Xác định độ lớn lực cản?

tranduchuytt2

New member
Xu
0
1.Trong thí nghiễm giao thoa sóng trn mặt nước, 2 nguồn AB cách nhau 14,5 cm dđ ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điềm I của AB nhất, cách I là 0,5 cm luôn dđ cực đại. Số điểm dđ cực đại trên đường elip thuộc mặt nước nhận A,B làm tiêu điểm là:
A 18
B 30
C 28
D 14
2. Một con lắc đơn có l=0,249 m, quả cầu nhỏ có m=100g , cho nó dđ tại nơi g=9,8m/s[SUB2]2[/SUB2] , biên đô góc a[SUB]0[/SUB]= 0,07 rad trong môi trường dười tác dụng của lực cản (có đô lớn không đổi) thì nó dđ tắt dần có cùng chu kì khi không có lực cản. pi=3,1416. Biết con lắc đơn chì dao động được x=100(s) thì dừng lại. Xác định đỗ lớn lực cản
A 1,57.10[SUB2]-3[/SUB2] N
B 1,7.10[SUB2]-4[/SUB2] N
C 1,5.10[SUB2]-2[/SUB2] N
D 2.10[SUB2]-4[/SUB2] N
 
Giải câu1.
Trước hết cần tìm\[ \lambda\] dựa vào điểm M:
Điểm M dao động với biên độ cực đại, hai nguồn lại ngược pha => thỏa mãn: \[d_2-d_1 =(2k+1)\lambda/2(1)\]
VÌ M gần trung điểm I của AB nhất và dao động với biên độ cực đại nên M là điểm cực đại thứ nhất ứng với K=0 hoặc bằng -1. Lấy K=0.
Lại có M cách I đoạn MI =0,5cm => d_2-d_1 = AI+MI-(BI-MI)=2MI=1cm
Thay vào (1) giải ra ta được: \[\lambda=2cm\]
Tiếp theo ta tính số cực đại trên AB.
Có nhiều cách tính song có thể dùng cách này(KQ của cách này chỉ áp dụng trong trường hợp 2 nguồn ngược pha):
Tính tỉ số: \[AB/\lambda=7+0,25\] vậy số cực đại trên AB là 2.7=14 điểm.
Số cực đại trên Elip là: 2x14=28 điểm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trước hết cần tính số dao động mà con lắc đơn này dao động được:
\[N=\Delta t/T =\Delta t/2\pi.\sqrt{l/g}=100\]:
Số dao động của con lắc khi có lực cản không đổi xác định theo biểu thức():
\[N= \alpha_0/\Delta \alpha\] với \[\Delta \alpha = 4F_C/K = 4F_C/m.\omega^2\]
\[=>N=\alpha_0.m.\omega^2/4F_C=> F_C=\alpha_0.m.\omega^2/4N\]
 
Nếu hiểu x=100s là tổng thời gian dao động của con lắc thì giải như tôi là đúng. Nếu là: vật chuyển động dược quảng đường là 100cm thì dừng lại thì có cách giải khác một chút, khác ở cách tính số dao động N.
 
Đề đúng đó bạn. e cám ơn thầy em làm ra ma không chắc kết quả.
còn câu ày nữa ạ:
Cho mạch điện có R,L,C mắc nối tiếp. vào thời điểm t u=U[SUB]0[/SUB]/2, u[SUB]c[/SUB]=U[SUB]0C[/SUB]/2. lúc đó thì u trễ pha hay sớm pha hơn i. góc bao nhiêu ?
 
Trả lời:
Ta có góc lệch pha giữa u và i toàn mạch là: \[\varphi = \varphi_u - \varphi_i \]. vì \[ \varphi_u , \varphi_i \] là những hằng số nên \[\varphi \] cũng là hằng số. vậy nó không phụ thuộc thời gian. Nếu ban đầu nó trễ pha với dòng điện thì ở bất cứ thời điểm nào u vẫn trễ pha so với dòng điện một góc như vậy, tương tự nếu ban đầu u nhanh pha so với dòng điện thì ở bất kỳ thời điểm nào nó vẫn nhanh pha một góc như vậy đối với dòng điện đó.
Câu hỏi trên của em nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì phải có đáp án là: Khôg thể xác định được từ những dự kiện trên hoặc đại loại như thế.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top