• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Xã hội Việt Nam vào đầu thời đại đồ sắt đã bắt đầu hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Xã hội Việt Nam vào đầu thời đại đồ sắt đã có những biến đổi quan trọng, đó là việc bắt đầu hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau. Sự kiện này diễn ra như thế nào?

Do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển, nên công cụ lao động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế và thay thế dần công cụ bằng đá. Với việc chế tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc, đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế nước ta bấy giờ.

Sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng được mở rộng dưới thời Hùng Vương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm thừa xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đã tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công cộng của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt, biến thành của riêng cho mình. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển của kinh tế xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng là: xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo.

Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện, nhưng chưa rõ nét và đáng kể. Nhưng từ giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội ngày càng rõ nét hơn. Khai quật khu mộ táng Làng Cả (Việt Trì - Phú Thọ) thuộc văn hóa Đông Sơn, trong số 307 mộ táng thì số mộ của người không có hiện tật tùy táng tới 84,1%. Số mộ có 1 đến 2 hiện vật khoảng 10,1%. Số mộ có từ 11 đến 15 hiện vật khoảng 11,8%. Số mộ có từ 16 hiện vật trở lên chiếm 1%. Trong đó có mộ có hiện vật nhiều nhất là 23. Di tích mộ táng Làng Cả cho chúng ta thấy hiện tượng phân hóa xã hội khá rõ nét, người nghèo chiếm đại đa số trong xã hội.

Tại một khu mộ khác ở Thiệu Dương (Thanh Hóa) có 115 mộ thuộc giai đoạn Đông Sơn thì 2 mộ không có hiện vật chôn theo, 53 mộ chỉ có đồ gốm, 20 mộ có từ 5 đến 20 hiện vật, 4 mộ có trên 20 hiện vật, đặc biệt có một số mộ lên đến 36 hiện vật. Trong số 5 mộ hình thuyền ở Việt Khê (Hải Phòng) có 4 mộ không có hiện vật, 1 mộ có 107 hiện vật trong đó có 37 hiện vật bằng đồng (bao gồm công cụ sản xuất, nhạc khí, đồ dùng quý giá và vũ khí).

Từ sự phân tích các hiện vật trong một số khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu nghèo khác nhau (trong đó người nghèo chiếm đại đa số). Sự phân hóa đó diễn ra từ từ, trải qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn thì sự phân hóa đó ngày càng rõ nét nhưng chưa sâu sắc. Gắn với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau: quý tộc (gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có), nô tì, dân tự do của các công xã nông thôn (là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội và lực lượng sản xuất chủ yếu).

Như vậy, sự phân hóa giai cấp vào đầu thời đại đồ sắt ở Việt Nam là những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành quốc gia và nhà nước thời Hùng Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn đã xuất hiện.

Theo sách Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam*

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top