Stepsschool123
New member
- Xu
- 0
Xem TV nhiều có thể khiến trẻ chậm nói
Trẻ từ 0-6 tuổi đang hình thành và phát triển ngôn ngữ, việc tiếp xúc quá nhiều với TV và các thiết bị điện tử một cách thiếu khoa học có thể cản trở quá trình học nói, giao tiếp và tích luỹ vốn từ vựng của trẻ gây nên hiện tượng chậm nói.
Trẻ học được gì qua các chương trình TV?
Hiện nay trên TV có rất nhiều chương trình dành riêng cho trẻ em như: Hoạt Hình, Dạy Tiếng Anh, Âm Nhạc, Kỹ Năng Sống, Khoa Học, Tạp Kĩ,…vv. Mỗi chương trình mang lại cho trẻ rất nhiều kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tuy nhiên, không phải theo cứ dõi nhiều giờ các chương trình trên TV là tốt, cần đặt giới hạn về thời gian sử dụng TV.
Tác hại khi trẻ xem TV nhiều
Chậm nói khi xem TV nhiều
Trẻ cần các hoạt động tương tác, giáo dục về ngôn ngữ thường xuyên, đúng cách để củng cố khả năng ngôn ngữ của mình. Việc cho trẻ xem TV quá nhiều làm mất đi các cơ hội tương tác, rèn luyện ngôn ngữ thực tế, về lâu dài sẽ khiến trẻ giảm khả năng ngôn ngữ. Trong giai đoạn tập nói của trẻ, việc thiếu rèn luyện, phát âm dễ dẫn đến việc trẻ chậm nói.
Các chương trình TV không cung cấp các kiến thức và từ ngữ về cuộc sống hàng ngày cho trẻ
Các chương trình này thường sử dụng ngôn ngữ chung phổ quát cao hoặc mang tính chất thuật ngữ mà lứa tuổi mầm non chưa đủ năng lực để hiểu. Tốc độ nói và tình huống giao tiếp ít gần gũi, đôi khi không thực tế (VD: tình huống trong các phim hoạt hình, phim siêu anh hùng,…). Do đó, trẻ không thể học được nhiều từ ngữ cuộc sống qua các chương trình này.
Các chương trình TV có nhiều hình ảnh, âm thanh thu hút khiến trẻ ít quan tâm đến tương tác xã hội hơn
Có từ vựng nhiều là chưa đủ, trẻ cần phải luyện tập, nói chuyện và tương tác với mọi người xung quanh đều đặn để khắc sâu các kiến thức này vào trí não. Việc cho trẻ tiếp xúc với TV nhiều khiến trẻ “nghiện” xem TV, bởi chúng bị kích thích bởi các yếu tố âm thanh, màu sắc, vui nhộn của TV mà ít quan tâm hơn đến các hoạt động khác.
Xem TV nhiều khiến trẻ giảm khả năng tập trung chú ý
Một số nghiên cứu cho thấy các chương trình TV có với tốc độ âm thanh quá nhanh với trẻ, hình ảnh chuyển biến liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến sự chú ý của trẻ, gây tác động đến hệ thần kinh phản xạ non yếu của trẻ và làm mất dần khả năng tập trung chú ý.
Trên đây là các tác hại thường thấy nhất khi cho trẻ xem TV không kiểm soát, hướng dẫn. Cả 3 nguyên nhân trên trực tiếp ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, gây ra tình trạng chậm nói và nói không lưu loát của trẻ. Cha mẹ cần vô cùng cẩn thận khi cho con tiếp xúc quá sớm với các chương trình thiếu nhi trên TV.
Trẻ từ 0-6 tuổi đang hình thành và phát triển ngôn ngữ, việc tiếp xúc quá nhiều với TV và các thiết bị điện tử một cách thiếu khoa học có thể cản trở quá trình học nói, giao tiếp và tích luỹ vốn từ vựng của trẻ gây nên hiện tượng chậm nói.
Trẻ học được gì qua các chương trình TV?
Hiện nay trên TV có rất nhiều chương trình dành riêng cho trẻ em như: Hoạt Hình, Dạy Tiếng Anh, Âm Nhạc, Kỹ Năng Sống, Khoa Học, Tạp Kĩ,…vv. Mỗi chương trình mang lại cho trẻ rất nhiều kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tuy nhiên, không phải theo cứ dõi nhiều giờ các chương trình trên TV là tốt, cần đặt giới hạn về thời gian sử dụng TV.
Tác hại khi trẻ xem TV nhiều
Dễ bị béo phì
Giảm khả năng tập trung, chú ý
Các tật về mắt
Tăng khả năng cư xử hung hăng, bạo lực
Giảm tương tác với bên ngoài
Chậm nói
Chậm nói khi xem TV nhiều
Trẻ cần các hoạt động tương tác, giáo dục về ngôn ngữ thường xuyên, đúng cách để củng cố khả năng ngôn ngữ của mình. Việc cho trẻ xem TV quá nhiều làm mất đi các cơ hội tương tác, rèn luyện ngôn ngữ thực tế, về lâu dài sẽ khiến trẻ giảm khả năng ngôn ngữ. Trong giai đoạn tập nói của trẻ, việc thiếu rèn luyện, phát âm dễ dẫn đến việc trẻ chậm nói.
Các chương trình TV không cung cấp các kiến thức và từ ngữ về cuộc sống hàng ngày cho trẻ
Các chương trình này thường sử dụng ngôn ngữ chung phổ quát cao hoặc mang tính chất thuật ngữ mà lứa tuổi mầm non chưa đủ năng lực để hiểu. Tốc độ nói và tình huống giao tiếp ít gần gũi, đôi khi không thực tế (VD: tình huống trong các phim hoạt hình, phim siêu anh hùng,…). Do đó, trẻ không thể học được nhiều từ ngữ cuộc sống qua các chương trình này.
Các chương trình TV có nhiều hình ảnh, âm thanh thu hút khiến trẻ ít quan tâm đến tương tác xã hội hơn
Có từ vựng nhiều là chưa đủ, trẻ cần phải luyện tập, nói chuyện và tương tác với mọi người xung quanh đều đặn để khắc sâu các kiến thức này vào trí não. Việc cho trẻ tiếp xúc với TV nhiều khiến trẻ “nghiện” xem TV, bởi chúng bị kích thích bởi các yếu tố âm thanh, màu sắc, vui nhộn của TV mà ít quan tâm hơn đến các hoạt động khác.
Xem TV nhiều khiến trẻ giảm khả năng tập trung chú ý
Một số nghiên cứu cho thấy các chương trình TV có với tốc độ âm thanh quá nhanh với trẻ, hình ảnh chuyển biến liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến sự chú ý của trẻ, gây tác động đến hệ thần kinh phản xạ non yếu của trẻ và làm mất dần khả năng tập trung chú ý.
Trên đây là các tác hại thường thấy nhất khi cho trẻ xem TV không kiểm soát, hướng dẫn. Cả 3 nguyên nhân trên trực tiếp ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, gây ra tình trạng chậm nói và nói không lưu loát của trẻ. Cha mẹ cần vô cùng cẩn thận khi cho con tiếp xúc quá sớm với các chương trình thiếu nhi trên TV.