Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Đám cưới người Tày ở khu vực miền núi phía bắc mà điển hình là Cao Bằng, Bắc Kạn có rất nhiều món ăn khá đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, và tâm linh của cư dân bản địa ví như: canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi… biểu trưng cho âm dương và một món nữa không thể thiếu trong cỗ cưới của đồng bào người Tày đó chính là xôi.
Xôi được chia thành hai loại chính theo màu gồm xôi đơn sắc và đa sắc. Xôi đơn sắc là xôi chỉ có một màu như: xôi đen, xôi đỏ, xôi trắng, xôi hồng… còn xôi đa sắc là xôi có nhiều màu sắc khác nhau trộn lại trong một chõ đồ. Làm xôi trong đám cưới người Tày cũng không ít công phu, ngoài việc chọn gạo nếp nương mới, thơm và dẻo, người ta còn phải cất công vào tận rừng sâu kiếm tìm các loại lá cây để tạo màu cho xôi. Mỗi một màu là một loại lá, lá được hái rồi đem chế biến thành nước màu, nước ấy được đồng bào đem ngâm gạo từ tối hôm trước cho đến sáng hôm sau đợi ngấm màu rồi bỏ vào chõ được làm bằng thân gỗ hương để đồ.
Tuy nhiên, không phải đám cướinào cũng có xôi đa sắc bởi xôi đơn sắc hay đa sắc phản ánh sự trong trắng của cô dâu trước ngày về nhà chồng, và cũng chính vì vậy làm loại xôi nào còn tùy thuộc vào từng tiệc cưới.
Trước khi được đem lên mâm cỗ, xôi được bày trang trọng trên bàn thờ với thủ lợn, con gà rồi thầy cúng đọc bài khấn trình với gia tiên, liệt tổ liệt tông cùng các linh hồn trong họ tộc mời đến chứng giám cho ngày vui con trẻ. Sau bài khấn, sau khi hết một tuần hương, xôi mới lấy trong chõ ra, được những đôi bàn tay sơn nữ khéo léo gói lại bằng lá dong rừng và đặt lên các mâm cỗ.
Người đến dự tiệc dùng đũa hay lá bẻ từng góc xôi cho vào bát mình. Và có lẽ trong đám cưới người Tàythì xôi là món ăn được ưa chuộng hơn cả.
Đám cưới của đồng bào người Tày, xôi đa sắc chỉ được làm trong những cỗ cưới khi cô dâu đã trót có mang. Đó là một nét văn hóa độc đáo. Chính bởi vậy khi đem xôi trình tổ tiên ngoài việc xin được chứng giám cho niềm vui lứa đôi, xin được đón nhận thành viên mới, hay xin được phù hộ ăn nên làm ra, hạnh phúc trăm năm còn là báo cáo với tổ tiên về đức hạnh của cô dâu. Và nếu cô dâu có lỡ trót thì khấn xin tổ tiên lượng thứ, khoan dung và cũng là để tạ lỗi.
Thường khi xôi được ăn kèm với thịt nấu đông, thịt lợn quay hay khau nhục. Vị ngọt thơm cùng cảm giác ngầy ngậy rất bùi luôn làm người ta thích thú. Sau khi tan tiệc, xôi lại được gia chủ đem chia cho họ hàng nội ngoại, bạn bè thân hữu đã đường xa lặn lội đến chúc mừng niềm vui với gia đình.
Chính vì vậy xôi là một món ăn độc đáo của người Tày, nó mang cả những giá trị vật chất vàtâm linh, mang niềm vui và sự san sẻ. Là một phần của lễ nghi trong đám cưới của cộng đồngngười Tày, là biểu tượng của lòng nhân ái khoan dung và thương mến.
(Theo: queviet)

Xôi được chia thành hai loại chính theo màu gồm xôi đơn sắc và đa sắc. Xôi đơn sắc là xôi chỉ có một màu như: xôi đen, xôi đỏ, xôi trắng, xôi hồng… còn xôi đa sắc là xôi có nhiều màu sắc khác nhau trộn lại trong một chõ đồ. Làm xôi trong đám cưới người Tày cũng không ít công phu, ngoài việc chọn gạo nếp nương mới, thơm và dẻo, người ta còn phải cất công vào tận rừng sâu kiếm tìm các loại lá cây để tạo màu cho xôi. Mỗi một màu là một loại lá, lá được hái rồi đem chế biến thành nước màu, nước ấy được đồng bào đem ngâm gạo từ tối hôm trước cho đến sáng hôm sau đợi ngấm màu rồi bỏ vào chõ được làm bằng thân gỗ hương để đồ.
Tuy nhiên, không phải đám cướinào cũng có xôi đa sắc bởi xôi đơn sắc hay đa sắc phản ánh sự trong trắng của cô dâu trước ngày về nhà chồng, và cũng chính vì vậy làm loại xôi nào còn tùy thuộc vào từng tiệc cưới.
Trước khi được đem lên mâm cỗ, xôi được bày trang trọng trên bàn thờ với thủ lợn, con gà rồi thầy cúng đọc bài khấn trình với gia tiên, liệt tổ liệt tông cùng các linh hồn trong họ tộc mời đến chứng giám cho ngày vui con trẻ. Sau bài khấn, sau khi hết một tuần hương, xôi mới lấy trong chõ ra, được những đôi bàn tay sơn nữ khéo léo gói lại bằng lá dong rừng và đặt lên các mâm cỗ.
Người đến dự tiệc dùng đũa hay lá bẻ từng góc xôi cho vào bát mình. Và có lẽ trong đám cưới người Tàythì xôi là món ăn được ưa chuộng hơn cả.
Đám cưới của đồng bào người Tày, xôi đa sắc chỉ được làm trong những cỗ cưới khi cô dâu đã trót có mang. Đó là một nét văn hóa độc đáo. Chính bởi vậy khi đem xôi trình tổ tiên ngoài việc xin được chứng giám cho niềm vui lứa đôi, xin được đón nhận thành viên mới, hay xin được phù hộ ăn nên làm ra, hạnh phúc trăm năm còn là báo cáo với tổ tiên về đức hạnh của cô dâu. Và nếu cô dâu có lỡ trót thì khấn xin tổ tiên lượng thứ, khoan dung và cũng là để tạ lỗi.
Thường khi xôi được ăn kèm với thịt nấu đông, thịt lợn quay hay khau nhục. Vị ngọt thơm cùng cảm giác ngầy ngậy rất bùi luôn làm người ta thích thú. Sau khi tan tiệc, xôi lại được gia chủ đem chia cho họ hàng nội ngoại, bạn bè thân hữu đã đường xa lặn lội đến chúc mừng niềm vui với gia đình.
Chính vì vậy xôi là một món ăn độc đáo của người Tày, nó mang cả những giá trị vật chất vàtâm linh, mang niềm vui và sự san sẻ. Là một phần của lễ nghi trong đám cưới của cộng đồngngười Tày, là biểu tượng của lòng nhân ái khoan dung và thương mến.
(Theo: queviet)