Địa bàn hoạt động :
Rộng lơn Từ Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh Vàm Cỏ từ Biển Đông lên tới biên giới nước Cao Miên
. Diễn Biến Cuộc Khởi Nghĩa.
Ngay sau khi Pháp chiếm thành Gia Định (17-2-1859). Ông đã đưa nghĩa quân xung phong đánh giặc khiến Pháp bị tổn thất
nhiều. Tháng 3-1860, Trương Định chủ động đem quân của mình phối hợp tác chiến với quân đội của Nguyễn Tri Phương.
Phòng tuyến Chí Hòa và Đại đồn (thuộc Gia Định) thất thủ, quân triều đình bỏ chạy tán loạn, ông liền điều động nghĩa quân về
hoạt động ở Gò Công (một nơi khác thuộc Gia Định) quyết tâm chiến đấu lâu dài. Trong thời gian đầu, lợi dụng tình hình
địch còn nhiều khó khăn Trương định đã nhanh chóng phát triển thế lực, chiêu tập binh sĩ, dồn lương đúc súng và giành
nhiều thắng lợi. Địa bàn hoạt động được mở rộng ra Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Gia Định, lan rộng ra hai bên
nhánh Vàm Cỏ từ Biển Đông lên tới biên giới nước Cao Miên. Nguyễn Đình Chiểu làm quân sư cho nghĩa quân. Nghĩa quân
còn liên lạc với các toán nghĩa quân khác như Đỗ Trình Thoại, Phan Văn Đạt, Lê Cao Dõng, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Trung
Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương,.... Quan lại triều đình một số có tinh thần yêu nước cũng tìm đến nương tựa
nghĩa quân. Từ đó, cuộc khởi nghĩa của Trương Định ngày càng thêm mạnh. Trong năm 1862,phong trào dâng cao khắp nơi,
gần như “ tổng khởi nghĩa”. Cuộc tổng khởi nghĩa lan tràn khắp miền nam, lôi cuốn tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia.
Phần lớn các huyện và thị trấn thuộc hai tỉnh Gia Định và Định Tường. Địch chỉ còn giữ mấy tỉnh thành và một số ít đồn bị cô
lập nên rất hoang man lo sợ. Ngược lại, dân tâm sĩ khí lên rất cao. Giữa lúc ấy, triều đình vội ký hòa ước ngày 5-6-1862,cắt
đứt 3 tỉnh miền Đông dâng cho giặc. Triều đình hạ lệnh bắt Trương Định bãi binh và 2 lần hạ lệnh điều động chủ tướng đi
nhận chức lãnh binh ở An Giang, Phú Yên, giặc Pháp nhiều lần đưa thư dụ ông ra hàng. Được sự ủng hộ của quần chúng
yêu nước, Trương Định đã sát cánh chiến đấu cùng nghĩa quân. Ngọn cờ “Bình Tây Đại Nguyên Soái” với khẩu hiệu “Phan-
Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” Làm tăng thêm niềm tin của nhân dân và làm bọn cướp nước và bán nước khiếp sợ.
Nghĩa quân đào hào, chặn sông, đắp chướng ngại vật trên đường hành quân của địch, Các lò rèn hoạt động suốt ngày đêm,
nghĩa quân phát triển nhanh, Trương Định còn liên kết với một số nhà buôn Hoa Kiều để mua bán súng đạn. Căn cứ giao
loan ở miền trung được xây dựng để tổ chức đúc súng. Sau khi nhận thêm viện binh, Pháp mở cuộc tấn công lớn vào căn
cứ Tân Hòa. Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 25- 2- 1863, kéo dài 3 ngày liền. Tuy nghĩa quân đã chiến đấu rất anh dũng
nhưng sau khi hai kiện tướng Đặng Kim Chung và Lưu Bảo Đường bị trúng đạn chết, họ phải rút khỏi căn cứ để bảo toàn
lực lượng.Trương Định cho quân rút về căn cứ mới ở Phước Lộc, kiểm soát các tỉnh Biên Hòa ,Thủ Dầu Một, Tây Ninh,
Đồng Tháp Mười và các vùng bưng giữa đường Sài Gòn-Trảng Bàng, Vàm Cỏ Đông. Dù mất căn cứ Gò Công, Trương Định
vẫn không ngừng hoạt động khắp mọi nơi, ngay cả ở ngoại ô Sài Gòn, nghĩa quân thường lọt vào trong thành phố bị tạm
chiếm để dán bố cáo của bình tây đại nguyên soái kêu gọi chống pháp. Ngày 25- 9- 1863, Pháp mở cuộc tấn công nghĩa
quân ở Lý Nhân. Nghĩa quân vừa chống địch vừa dời về Tân Phước nơi có địa thế hiểm yếu, ven sông Soài Rạp. Lúc này
dưới quyền Trương Định còn hơn một vạn quân, ông đang ráo riết chuẩn bị đánh úp để thu lại Tân Hòa.Tuy nhiên do Pháp
có tay sai là Huỳnh Công Tấn dẫn đường nên lọt được vào căn cứ.Trương Định cùng các tùy tướng bị vây tại Tân Phước.
Trong cuộc đấu súng quyết liệt vào ngày 20- 8- 1864, Trương Định cùng các tùy tướng đã chiến đấu vô cùng anh dũng. Ông
bị trúng đạn gãy xương sống, không muốn bị giặc bắt ông đã tự sát để giữ gìn khí tiết.