản chủ nghĩa và tư tưởng dân chủ phương Tây sẽ tràn vào Trung Quốc càng làm tăng thêm "ô nhiễm tinh thần" trong xã hội Trung Quốc. Có học giả phương Tây đã so sánh việc xoá bỏ trên thực tế đường "biên giới" giữa Trung Quốc với Hồng Kông ngày 1/7/1997 giống như việc dỡ bỏ "bức tường Beclin" năm 1989 ở châu Âu. Trung Quốc thu hồi Hồng Kông cũng tức là thu về cả một khối văn minh phương Tây đối lập với văn minh phương Đông của Trung Quốc. Xung đột giữa hai nền văn minh sẽ diễn ra quyết liệt trong lãnh thổ Trung Quốc mà Trung Quốc đứng ở thế bị động đối phó. Điều này phù hợp với lợi ích và tính toán của Mỹ, Anh và các nước phương Tây. Trung Quốc đã dự tính trước khó khăn này và sử dụng "Luật cơ bản" quy định các cơ quan ngôn luận của Hồng Kông có thể phê phán chính phủ Trung ương nhưng không được phép phát biểu những vấn đề quốc tế trái với chính kiến của Bắc Kinh.
b) Về kinh tế :
Trong 18 năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Hồng Kông chiếm vị trí đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Theo đánh giá của Trung Quốc, Hồng Kông là thị trường nhập khẩu số 1 và cũng là thị trường chuyển khẩu số 1 của Trung Quốc, là bạn hàng xuất khẩu thứ hai của Trung Quốc (sau Nhật Bản). Nếu như năm 1979 kim ngạch mậu dịch hai bên mới chỉ có 3,54 tỉ USD thì năm 1995 đã tăng lên 44,58 tỉ USD ; kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc chuyển khẩu qua Hồng Kông chiếm 92% kim ngạch mậu dịch chuyển khẩu của Hồng Kông, trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc là 57%, hàng nhập khẩu là 35%. Về đầu tư, từ năm 1979 - 1995, Hồng Kông đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc 75,864 tỉ USD với 13 vạn xí nghiệp chiếm 55,2% trong tổng 137,41 tỉ USD kim ngạch đầu tư của bên ngoài vào Trung Quốc ; ngược lại Trung Quốc cũng đầu tư vào Hồng Kông tính đến cuối năm 1996 là 25 tỉ USD với 1.818 xí nghiệp, xếp vị trí thứ hai sau Anh. Về nguồn tập kết vốn của Trung Quốc, từ năm 1979 - 1995, hơn 90% số vốn Trung Quốc vay của nước ngoài là do các tập đoàn tài chính Hồng Kông thu xếp : Hồng Kông cũng là nơi môi giới trung chuyển buôn bán, đầu tư giữa Trung Quốc và Đài Loan. Năm 1996, kim ngạch buôn bán Trung Quốc - Đài Loan qua Hồng Kông đạt gần 20 tỉ USD, cho đến nay hơn 80% doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc thông qua con đường Hồng Kông. Ngoài ra, Hồng Kông cũng là thị trường quan trọng và là cửa ngõ giao dịch của thế giới. Tính đến cuối năm 1996 đã có 2.307 công ty nước ngoài lập văn phòng đại diện tại Hồng Kông, trong đó Anh đã đầu tư vào Hồng Kông 25 tỉ USD, Nhật 15 tỉ USD, Mỹ 13,8 tỉ USD.
Vì vậy, sau khi Trung Quốc thu hồi chủ quyền Hồng Kông, chắc chắn Hồng Kông vẫn phát huy vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc đã nêu phương châm 20 chữ của Trung Quốc đối với Hồng Kông sau tháng 7/1997 là : "cảo hoạt Hương Cảng, lập túc A' - Thái, ổn định châu biên, xúc tiến thống nhất, chấn hưng Trung Hoa" (nghĩa là : làm sống động Hồng Kông, đứng vững ở châu A' - Thái Bình Dương, ổn định biên giới xung quanh, thúc đẩy thống nhất đất nước, làm phồn vinh tổ quốc Trung Hoa). Nhiều học giả thế giới cho rằng, sau năm 1997, Hồng Kông sẽ giúp Trung Quốc "chắp cánh cho hổ" "để trở thành thị trường kinh tế mậu dịch lớn nhất khu vực châu A' - Thái Bình Dương với tổng kim ngạch ngoại thương xếp thứ 4 thế giới (khoảng 650 tỉ USD sau Mỹ, Đức, Nhật) và tổng dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới (khoảng 180 tỉ USD).
Ngoài ra, sau năm 1997 Hồng Kông sẽ gánh vác thêm cho Trung Quốc hai nhiệm vụ mới là :
1. Hồng Kông trở thành khu vực thí điểm tự do hoá chuyển đổi Nhân dân tệ sang các ngoại tệ khác, đồng Nhân dân tệ sẽ được các ngân hàng Hồng Kông bảo hiểm, Trung Quốc sẽ được lợi về giá thành thấp. Ngược lại các ngân hàng Hồng Kông cũng được lợi về nghiệp vụ đổi tiền và khi tỉ giá đồng Nhân dân tệ ổn định sẽ giúp cho kinh tế Hồng Kông phát triển ổn định.
2. Hồng Kông trở thành địa bàn tiền duyên cho Trung Quốc gây sức ép với Đài Loan thực hiện "ba thông" (thông thương hàng hải, hàng không, bưu điện), và ngăn cản chính sách "Hướng Nam" của Đài Loan, tiến tới ép Đài Loan chấp nhận phương án thống nhất Trung Quốc theo công thức "một quốc gia hai chế độ" có lợi cho Trung Quốc.
Song song với những tác động tích cực đó, Trung Quốc cũng đang đứng trước những thách thức mới về kinh tế xung quanh việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông.
Thứ nhất là : Trung Quốc tuyên bố quyết tâm duy trì thể chế kinh tế hiện nay của Hồng Kông không thay đổi, nhưng do hệ thống luật kinh tế của Hồng Kông khác biệt nhiều so với Trung Quốc, vì vậy sau năm 1997 việc "nối ray" giữa hai thể chế kinh tế sẽ không dễ dàng. Hiện nay, kinh tế tỉnh Quảng Đông và các tỉnh ven biển phía Nam Trung Quốc đã phát triển theo hướng nhất thể hoá với kinh tế Hồng Kông. Vì vậy hễ kinh tế Hồng Kông có biến động xấu ắt sẽ ảnh hưởng tới ổn định kinh tế của Trung Quốc.
Thứ hai là : hai năm gần đây, sở dĩ kinh tế Hồng Kông tiếp tục tăng trưởng khả quan mặc dù Hồng Kông đã "chảy máu chất xám và tiền vốn" ra ngoài khá nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc dốc khá nhiều tiền đầu tư vào Hồng Kông, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, thị trường cổ phiếu, tạo ra hiệu ứng "kinh tế bọt xà phòng" không vững chắc. Sau tháng 7/1997, Trung Quốc sẽ phải duy trì kinh tế Hồng Kông tiếp tục phồn vinh trong khi xã hội chính trị Hồng Kông chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định cho Trung Quốc. Nhiệm vụ nặng nề đó sẽ giao cho Ban lãnh đạo mới ở Hồng Kông do nhà doanh nghiệp Đổng Kiến Hoa, một người Hồng Kông chính gốc đứng đầu và các xí nghiệp Trung Quốc ở Hồng Kông gánh vác. Hiệu quả ra sao hiện vẫn còn là một ẩn số.
Thứ ba là : Sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh miền Đông và các tỉnh miền Tây Trung Quốc đang là một khó khăn rất lớn trong bàn cờ kinh tế của Trung Quốc hiện nay. Mười tám tỉnh, khu tự trị miền Tây Trung Quốc chiếm 85% diện tích Trung Quốc, nhưng chỉ chiếm 44,6% GDP cả nước, 65 triệu dân nghèo khổ (thu nhập dưới 100 nhân dân tệ/năm) đều tập trung ở vùng này. Sau tháng 7/1997 Hồng Kông - "hòn ngọc phương Đông" trở về Trung Quốc sẽ tăng thêm phồn vinh cho các tỉnh miền Đông Trung Quốc, nhưng cũng sẽ làm giãn xa khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh miền Đông với miền Tây. Đây là một vấn đề nan giải hàng đầu trong các khó khăn kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện nay.
2. Tác động đối với các nước liên quan :
a) Đối với các nước lớn Anh, Mỹ, Nhật :
Với Anh : Là thuộc địa của Anh hơn 100 năm qua, Hồng Kông chịu ảnh hưởng của Anh nhiều nhất, đồng thời Anh cũng là nước có nhiều lợi ích nhất ở Hồng Kông. Theo báo chí Hồng Kông những năm qua, chỉ riêng thu nhập về thuế quan, những năm qua bình quân mỗi năm Anh thu được từ Hồng Kông trên 20 tỷ USD. Với lợi ích kinh tế lớn như vậy, đối với Anh việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc rõ ràng là việc làm "cực chẳng đã". Bởi vậy quá trình đàm phán chuyển giao chủ quyền Hồng Kông từ năm 1984 đến nay giữa hai bên diễn ra rất gay go, có lúc khá căng thẳng. Hai bên từng nhiều lần lên tiếng phê phán đả kích lẫn nhau gay gắt.
Về chính trị, từ năm 1994 đến nay, Anh tranh thủ tiến hành cải cách chính trị ở Hồng Kông, ban hành các đạo luật dân chủ, nhân quyền, bầu cử quốc hội mới... nhằm bảo vệ, duy trì lợi ích tối đa của Anh ở Hồng Kông sau tháng 7/1997. Sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ giải tán quốc hội Hồng Kông và đơn phương thành lập quốc hội lâm thời vào ngày 24/3/1996, thống đốc Hồng Kông Chris Patten đã tuyên bố "đó là ngày đen tối nhất của Hồng Kông". Báo chí Hồng Kông đưa tin và bình luận nhiều về việc Chu Nam - thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Tổng giám đốc Tân Hoa Xã tại Hồng Kông và Thống đốc Hồng Kông Chris Patten không bắt tay nhau trong cuộc tiếp xúc lễ tân sau sự kiện đó.
Về kinh tế : Anh sử dụng biện pháp "tiêu tiền trước của Trung Quốc", bất chấp sự phản đối của Trung Quốc đã đơn phương huy động vốn dự trữ của Hồng Kông vào việc xây dựng sân bay mới ở đảo Lantau. Anh cũng là nước đầu tư nhiều nhất vào Hồng Kông (29 tỉ USD) và tiếp tục thuê một số căn cứ quân sự ở Hồng Kông với những tính toán lâu dài.
Với Mỹ : Tiếp theo Anh, Mỹ là nước có nhiều lợi ích kinh tế, chính trị quân sự tại Hồng Kông. Tính đến cuối năm 1996, Mỹ đã đầu tư vào Hồng Kông 13,8 tỉ USD, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng trong dự án xây dựng sân bay mới ở Hồng Kông. Với hơn 3 vạn người Mỹ đang làm việc tại Hồng Kông, lợi ích kinh tế của Mỹ ở Hồng Kông trước và sau tháng 7/1997 rất lớn. Mặt khác, do Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành bạn hàng xuất siêu nhiều nhất vào thị trường Mỹ trong đó có nhiều hàng hoá Trung Quốc thông qua Hồng Kông xâm nhập vào Mỹ. Bởi vậy sau năm 1997 chắc chắn Mỹ sẽ càng hạn chế hàng xuất khẩu nhất là hàng dệt của Trung Quốc lâu nay vẫn xuất khẩu sang Mỹ qua đường Hồng Kông. Riêng đối với Hồng Kông, có nhiều khả năng Mỹ sẽ không cho Hồng Kông được hưởng ưu đãi mậu dịch như thời kỳ trước tháng 7/1997.
Về chính trị, Mỹ luôn đứng sau ủng hộ Anh trong các vấn đề lớn về chính trị xã hội ở Hồng Kông. Nhiều học giả quốc tế cho rằng, sau năm 1997, nếu Mỹ thấy tình hình chính trị Hồng Kông phát triển có lợi cho Trung Quốc, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông và Trung Quốc theo dạng "hai chế độ"; ngược lại nếu tình hình phát triển có lợi cho Hồng Kông, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông và Trung Quốc theo dạng "một quốc gia" để áp đặt giá trị dân chủ của Mỹ vào Trung Quốc. Đồng thời Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh Anh, Nhật, Đài Loan... thông qua Hồng Kông tiến hành "diễn biến hoà bình" đối với Trung Quốc.
Với ưu thế nước lớn, Mỹ đã thoả thuận với Trung Quốc về việc Mỹ tiếp tục thuê bao một số cầu cảng quân sự ở Hồng Kông sau năm 1997 (Hồng Kông có 35 cầu cảng quân sự, Trung Quốc chỉ thu hồi 21 chiếc, số còn lại cho Anh và Mỹ thuê bao). Đáng chú ý là Mỹ và Trung Quốc đã thoả thuận về việc hạm đội 7 của Mỹ sau năm 1997 vẫn tự do ra vào cảng Hồng Kông.
Với Nhật : Tuy là cường quốc kinh tế thế giới, nhưng sau năm 1997, đối mặt với sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Nhật Bản đang điều chỉnh lại chiến lược phát triển để vừa giữ được thế thượng phong về kinh tế trong khu vực Châu A' - Thái Bình Dương vừa nhanh chóng nâng cao sức mạnh chính trị để tìm kiếm một vị trí lãnh đạo tương xứng với Mỹ và Trung Quốc.
Nhật là nước có lợi ích kinh tế rất lớn ở Hồng Kông. Tính đến cuối 1996 Nhật đã đầu tư vào Hồng Kông hơn 15 tỉ USD và đóng góp nhiều nhất vào chương trình xây dựng sân bay mới ở Hồng Kông và 10 dự án liên quan (Nhật đóng góp 25% vốn, Anh 23%, Trung Quốc 7%, Mỹ 2%).
Tuy vậy, kể từ khi quan hệ Trung - Nhật xấu đi sau sự kiện tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) và hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ được nâng cấp, dư luận Trung Quốc phê phán Nhật ngày càng nhiều. Số liệu điều tra của Uỷ ban cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc cho thấy: quốc gia mà nhân dân Trung Quốc căm ghét nhất là Nhật (47% người được hỏi ý kiến), thứ hai là Mỹ (37,3%) (3). Chính vì vậy, Nhật là nước duy nhất mà Trung Quốc nêu điều kiện đối đẳng nếu Nhật muốn duy trì Tổng lãnh sự quán và các cơ quan đại diện khác tại Hồng Kông sau tháng 7/1997 (4) .
Hiện nay Nhật đang đàm phán mặc cả với Trung Quốc về vấn đề này. Nếu không được, Nhật chắc chắn sẽ cắt giảm các ưu đãi mậu dịch thuế quan mà Nhật giành cho Hồng Kông trước tháng 7/1997.
Các nước và khu vực khác : Hơn 70 nước và khu vực có cơ quan Lãnh sự và cơ quan đại diện khác tại Hồng Kông đều có lợi ích kinh tế thiết thực qua việc đầu tư, buôn bán với Hồng Kông nhất là các nước trong khu vực Châu A' - Thái Bình Dương (U'c và Hàn Quốc đều có hơn 400 công ty tại Hồng Kông, Â'n Độ, Philippine, Indonesia, Thái Lan đều có trên 10.000 công nhân lao động tại Hồng Kông...). Những nước này hiện đã đàm phán và thoả thuận với Trung Quốc về việc tiếp tục duy trì cơ quan đại diện của họ ở Hồng Kông sau tháng 7/1997. Cùng với tiến trình liên kết kinh tế tiểu khu vực và khu vực, các nước vừa và nhỏ đang theo sát diễn biến tình hình Hồng Kông trước và sau khi quy thuộc Trung Quốc cũng như sự cạnh tranh giữa các nước lớn để thâm nhập hơn nữa vào thị trường Hồng Kông, lợi dụng cọ sát kinh tế giữa các trung tâm kinh tế để mưu cầu lợi ích đầu tư và buôn bán có lợi cho họ.
Những nước không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nhưng có quan hệ ngoại giao với Đài Loan hiện đang gặp khó khăn lớn trong việc duy trì cơ quan đại diện của họ ở Hồng Kông sau tháng 7/1997. "Luật cơ bản về khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông" của Trung Quốc đã quy định rõ "những nước chưa được CHND Trung Hoa thừa nhận, chỉ được phép lập cơ quan phi chính phủ tại Hồng Kông"(5). Đây là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc trong việc gây sức ép chính trị với những nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Điển hình là sự kiện Nam Phi tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, công nhận CHND Trung Hoa cuối năm 1996 để đổi lấy việc lập Văn phòng lãnh sự và đại diện kinh tế tại Hồng Kông. Tuy vậy để tỏ thái độ về sự "chậm trễ" của Nam Phi, Trung Quốc vẫn không mời Tổng lãnh sự Nam Phi tại Hồng Kông tham dự buổi lễ trao trả chủ quyền Hồng Kông đêm 30/6/1997. Hiện nay vẫn còn 13 nước châu Phi và Mỹ La Tinh duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và lẽ đương nhiên các cơ quan đại diện chính thức của họ tại Hồng Kông sẽ phải chuyển thành cơ quan phi chính phủ, thậm chí có thể bị Trung Quốc buộc rút bỏ hoặc cắt giảm biên chế nhân sự cũng như các ưu đãi về miễn trừ ngoại giao.
Gánh chịu tác động lớn nhất xung quanh vấn đề trao trả chủ quyền Hồng Kông là Đài Loan. Không gian ngoại giao của Đài Loan đã bị thu hẹp sau sự kiện Nam Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nguy cơ này hiện vẫn tồn tại trước các chiến dịch tấn công ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Mặt khác, sự tồn tại của cơ quan đại diện cũng như quyền lợi kinh tế của Đài Loan ở Hồng Kông sau năm 1997 hoàn toàn do Trung Quốc quyết định. Sau khi Trung Quốc thu hồi Hồng Kông, sức ép chính trị của Trung Quốc đối với Đài Loan xung quanh việc thống nhất đất nước theo công thức "một quốc gia hai chế độ" sẽ ngày càng tăng.
Hồng Kông - hòn đảo nhỏ với diện tích chỉ hơn 1000km2 (gấp đôi Singapore) nhưng trong mấy năm cuối thập kỷ 90 đã và đang sản sinh ra nhiều tác động lớn đối với các nước và khu vực liên quan xung quanh sự kiện chuyển giao chủ quyền giữa hai nước lớn Trung Quốc và Anh. Những tác động trình bày trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng đang trôi. Sau năm 1997, những tác động có tính chất hậu di chứng sẽ còn tiếp tục sản sinh. Hiện nay, điều quan tâm nhất của dư luận quốc tế và khu vực là trong 50 năm tới (1997 - 2047) liệu Trung Quốc có tôn trọng duy trì chế độ chính trị xã hội Hồng Kông không thay đổi như họ từng long trọng cam kết trong tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984 hay không ?.
Tác giả: Chu Công Phùng.
Để có cơ sở đánh giá những tác động khách quan xung quanh việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, trước tiên cần nhìn nhận vị trí và vai trò thực tế của Hồng Kông trước tháng 7/1997.
Với diện tích chỉ có 1.092 km2, dân số 6,3 triệu người, nhưng trong những năm gần đây, Hồng Kông luôn đứng thứ nhất thế giới về công suất cảng bốc dỡ côngtennơ, xếp thứ hai thế giới về vận chuyển hàng hoá hàng không, thứ ba thế giới về số lượt hành khách quá cảnh Hồng Kông, thứ hai Châu A' về thị trường cổ phiếu, là trung tâm tiền tệ thứ tư thế giới (trong 100 ngân hàng lớn của thế giới thì 85 ngân hàng đóng ở Hồng Kông), xếp thứ 6 thế giới về thị trường trao đổi ngoại tệ (sau Anh, Mỹ, Nhật, Singapore, Thuỵ Sĩ) và xếp thứ 8 thế giới về ngoại thương (chỉ sau 7 nước công nghiệp phát triển) (1) . Những số liệu trên cho thấy Hồng Kông thực sự xứng đáng là trung tâm tiền tệ, trung tâm tin học, trung tâm doanh vận và trung tâm du lịch của khu vực châu A' - Thái Bình Dương. Ngoài ra, sau hơn một thế kỷ hoà nhập với đời sống chính trị của xã hội phương Tây, Hồng Kông hiện là một trong số ít khu vực lãnh thổ ở châu A' theo chế độ dân chủ kiểu phương Tây phổ biến nhất. Bởi vậy, việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đương nhiên sẽ gây ra những tác động lớn tới Trung Quốc và các nước liên quan.
1. Tác động việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông đối với Trung Quốc:
a. Về chính trị :
Y' nghĩa quan trọng hàng đầu của việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông đối với Trung Quốc là kết thúc thời hạn lịch sử hơn một thế kỷ Trung Quốc phải cắt nhượng một phần lãnh thổ cho ngoại bang cai trị, và cũng là chấm dứt nỗi sỉ nhục của dân tộc Trung Hoa suốt hơn một trăm năm qua phải gánh chịu do sự hèn yếu của triều đình Mãn Thanh đã ký kết các điều ước bất bình đẳng với đế quốc Anh sau cuộc Chiến tranh nha Phiến năm 1840. Tờ "Nhân Dân Nhật Báo" Trung Quốc đầu tháng 12/1996 đã bình luận : "Lịch sử như một tấm gương, triều đình Mãn Thanh Trung Quốc bị mất đi Hồng Kông, đó là biểu hiện của sự hèn yếu bất lực và lạc hậu của Trung Quốc. Hồng Kông trở lại vòng tay của Tổ quốc chứng tỏ nước Trung Quốc hiện nay đang hùng mạnh, tràn đầy hy vọng". Các nhà quan sát quốc tế ở Bắc Kinh cho rằng, không phải ngẫu nhiên từ hai năm nay, chính phủ Trung Quốc cho dựng trên quảng trường Thiên An Môn tấm biển điện tử lớn có dòng chữ "Cửu thất đại hạn" (thời hạn lớn năm 1997) với lịch thời gian nhấp nháy đếm từng ngày chờ đón thời điểm Hồng Kông trở về Trung Quốc.
Thu hồi chủ quyền Hồng Kông đúng thời hạn - đó là quyết tâm sắt đá của Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Quyết tâm này được lãnh tụ quá cố Đặng Tiểu Bình khẳng định với Thủ tướng Anh Thatchơ tại Bắc Kinh tháng 9/1982 : "Đến năm 1997, nếu Trung Quốc không thực hiện được chủ quyền đối với Hồng Kông thì chính phủ Trung Quốc hiện nay cũng chẳng khác gì chính phủ Mãn Thanh trước kia. Những người lãnh đạo Trung Quốc đều sẽ biến thành Lý Hồng Chương". Tấm biển điện tử lớn "Cửu thất đại hạn" ở quảng trường Thiên An Môn không chỉ đơn thuần phản ánh nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc đang từng ngày đón đợi Hồng Kông trở về trong vòng tay của Tổ Quốc, mà cũng là một minh chứng cho kế hoạch hoà bình thống nhất Trung Quốc mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai từ đầu thập kỷ 80. Như mọi người đều biết, Trung Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và đang tồn tại nguy cơ phân liệt giữa Trung Quốc với Đài Loan. Thành bại của việc thu hồi Hồng Kông sẽ là một thí nghiệm quan trọng đối với kế hoạch của Trung Quốc hoà bình thống nhất Đài Loan như xã luận Nhân dân Nhật Báo ngày 1 tháng 1 năm 1997 đã khẳng định : "Khôi phục chủ quyền đối với Hồng Kông tất sẽ ảnh hưởng sâu rộng và trọng đại đối với việc thúc đẩy sự nghiệp lớn thống nhất Tổ quốc, làm phấn chấn tinh thần của dân tộc Trung Hoa". Cùng ngày hôm đó, trong bài phát biểu đầu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cũng tuyên bố: "Năm nay là thời điểm lịch sử chúng ta chào đón Hồng Kông trở về với tổ quốc, rửa sạch nỗi sỉ nhục của dân tộc hơn 100 năm qua. Việc này đánh dấu một thắng lợi trọng đại trong cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thực hiện thống nhất đất nước".
Một ý nghĩa khác cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông, đó chính là bước thực nghiệm đầu tiên chính sách "một quốc gia hai chế độ" do lãnh tụ quá cố Đặng Tiểu Bình nêu ra từ năm 1982. Đối tượng của chính sách này là Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Ngay từ đầu thập kỷ 80, khi đàm phán với chính phủ Anh về vấn đề chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố "tôn trọng chế độ xã hội Hồng Kông 50 năm không thay đổi", Trung Quốc với Hồng Kông sẽ là "một quốc gia hai chế độ", "Hồng Kông tự trị cao độ", người Hồng Kông quản lý Hồng Kông" v.v... Những lời cam kết này của Trung Quốc vừa nhằm trấn an dân chúng, các nhà tư bản Hồng Kông và nước ngoài yên tâm cư trú làm ăn lâu dài ở Hồng Kông, vừa báo hiệu, nhắc nhở nhà cầm quyền và dân chúng Đài Loan chấp nhận phương án thống nhất với Trung Quốc theo công thức "một quốc gia hai chế độ".
Với những ý nghĩa cực kỳ quan trọng như vậy, mấy năm qua Trung Quốc đã chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ cho việc tiếp nhận chủ quyền Hồng Kông trên thực địa và trên pháp lý. Chủ tịch Giang Trạch Dân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ Trung Quốc tham dự nghi lễ tiếp nhận Hồng Kông vào 0 giờ ngày 1/7/1997 tại Đại lễ đường ở Hồng Kông với sự chứng kiến của 46 ngoại trưởng các nước và hơn 6000 nhà báo trong và ngoài nước. Đơn vị tiền trạm quân giải phóng Trung Quốc đã có mặt ở Hồng Kông từ tháng 5/1997 chuẩn bị sẵn sàng đón hơn 3000 bộ đội Trung Quốc vào tiếp quản đúng thời hạn các vị trí quốc phòng ở Hồng Kông. Về mặt pháp lý, năm 1990, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua "Luật cơ bản về khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" (gọi tắt là "Luật cơ bản"), trong đó có các điều khoản chi tiết quy định mọi hoạt động đối nội, đối ngoại của Hồng Kông sau tháng 7/1997 trên cơ sở chính sách "một quốc gia hai chế độ".
Tuy vậy, ngoài những mặt tác động tích cực kể trên, việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông cũng đặt Trung Quốc đứng trước những thử thách mới.
Thứ nhất là : sau hơn 50 năm phát triển kinh tế với tốc độ cao và trở thành một trong bốn "con rồng" châu A', đời sống kinh tế của 6,3 triệu dân Hồng Kông đã vượt xa Trung Quốc với bình quân GNP năm 1996 là 24.000USD/người, trong khi ở Trung Quốc chỉ mới đạt khoảng 500 USD/người (cao gấp 48 lần Trung Quốc). Sự tương phản rõ rệt này sẽ tác động tới nhân dân Trung Quốc, làm nảy sinh tâm lý so sánh bất lợi trong nội bộ Trung Quốc.
Thứ hai là : Những biện pháp cải cách chính trị của thống đốc Hồng Kông Chris Patten từ tháng 10/1982 đến nay bao gồm việc bầu cử theo thể thức dân chủ lập ra quốc hội mới gạt bỏ những người thân Trung Quốc, cho phép thành lập các đảng phái đối lập và ban hành các đạo luật dân chủ rộng rãi kiểu phương Tây ở Hồng Kông (thậm chí có những đạo luật ngay cả ở nước Anh vẫn chưa áp dụng) v.v... đã gây ra nhiều khó khăn cho Trung Quốc sau khi tiếp quản Hồng Kông. Từ năm 1993 đến 1996, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chỉ trích kế hoạch cải cách chính trị của Chris Patten là "không bàn trước với Trung Quốc, trái với Hiệp định đã thoả thuận giữa Trung Quốc và Anh", "là hành động vô trách nhiệm". Thậm chí ông Lỗ Bình - trưởng ban Công việc Hồng Kông của Quốc vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố : "Trung Quốc sẽ giải tán quốc hội Hồng Kông vào đêm 30/6/1997". Cuộc cọ sát chính trị gay go này giữa Trung Quốc và Anh không đơn thuần kết thúc vào ngày 1/7/1997 mà chắc chắn sẽ để lại hậu quả lâu dài.
Thứ ba là : Do chế độ chính trị xã hội giữa Trung Quốc và Hồng Kông khác biệt quá xa nếu như không nói là đối lập. Cùng với việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông, lối sống tư bản chủ nghĩa và tư tưởng dân chủ phương Tây sẽ tràn vào Trung Quốc càng làm tăng thêm "ô nhiễm tinh thần" trong xã hội Trung Quốc. Có học giả phương Tây đã so sánh việc xoá bỏ trên thực tế đường "biên giới" giữa Trung Quốc với Hồng Kông ngày 1/7/1997 giống như việc dỡ bỏ "bức tường Beclin" năm 1989 ở châu Âu. Trung Quốc thu hồi Hồng Kông cũng tức là thu về cả một khối văn minh phương Tây đối lập với văn minh phương Đông của Trung Quốc. Xung đột giữa hai nền văn minh sẽ diễn ra quyết liệt trong lãnh thổ Trung Quốc mà Trung Quốc đứng ở thế bị động đối phó. Điều này phù hợp với lợi ích và tính toán của Mỹ, Anh và các nước phương Tây. Trung Quốc đã dự tính trước khó khăn này và sử dụng "Luật cơ bản" quy định các cơ quan ngôn luận của Hồng Kông có thể phê phán chính phủ Trung ương nhưng không được phép phát biểu những vấn đề quốc tế trái với chính kiến của Bắc Kinh.
b) Về kinh tế :
Trong 18 năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Hồng Kông chiếm vị trí đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Theo đánh giá của Trung Quốc, Hồng Kông là thị trường nhập khẩu số 1 và cũng là thị trường chuyển khẩu số 1 của Trung Quốc, là bạn hàng xuất khẩu thứ hai của Trung Quốc (sau Nhật Bản). Nếu như năm 1979 kim ngạch mậu dịch hai bên mới chỉ có 3,54 tỉ USD thì năm 1995 đã tăng lên 44,58 tỉ USD ; kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc chuyển khẩu qua Hồng Kông chiếm 92% kim ngạch mậu dịch chuyển khẩu của Hồng Kông, trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc là 57%, hàng nhập khẩu là 35%. Về đầu tư, từ năm 1979 - 1995, Hồng Kông đã đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc 75,864 tỉ USD với 13 vạn xí nghiệp chiếm 55,2% trong tổng 137,41 tỉ USD kim ngạch đầu tư của bên ngoài vào Trung Quốc ; ngược lại Trung Quốc cũng đầu tư vào Hồng Kông tính đến cuối năm 1996 là 25 tỉ USD với 1.818 xí nghiệp, xếp vị trí thứ hai sau Anh. Về nguồn tập kết vốn của Trung Quốc, từ năm 1979 - 1995, hơn 90% số vốn Trung Quốc vay của nước ngoài là do các tập đoàn tài chính Hồng Kông thu xếp : Hồng Kông cũng là nơi môi giới trung chuyển buôn bán, đầu tư giữa Trung Quốc và Đài Loan. Năm 1996, kim ngạch buôn bán Trung Quốc - Đài Loan qua Hồng Kông đạt gần 20 tỉ USD, cho đến nay hơn 80% doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc thông qua con đường Hồng Kông. Ngoài ra, Hồng Kông cũng là thị trường quan trọng và là cửa ngõ giao dịch của thế giới. Tính đến cuối năm 1996 đã có 2.307 công ty nước ngoài lập văn phòng đại diện tại Hồng Kông, trong đó Anh đã đầu tư vào Hồng Kông 25 tỉ USD, Nhật 15 tỉ USD, Mỹ 13,8 tỉ USD.
Vì vậy, sau khi Trung Quốc thu hồi chủ quyền Hồng Kông, chắc chắn Hồng Kông vẫn phát huy vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc đã nêu phương châm 20 chữ của Trung Quốc đối với Hồng Kông sau tháng 7/1997 là : "cảo hoạt Hương Cảng, lập túc A' - Thái, ổn định châu biên, xúc tiến thống nhất, chấn hưng Trung Hoa" (nghĩa là : làm sống động Hồng Kông, đứng vững ở châu A' - Thái Bình Dương, ổn định biên giới xung quanh, thúc đẩy thống nhất đất nước, làm phồn vinh tổ quốc Trung Hoa). Nhiều học giả thế giới cho rằng, sau năm 1997, Hồng Kông sẽ giúp Trung Quốc "chắp cánh cho hổ" "để trở thành thị trường kinh tế mậu dịch lớn nhất khu vực châu A' - Thái Bình Dương với tổng kim ngạch ngoại thương xếp thứ 4 thế giới (khoảng 650 tỉ USD sau Mỹ, Đức, Nhật) và tổng dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới (khoảng 180 tỉ USD).
Ngoài ra, sau năm 1997 Hồng Kông sẽ gánh vác thêm cho Trung Quốc hai nhiệm vụ mới là :
1. Hồng Kông trở thành khu vực thí điểm tự do hoá chuyển đổi Nhân dân tệ sang các ngoại tệ khác, đồng Nhân dân tệ sẽ được các ngân hàng Hồng Kông bảo hiểm, Trung Quốc sẽ được lợi về giá thành thấp. Ngược lại các ngân hàng Hồng Kông cũng được lợi về nghiệp vụ đổi tiền và khi tỉ giá đồng Nhân dân tệ ổn định sẽ giúp cho kinh tế Hồng Kông phát triển ổn định.
2. Hồng Kông trở thành địa bàn tiền duyên cho Trung Quốc gây sức ép với Đài Loan thực hiện "ba thông" (thông thương hàng hải, hàng không, bưu điện), và ngăn cản chính sách "Hướng Nam" của Đài Loan, tiến tới ép Đài Loan chấp nhận phương án thống nhất Trung Quốc theo công thức "một quốc gia hai chế độ" có lợi cho Trung Quốc.
Song song với những tác động tích cực đó, Trung Quốc cũng đang đứng trước những thách thức mới về kinh tế xung quanh việc thu hồi chủ quyền Hồng Kông.
Thứ nhất là : Trung Quốc tuyên bố quyết tâm duy trì thể chế kinh tế hiện nay của Hồng Kông không thay đổi, nhưng do hệ thống luật kinh tế của Hồng Kông khác biệt nhiều so với Trung Quốc, vì vậy sau năm 1997 việc "nối ray" giữa hai thể chế kinh tế sẽ không dễ dàng. Hiện nay, kinh tế tỉnh Quảng Đông và các tỉnh ven biển phía Nam Trung Quốc đã phát triển theo hướng nhất thể hoá với kinh tế Hồng Kông. Vì vậy hễ kinh tế Hồng Kông có biến động xấu ắt sẽ ảnh hưởng tới ổn định kinh tế của Trung Quốc.
Thứ hai là : hai năm gần đây, sở dĩ kinh tế Hồng Kông tiếp tục tăng trưởng khả quan mặc dù Hồng Kông đã "chảy máu chất xám và tiền vốn" ra ngoài khá nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc dốc khá nhiều tiền đầu tư vào Hồng Kông, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, thị trường cổ phiếu, tạo ra hiệu ứng "kinh tế bọt xà phòng" không vững chắc. Sau tháng 7/1997, Trung Quốc sẽ phải duy trì kinh tế Hồng Kông tiếp tục phồn vinh trong khi xã hội chính trị Hồng Kông chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định cho Trung Quốc. Nhiệm vụ nặng nề đó sẽ giao cho Ban lãnh đạo mới ở Hồng Kông do nhà doanh nghiệp Đổng Kiến Hoa, một người Hồng Kông chính gốc đứng đầu và các xí nghiệp Trung Quốc ở Hồng Kông gánh vác. Hiệu quả ra sao hiện vẫn còn là một ẩn số.
Thứ ba là : Sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh miền Đông và các tỉnh miền Tây Trung Quốc đang là một khó khăn rất lớn trong bàn cờ kinh tế của Trung Quốc hiện nay. Mười tám tỉnh, khu tự trị miền Tây Trung Quốc chiếm 85% diện tích Trung Quốc, nhưng chỉ chiếm 44,6% GDP cả nước, 65 triệu dân nghèo khổ (thu nhập dưới 100 nhân dân tệ/năm) đều tập trung ở vùng này. Sau tháng 7/1997 Hồng Kông - "hòn ngọc phương Đông" trở về Trung Quốc sẽ tăng thêm phồn vinh cho các tỉnh miền Đông Trung Quốc, nhưng cũng sẽ làm giãn xa khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh miền Đông với miền Tây. Đây là một vấn đề nan giải hàng đầu trong các khó khăn kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện nay.
2. Tác động đối với các nước liên quan :
a) Đối với các nước lớn Anh, Mỹ, Nhật :
Với Anh : Là thuộc địa của Anh hơn 100 năm qua, Hồng Kông chịu ảnh hưởng của Anh nhiều nhất, đồng thời Anh cũng là nước có nhiều lợi ích nhất ở Hồng Kông. Theo báo chí Hồng Kông những năm qua, chỉ riêng thu nhập về thuế quan, những năm qua bình quân mỗi năm Anh thu được từ Hồng Kông trên 20 tỷ USD. Với lợi ích kinh tế lớn như vậy, đối với Anh việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc rõ ràng là việc làm "cực chẳng đã". Bởi vậy quá trình đàm phán chuyển giao chủ quyền Hồng Kông từ năm 1984 đến nay giữa hai bên diễn ra rất gay go, có lúc khá căng thẳng. Hai bên từng nhiều lần lên tiếng phê phán đả kích lẫn nhau gay gắt.
Về chính trị, từ năm 1994 đến nay, Anh tranh thủ tiến hành cải cách chính trị ở Hồng Kông, ban hành các đạo luật dân chủ, nhân quyền, bầu cử quốc hội mới... nhằm bảo vệ, duy trì lợi ích tối đa của Anh ở Hồng Kông sau tháng 7/1997. Sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ giải tán quốc hội Hồng Kông và đơn phương thành lập quốc hội lâm thời vào ngày 24/3/1996, thống đốc Hồng Kông Chris Patten đã tuyên bố "đó là ngày đen tối nhất của Hồng Kông". Báo chí Hồng Kông đưa tin và bình luận nhiều về việc Chu Nam - thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Tổng giám đốc Tân Hoa Xã tại Hồng Kông và Thống đốc Hồng Kông Chris Patten không bắt tay nhau trong cuộc tiếp xúc lễ tân sau sự kiện đó.
Về kinh tế : Anh sử dụng biện pháp "tiêu tiền trước của Trung Quốc", bất chấp sự phản đối của Trung Quốc đã đơn phương huy động vốn dự trữ của Hồng Kông vào việc xây dựng sân bay mới ở đảo Lantau. Anh cũng là nước đầu tư nhiều nhất vào Hồng Kông (29 tỉ USD) và tiếp tục thuê một số căn cứ quân sự ở Hồng Kông với những tính toán lâu dài.
Với Mỹ : Tiếp theo Anh, Mỹ là nước có nhiều lợi ích kinh tế, chính trị quân sự tại Hồng Kông. Tính đến cuối năm 1996, Mỹ đã đầu tư vào Hồng Kông 13,8 tỉ USD, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng trong dự án xây dựng sân bay mới ở Hồng Kông. Với hơn 3 vạn người Mỹ đang làm việc tại Hồng Kông, lợi ích kinh tế của Mỹ ở Hồng Kông trước và sau tháng 7/1997 rất lớn. Mặt khác, do Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành bạn hàng xuất siêu nhiều nhất vào thị trường Mỹ trong đó có nhiều hàng hoá Trung Quốc thông qua Hồng Kông xâm nhập vào Mỹ. Bởi vậy sau năm 1997 chắc chắn Mỹ sẽ càng hạn chế hàng xuất khẩu nhất là hàng dệt của Trung Quốc lâu nay vẫn xuất khẩu sang Mỹ qua đường Hồng Kông. Riêng đối với Hồng Kông, có nhiều khả năng Mỹ sẽ không cho Hồng Kông được hưởng ưu đãi mậu dịch như thời kỳ trước tháng 7/1997.
Về chính trị, Mỹ luôn đứng sau ủng hộ Anh trong các vấn đề lớn về chính trị xã hội ở Hồng Kông. Nhiều học giả quốc tế cho rằng, sau năm 1997, nếu Mỹ thấy tình hình chính trị Hồng Kông phát triển có lợi cho Trung Quốc, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông và Trung Quốc theo dạng "hai chế độ"; ngược lại nếu tình hình phát triển có lợi cho Hồng Kông, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông và Trung Quốc theo dạng "một quốc gia" để áp đặt giá trị dân chủ của Mỹ vào Trung Quốc. Đồng thời Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh Anh, Nhật, Đài Loan... thông qua Hồng Kông tiến hành "diễn biến hoà bình" đối với Trung Quốc.
Với ưu thế nước lớn, Mỹ đã thoả thuận với Trung Quốc về việc Mỹ tiếp tục thuê bao một số cầu cảng quân sự ở Hồng Kông sau năm 1997 (Hồng Kông có 35 cầu cảng quân sự, Trung Quốc chỉ thu hồi 21 chiếc, số còn lại cho Anh và Mỹ thuê bao). Đáng chú ý là Mỹ và Trung Quốc đã thoả thuận về việc hạm đội 7 của Mỹ sau năm 1997 vẫn tự do ra vào cảng Hồng Kông.
Với Nhật : Tuy là cường quốc kinh tế thế giới, nhưng sau năm 1997, đối mặt với sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Nhật Bản đang điều chỉnh lại chiến lược phát triển để vừa giữ được thế thượng phong về kinh tế trong khu vực Châu A' - Thái Bình Dương vừa nhanh chóng nâng cao sức mạnh chính trị để tìm kiếm một vị trí lãnh đạo tương xứng với Mỹ và Trung Quốc.
Nhật là nước có lợi ích kinh tế rất lớn ở Hồng Kông. Tính đến cuối 1996 Nhật đã đầu tư vào Hồng Kông hơn 15 tỉ USD và đóng góp nhiều nhất vào chương trình xây dựng sân bay mới ở Hồng Kông và 10 dự án liên quan (Nhật đóng góp 25% vốn, Anh 23%, Trung Quốc 7%, Mỹ 2%).
Tuy vậy, kể từ khi quan hệ Trung - Nhật xấu đi sau sự kiện tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) và hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ được nâng cấp, dư luận Trung Quốc phê phán Nhật ngày càng nhiều. Số liệu điều tra của Uỷ ban cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc cho thấy: quốc gia mà nhân dân Trung Quốc căm ghét nhất là Nhật (47% người được hỏi ý kiến), thứ hai là Mỹ (37,3%) (3). Chính vì vậy, Nhật là nước duy nhất mà Trung Quốc nêu điều kiện đối đẳng nếu Nhật muốn duy trì Tổng lãnh sự quán và các cơ quan đại diện khác tại Hồng Kông sau tháng 7/1997 (4) .
Hiện nay Nhật đang đàm phán mặc cả với Trung Quốc về vấn đề này. Nếu không được, Nhật chắc chắn sẽ cắt giảm các ưu đãi mậu dịch thuế quan mà Nhật giành cho Hồng Kông trước tháng 7/1997.
Các nước và khu vực khác : Hơn 70 nước và khu vực có cơ quan Lãnh sự và cơ quan đại diện khác tại Hồng Kông đều có lợi ích kinh tế thiết thực qua việc đầu tư, buôn bán với Hồng Kông nhất là các nước trong khu vực Châu A' - Thái Bình Dương (U'c và Hàn Quốc đều có hơn 400 công ty tại Hồng Kông, Â'n Độ, Philippine, Indonesia, Thái Lan đều có trên 10.000 công nhân lao động tại Hồng Kông...). Những nước này hiện đã đàm phán và thoả thuận với Trung Quốc về việc tiếp tục duy trì cơ quan đại diện của họ ở Hồng Kông sau tháng 7/1997. Cùng với tiến trình liên kết kinh tế tiểu khu vực và khu vực, các nước vừa và nhỏ đang theo sát diễn biến tình hình Hồng Kông trước và sau khi quy thuộc Trung Quốc cũng như sự cạnh tranh giữa các nước lớn để thâm nhập hơn nữa vào thị trường Hồng Kông, lợi dụng cọ sát kinh tế giữa các trung tâm kinh tế để mưu cầu lợi ích đầu tư và buôn bán có lợi cho họ.
Những nước không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nhưng có quan hệ ngoại giao với Đài Loan hiện đang gặp khó khăn lớn trong việc duy trì cơ quan đại diện của họ ở Hồng Kông sau tháng 7/1997. "Luật cơ bản về khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông" của Trung Quốc đã quy định rõ "những nước chưa được CHND Trung Hoa thừa nhận, chỉ được phép lập cơ quan phi chính phủ tại Hồng Kông"(5). Đây là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc trong việc gây sức ép chính trị với những nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Điển hình là sự kiện Nam Phi tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, công nhận CHND Trung Hoa cuối năm 1996 để đổi lấy việc lập Văn phòng lãnh sự và đại diện kinh tế tại Hồng Kông. Tuy vậy để tỏ thái độ về sự "chậm trễ" của Nam Phi, Trung Quốc vẫn không mời Tổng lãnh sự Nam Phi tại Hồng Kông tham dự buổi lễ trao trả chủ quyền Hồng Kông đêm 30/6/1997. Hiện nay vẫn còn 13 nước châu Phi và Mỹ La Tinh duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và lẽ đương nhiên các cơ quan đại diện chính thức của họ tại Hồng Kông sẽ phải chuyển thành cơ quan phi chính phủ, thậm chí có thể bị Trung Quốc buộc rút bỏ hoặc cắt giảm biên chế nhân sự cũng như các ưu đãi về miễn trừ ngoại giao.
Gánh chịu tác động lớn nhất xung quanh vấn đề trao trả chủ quyền Hồng Kông là Đài Loan. Không gian ngoại giao của Đài Loan đã bị thu hẹp sau sự kiện Nam Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nguy cơ này hiện vẫn tồn tại trước các chiến dịch tấn công ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Mặt khác, sự tồn tại của cơ quan đại diện cũng như quyền lợi kinh tế của Đài Loan ở Hồng Kông sau năm 1997 hoàn toàn do Trung Quốc quyết định. Sau khi Trung Quốc thu hồi Hồng Kông, sức ép chính trị của Trung Quốc đối với Đài Loan xung quanh việc thống nhất đất nước theo công thức "một quốc gia hai chế độ" sẽ ngày càng tăng.
Hồng Kông - hòn đảo nhỏ với diện tích chỉ hơn 1000km2 (gấp đôi Singapore) nhưng trong mấy năm cuối thập kỷ 90 đã và đang sản sinh ra nhiều tác động lớn đối với các nước và khu vực liên quan xung quanh sự kiện chuyển giao chủ quyền giữa hai nước lớn Trung Quốc và Anh. Những tác động trình bày trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng đang trôi. Sau năm 1997, những tác động có tính chất hậu di chứng sẽ còn tiếp tục sản sinh. Hiện nay, điều quan tâm nhất của dư luận quốc tế và khu vực là trong 50 năm tới (1997 - 2047) liệu Trung Quốc có tôn trọng duy trì chế độ chính trị xã hội Hồng Kông không thay đổi như họ từng long trọng cam kết trong tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984 hay không ?.
Tác giả: Chu Công Phùng.