Thảo luận Xoay quanh hội nghị thượng đỉnh liên Triều, thế giới nói gì?

uocmo_kchodoi

Moderator
TRUNG QUỐC NÓI GÌ?
Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay nhau tại đường ranh giới quân sự chia rẽ hai miền được Trung Quốc ca ngợi là "giây phút lịch sử", và hoan nghênh việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh của hai miền.

hoaxuanoanh.jpg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: EPA/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết "Trung Quốc hoan nghênh bước tiến lịch sử của lãnh đạo hai miền Triều Tiên và đánh giá cao quyết định chính trị và sự dũng cảm của họ".

Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Trung Quốc mong chờ và hy vọng lãnh đạo hai miền Triều Tiêu tận dụng cơ hội này để mở ra con đường mới nhằm đem lại sự ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Tại sao lại được gọi là giây phút lịch sử?

11 năm sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều gần nhất, lãnh đạo hai miền Triều Tiên mới lại tiến hành cuộc gặp ở cấp cao nhất để thảo luận về những vấn đề còn tồn đọng với niềm hy vọng mới về một nền hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

"Khi bước chân đến đây, tôi nghĩ, đến nơi đây có gì mà khó vậy? Vạch phân giới có cao lắm đâu mà cản trở bước chân, vậy mà chúng ta cũng phải mất đến 11 năm mới đến được đây". Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chia sẻ cảm nhận như vậy sau khi bước qua đường ranh giới quân sự để sang lãnh thổ Hàn Quốc và có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Moon Jae-in.

Được biết, trước khi bắt đầu phiên họp chiều 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cùng nhau trồng cây thông, tại đường phân giới quân sự ở làng đình chiến Panmunjom, sự kiện tượng trưng cho mong muốn hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên của cả hai bên.

Phía dưới cây là tấm bảng ghi dòng chữ: "Chúng tôi muốn hòa bình và thịnh vượng" và được hai nhà lãnh đạo cùng ký tên.

TTXVN/Báo Tin tức​
 
THÁI ĐỘ CỦA NGA VÀ NHẬT BẢN
Không chỉ Trung Quốc, mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới đã giành những lời khen ngợi cho cuộc gặp mặt cấp cao giữa lãnh đạo hai miền Nam, Bắc Triều Tiên.

Nga và Nhật Bản đều cho rằng đây là một tin tức rất tích cực, và cuộc đối thoại trực tiếp về bán đảo Triều Tiên là rất khả quan.

mga.jpg

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết đây là tin rất tích cực và các nước chứng kiến rằng cuộc đối thoại trực tiếp này đã diễn ra và mang lại những triển vọng tích cực.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng hoan nghênh kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và cam kết của hai nhà lãnh đạo nhằm đạt được một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân. Bên cạnh đó, Thủ tướng Abe còn bày tỏ hy vọng Triều Tiên có những hành động cụ thể hướng tới việc thực hiện những cam kết của nước này.

Theo nhà lãnh đạo Nhật Bản, Tokyo luôn duy trì liên lạc mật thiết với Washington, Seoul về vấn vấn đề Triều Tiên cũng như "tuyệt đối không" đứng ngoài tiến trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên tuyên bố sẽ theo đuổi các cuộc gặp ba bên với Mỹ và những cuộc gặp này cũng có thể bao gồm cả Trung Quốc.

Được biết, trước đó, Nga, Trung Quốc đều bày tỏ quan điểm ủng hộ các cuộc đối thoại sắp tới của Hàn Quốc xoay quanh các vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên.

Theo Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc Chung Eui Yong, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tìm kiếm sự ủng hộ không chỉ của các nước liên quan mà còn của cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đảm bảo các cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Triều và Mỹ-Triều sẽ là cơ hội quan trọng đối với hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.

Ông Chung Eui-yong đã tới Bắc Kinh và Moskva ngay sau khi tới Mỹ nhằm chuyển trực tiếp đề nghị của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên. Tổng thống Trump cho biết sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên vào tháng 5. Ngoài ra, Hàn Quốc và Triều Tiên cũng dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào cuối tháng 4 tới.

Tại Bắc Kinh, ông Chung Eui-yong đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Seoul nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Tại Moskva, dù không gặp được Tổng thống Nga Vladimir Putin do Nga sắp tổ chức bầu cử Tổng thống, song ông Chung Eui-yong đã nhận được sự hoan nghênh và cam kết ủng hộ của Tổng thống Putin thông qua các trợ lý thân cận của nhà lãnh đạo này trong đó có Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và trợ lý các vấn đề quốc tế của Tổng thống Nga Yuri Ushakov.

Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top