Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Xã hội nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên trong qúa trình phát triển của lịch sử loài người. Giai đoạn này bắt đầu từ khi loài người xuất hiện cho đến khi nhà nước ra đời, dài hàng triệu năm.
Xã hội nguyên thủy chia làm hai thời kỳ lớn là thời kỳ bầy người nguyên thủy và thời kỳ công xã thị tộc.
I. Bầy người nguyên thủy.
1. Nguồn gốc loài người.
Từ rất sớm, người ta đã muốn tìm hiểu về nguồn gốc của loài người nhưng vì chưa có ánh sáng khoa học dọi vào nên chưa giải thích được một cách đúng đắn.
Đến thế kỷ XIX, nhà sinh vật học người Anh tên là Đác-uyn mới giải quyết được vấn đề đó. Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” (1871), Đác-uyn đã nêu ra rằng loài người bắt nguồn từ một giống vượn hình người gọi là Vượn người. Từ đó đến nay, giới khảo cổ học của nhiều nước đã phát hiện được xương hoá thạch của loài vượn người này ở nhiều nơi trên thế giới như ở Áo, Ấn Độ, Châu Phi…
2. Tác dụng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người.
Nhờ lao động, các bộ phận của vượn người dần dần phát triển, do đó vượn người đã biến thành người. Cụ thể là:
- Trước hết, hai tay ngày càng phát triển. Tay không còn dùng để đi nữa mà dùng để lao động.
- Thứ hai, trong qúa trình lao động, họng và thanh đới ngày càng phát triển. Hơn nữa, trong qúa trình lao động tập thể, họ cần phải truyền tín hiệu cho nhau, do đó tiếng nói đã sinh ra.
- Thứ ba, do lao động bộ óc của vượn ngày càng phát triển.
3. Qúa trình tiến triển của loài người.
Sau khi thoát khỏi giới động vật, trong qúa trình tiến triển, loài người đã trải qua các chặng đường sau đây :
- Người vượn: Đến nay giới khảo cổ học đã phát hiện được xương hóa thạch của người vượn ở nhiều nơi như Giava (Inđônêxia), Trung quốc, Châu Phi. Ở Việt nam, tại hang Thẩm Khuyến, và Thẩm Hai ở Lạng Sơn cũng tìm thấy răng của người vượn. Những xương hóa thạch của những người vượn đã phát hiện được có niên đại từ khoảng 40 vạn năm đến 4 triệu năm.
Người vượn về mặt cơ thể còn giữ lại nhiều dấu vết của vượn.
- Người cổ: Xương hóa thạch của loại người này tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1856 tại hang Nêanđéctan ở Đức. Người Nêanđéctan đã biết cách đập đá lấy lửa, từ đó loài người mới biết ăn thức ăn chín, do đó sinh lý người thay đổi và cơ thể người cũng hoàn thiện hơn một bước. Tuy vậy người cổ vẫn chưa loại bỏ hết dấu vết của vượn. Người Nêanđéctan có niên đại cách đây khoảng 10 vạn năm. Ngoài Đức, người ta còn tìm thấy ở nhiều nơi khác như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Trung Á, Trung quốc v.v…
- Người hiện đại: Đến khỏang 4 vạn năm trước đây, loài người mới hoàn toàn biến thành người hiện đại, còn gọi là người tinh khôn. Xương hoá thạch của người tinh khôn tìm được ở nhiều nơi như Châu Âu, Châu Phi, Trung Á, Trung quốc…,trong đó người Crô-Manhông (Cro-Magnon) tìm thấy ở Pháp năm 1865 được coi là tiêu biểu.
Cùng với sự hình thành người hiện đại, ba chủng tộc vàng, trắng, đen cũng xuất hiện.
4. Đời sống của bầy người nguyên thủy.
Trong qúa trình hình thành loài người, con người đã biết dùng công cụ đá thô sơ để lao động. Về khảo cổ học thời kỳ này gọi là thời kỳ đồ đá cũ.
Họ sống bằng những thức ăn nhặt được trong thiên nhiên. Hình thức kinh tế ấy gọi là kinh tế hái lượm.
Họ sống thành từng đàn trong các hang núi, nhưng chưa có những quy định về tổ chức xã hội, vì vậy những tập thể người ấy được gọi là bầy người nguyên thủy.
Về quan hệ hôn nhân, nhiều người cho rằng lúc đầu chỉ có quan hệ tap giao, về sau thì có sự phân biệt theo lứa tuổi. Tuy vậy có một số người qua việc quan sát đời sống của một số nhóm động vật cấp cao đã phản đối thuyết đó.
II. Công xã thị tộc.
Từ khi người hiện đại xuất hiện thì xã hội loài người cũng bước vào giai đoạn có tổ chức. Cơ sở của tổ chức ấy là cùng chung dòng máu, vì vậy những tổ chức xã hội đầu tiên ấy gọi là những công xã thị tộc.
Công xã thị tộc trải qua hai giai đoạn phát triển: Thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.
1. Thị tộc mẫu hệ
a. Sự phát triển của sức sản xuất.
Đồ đá là loại công cụ đầu tiên của loài người. Trong qúa trình lao động, tuy chậm chạp, nhưng đồ đá cũng được cải tiến. Căn cứ theo đặc điểm chế tác, đồ đá chia làm ba thời kỳ:
Đồ đá cũ.
Đồ đá giữa.
Đồ đá mới.
Đồ đá cũ là đồ đá chưa được gia công, về thời gian của các thời kỳ này ở các nơi trên thế giới không đồng đều, nhưng đại thể là đến khoảng 14.000 năm trước công nguyên thì thời kỳ đồ đá cũ kết thúc.
Đồ đá giữa (từ khoảng 14.000 – 8000 TCN) còn gọi là đồ đá nhỏ. Đặc điểm của loại đồ đá này là có nhiều hình dạng, về cơ bản cũng chưa được gia công.
Trong thời kỳ này, loài người có một số phát minh quan trọng:
- Nuôi chó.
- Cung tên.
- Làm thuyền.
Nhờ vậy, về kinh tế đã qúa độ từ hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.
Thời đại đồ đá mới (8000 – 4000 TCN): đặc điểm đồ đá của thời kỳ này là đồ đá mài.
Trong thời kỳ này, nông nghiệp dùng cuốc, chăn nuôi, thủ công nghiệp đã trở thành những nghề quan trọng.
b. Tổ chức thị tộc mẫu hệ.
Vào thời hậu kỳ đồ đá cũ, công xã thị tộc bắt đầu ra đời. Trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ, vai trò người phụ nữ rất quan trọng, vì vậy khi xã hội thoát khỏi tình trạng bầy người nguyên thủy thì tế bào của xã hội có tổ chức đầu tiên là các thị tộc mẫu hệ.
Hơn nữa, về quan hệ hôn nhân, nhiều người cho rằng, trong thời kỳ này đã tồn tại chế độ quần hôn tức một nhóm nữ thanh niên của thị tộc này kết hôn với một nhóm nam thanh niên của thị tộc kia. Do vậy, con cái sinh ra chỉ biết mẹ mà không biết cha, cho nên phải lấy theo họ mẹ.
Trong thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ, mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt đều là của chung. Do chưa có của riêng nên chưa có giai cấp, mọi người đều bình đẳng.
Tuy người đứng đầu thị tộc là một phụ nữ, nhưng nam nữ đều bình đẳng và đều được tham dự đại hội toàn thị tộc.
Dần dần do số người trong thị tộc tăng lên, thị tộc được chia thành hai ba thị tộc mới. Những thị tộc mới này vẫn giữ quan hệ với nhau và lập thành một tổ chức gọi là bào tộc. Khi các thị tộc mới này qúa đông thì mỗi thị tộc lại trở thành một bào tộc mới. Bào tộc cũ giờ đây trở thành bộ lạc. Do những quyền lợi chung, nhiều bộ lạc gần nhau thường tổ chức thành liên minh bộ lạc.
2. Thị tộc phụ hệ.
a. Sự phát triển của sức sản xuất.
Vào khoảng 4000 TCN, đồ kim loại bắt đầu ra đời.
Thời đại kim loại chia làm hai thời kỳ: đồ đồng và đồ sắt.
Thời kỳ đồ đồng lại chia làm hai thời kỳ nhỏ: Thời kỳ đồng đá (thời kỳ đồng đỏ) và thời kỳ đồng thau. Đồng thau tức là loại đồng pha thiếc, so với đồng đỏ có hai ưu điểm là cứng và độ nóng chảy thấp (700 – 900 độ ).
Thời kỳ đồ sắt ra đời sớm nhất vào khoảng cuối thiên kỷ II TCN ở vùng Tây Á, Ai Cập.
Sự tiến bộ về công cụ sản xuất đã làm cho các ngành nghề càng phát triển.đặc biệt là, trước kia, trong nông nghiệp chỉ mới dùng cuốc nên thích hợp với sức khỏe của phụ nữ, giờ đây chuyễn sang dùng cày do súc vật kéo, việc đó chỉ có đàn ông khỏe mạnh mới đảm nhiệm được. Đồng thời nghề chăn nuôi các đàn gia súc lớn như cừu, bò, ngựa… cũng phát triển. Đây cũng là một công việc đòi hỏi sức khỏe và sự dũng cảm.
b. Sự phân công lao động xã hội.
Đến thời kỳ này, do sự phát triển của các ngành kinh tế, trong xã hội diễn ra ba lần phân công lao động lớn:
- Lần phân công lao động lớn thứ nhất là việc nghề chăn nuôi tách khỏi nghề nông.
- Lần phân công lao động lớn thứ hai là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
- Lần phân công lao động lớn thứ ba là sự ra đời của thương nghiệp.
c. Công xã thị tộc phụ hệ.
Do sự thay đổi trong đới sống kinh tế, giờ đây vai trò của phụ nữ trở thành thứ yếu, trái lại vai trò của đàn ông trong lao động sản xuất trở nên quan trọng nhất. Chính vì thế chế độ mẫu quyền phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.
Đến đây,trong quan hệ hôn nhân cũng có sự thay đổi lớn. Vào cuối thời công xã thị tộc mẫu hệ đã xuất hiện một hình thức hôn nhân gọi là hôn nhân đối ngẫu (hôn nhân từng cặp), trong đó chồng phải đến ở trong thị tộc của vợ. Nay vợ phải sang ở bên nhà chồng và con cái sinh ra được tính theo họ cha. Như vậy các gia đình phụ quyền đã xuất hiện. Nhiều gia đình họp thành gia tộc, nhiều gia tộc họp thành thị tộc. Đứng đầu thị tộc phụ hệ là một tộc trưởng nam giới. Trong thị tộc phụ hệ, mọi sinh hoạt dân chủ vẫn được duy trì, nhưng trong các cuộc họp ấy chỉ có đàn ông được tham gia mà thôi.
Thời kỳ thị tộc phụ hệ là thời kỳ tan rã của công xã nguyên thủy. Trong thời kỳ này đã xuất hiện một số hiện tượng mới sau đây:
- Chế độ của riêng: Do nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, người ta có khả năng sản xuất được nhiều tư liệu hơn so với số tư liệu cần thiết cho đời sống của họ. Vì vậy trong xã hội đã có một số của cải dư thừa. Ngoài ra, các chiến lợi phẩm thu được trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc càng làm tăng thêm số của cải dư thừa ấy. Những của cải dư thừa thường thuộc những người đứng đầu các gia tộc, thị tộc và bộ lạc.
- Nô lệ ra đời: Trước đây, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh hoặc bị giết chết hoặc biến thành thành viên của thị tộc. Giờ đây, do sức lao động của con người có khả năng sản xuất được nhiều hơn so với số tư liệu cần thiết cho đời sống của họ, vì vậy người ta đã biến tù binh thành nô lệ để làm việc cho những người đứng đầu thị tộc bộ lạc. Như vậy, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo và đồng thời có sự phân biệt giữa người tự do và nô lệ.
- Công xã nông thôn xuất hiện: Do sự ra đời của các gia đình cá thể, do sự phát triển của hiện tượng phân hóa giàu nghèo, do sự di cư của những gia đình nghèo khổ, công xã thị tộc được ràng buộc bằng quan hệ máu mủ tan rã. Những gia đình cùng ở trên một khu vực đất đai do nhu cầu phải hợp tác với nhau để chinh phục thiên nhiên đã lập thành những công xã nông thôn.
Công xã nông thôn khác công xã thị tộc ở hai điểm chủ yếu:
+ Cơ sở của công xã nông thôn là khu vực đất đai chứ không phải là dòng máu.
+ Có hai hình thức sở hữu tài sản là sở hữu chung và sở hữu riêng, trong đó đất đai là của chung. Ruộng đất canh tác do công xã định kỳ phân chia cho các gia đình nông dân cày cấy. Ngoài đất đai gồm ruộng đất canh tác, bãi cỏ, rừng núi ao hồ ra, những tài sản còn lại như vườn tược nhà cửa, thu hoạch trên các phần đất được chia v.v… đều thuộc quyền sở hữu riêng của nông dân công xã.
Như vậy, công xã nông thôn là công xã cuối cùng của xã hội nguyên thủy, là thời kỳ qúa đo ätừ che áđộ công hữu sang chế độ tư hữu, đồng thời là hình thức qúa độ từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
-Chế độ dân chủ quân sự xuất hiện: Đến giai đoạn cuối của xã hội thị tộc, các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc thường xẩy ra. Để chỉ huy các cuộc chiến tranh ấy, các bộ lạc thường cử một người làm thủ lĩnh quân sự. Tuy rằng thủ lĩnh quân sự đã trở thành một nhân vật có nhiều quyền hành, nhưng đồng thời các hình thức sinh hoạt dân chủ như đại hội nhân dân vẫn được duy trì. Do thời kỳ này vừa có thủ lĩnh quân sự vừa duy trì sinh hoạt dân chủ nên chế độ ấy gọi là chế độ dân chủ quân sự.
Chế độ dân chủ quân sự chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ở một số nơi trên thế giới mà thôi. Tuy vậy chế độ dân chủ quân sự cũng là một hình thức qúa độ sang xã hội có nhà nước.
Đến cuối thiên kỷ IV đầu thiên kỷ III TCN, do sự phát triển của hiện tượng phân hóa giai cấp, ở một số nơi như Ai Cập, Tây Á, Aán Độ, Đông Nam Âu, nhà nước đã ra đời. Tại những nơi ấy, xã hội nguyên thủy đến đây đã kết thúc.
III. Văn hóa nguyên thủy.
Trong giai đoạn nguyên thủy, loài người đã tích lũy được một số kiến thức về các mặt như y dược, số học, sinh học… và cũng đạt được một số thành tựu về văn học nghệ thuật, nhưng những thành tựu phong phú nhất là về mặt tôn giáo và nghệ thuật.
1. Tôn giáo.
Biểu hiện của quan niệm tôn giáo của người nguyên thủy gồm các mặt sau đây:
a. Tô tem giáo:
Người nguyên thủy thường có quan niệm rằng người và một loại động vật hay thực vật nào đó vốn có quan hệ họ hàng với nhau, vật đó cùng sinh ra đồng thời với thị tộc. Vật đó được gọi là vật tổ (tô tem). Người mới sinh ra tức là do vật tổ nhập vào thân thể của bà mẹ rồi sinh ra, người chết thì lại biến thành vật tổ. Thị tộc thờ vật tổ nào thì kiêng giết hại hoạc ăn thịt động vật ấy. Về sau có một số động vật người ta chỉ kiêng ăn một bộ phận nào đó như đầu, gan… mà thôi.
b. Thờ linh hồn người chết:
Người nguyên thủy tin rằng con người có linh hồn, do đó sau khi chết, con người sẽ sống ở một thế giới khác. Xuất phát từ quan niệm ấy, người nguyên thủy đã đặt ra nhiều nghi lễ trong việc mai táng, đồng thời còn chôn theo người chết nhiều đồ dùng hàng ngày.
c. Thờ các vật tự nhiên:
Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, người nguyên thủy thờ nhiều thứ như mặt trời, nước, lửa, đá v.v… trong đó đặc biệt nhất là thờ các tảng đá lớn. Ngày nay ở nhiều nơi vẫn còn những tảng đá xếp thành vòng tròn hoặc xếp thành hàng dài. Ví dụ ở Pháp có một bãi đá gồm 2813 tảng đá lớn xếp thành 13 hàng dài, trong đó tảng đá lớn nhất cao 20 m, nặng 300 tấn. Ngoài ra còn có những bàn đá hoặc nhà nhỏ làm bằng đá.
Đến cuối thời nguyên thủy, nội dung và hình thức của tôn giáo càng phức tạp, qủy thần càng nhiều,do đó tầng lớp thầy cúng đã ra đời.
2. Nghệ thuật:
Nghệ thuật thời nguyên thủy được bảøo tồn đến ngày nay gồm những tác phẩm thuộc hai lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Trên váchcác hang đá ở nhiều nơi nay còn giữ lại nhiều bức tranh khá sinh động vẽ các con vật, cảnh săn bắn, cảnh chiến tranh v.v….
Về điêu khắc, đề tài chủ yếu là các động vật và phụ nữ.
Đặc điểm của xã hội công xã nguyên thủy:
1. Quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó sản phẩm làm ra cũng là của chung. Bởi vậy thời kỳ này chưa có giai cấp, chưa có hiện tượng áp bức bóc lột, chưa có nhà nước.
2. Lực lượng sản xuất của thời kỳ này còn rất thấp kém, đời sống của con người hết sức gian khổ, xã hội phát triển rất chậm chạp.
Xã hội nguyên thủy chia làm hai thời kỳ lớn là thời kỳ bầy người nguyên thủy và thời kỳ công xã thị tộc.
I. Bầy người nguyên thủy.
1. Nguồn gốc loài người.
Từ rất sớm, người ta đã muốn tìm hiểu về nguồn gốc của loài người nhưng vì chưa có ánh sáng khoa học dọi vào nên chưa giải thích được một cách đúng đắn.
Đến thế kỷ XIX, nhà sinh vật học người Anh tên là Đác-uyn mới giải quyết được vấn đề đó. Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” (1871), Đác-uyn đã nêu ra rằng loài người bắt nguồn từ một giống vượn hình người gọi là Vượn người. Từ đó đến nay, giới khảo cổ học của nhiều nước đã phát hiện được xương hoá thạch của loài vượn người này ở nhiều nơi trên thế giới như ở Áo, Ấn Độ, Châu Phi…
2. Tác dụng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người.
Nhờ lao động, các bộ phận của vượn người dần dần phát triển, do đó vượn người đã biến thành người. Cụ thể là:
- Trước hết, hai tay ngày càng phát triển. Tay không còn dùng để đi nữa mà dùng để lao động.
- Thứ hai, trong qúa trình lao động, họng và thanh đới ngày càng phát triển. Hơn nữa, trong qúa trình lao động tập thể, họ cần phải truyền tín hiệu cho nhau, do đó tiếng nói đã sinh ra.
- Thứ ba, do lao động bộ óc của vượn ngày càng phát triển.
3. Qúa trình tiến triển của loài người.
Sau khi thoát khỏi giới động vật, trong qúa trình tiến triển, loài người đã trải qua các chặng đường sau đây :
- Người vượn: Đến nay giới khảo cổ học đã phát hiện được xương hóa thạch của người vượn ở nhiều nơi như Giava (Inđônêxia), Trung quốc, Châu Phi. Ở Việt nam, tại hang Thẩm Khuyến, và Thẩm Hai ở Lạng Sơn cũng tìm thấy răng của người vượn. Những xương hóa thạch của những người vượn đã phát hiện được có niên đại từ khoảng 40 vạn năm đến 4 triệu năm.
Người vượn về mặt cơ thể còn giữ lại nhiều dấu vết của vượn.
- Người cổ: Xương hóa thạch của loại người này tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1856 tại hang Nêanđéctan ở Đức. Người Nêanđéctan đã biết cách đập đá lấy lửa, từ đó loài người mới biết ăn thức ăn chín, do đó sinh lý người thay đổi và cơ thể người cũng hoàn thiện hơn một bước. Tuy vậy người cổ vẫn chưa loại bỏ hết dấu vết của vượn. Người Nêanđéctan có niên đại cách đây khoảng 10 vạn năm. Ngoài Đức, người ta còn tìm thấy ở nhiều nơi khác như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Trung Á, Trung quốc v.v…
- Người hiện đại: Đến khỏang 4 vạn năm trước đây, loài người mới hoàn toàn biến thành người hiện đại, còn gọi là người tinh khôn. Xương hoá thạch của người tinh khôn tìm được ở nhiều nơi như Châu Âu, Châu Phi, Trung Á, Trung quốc…,trong đó người Crô-Manhông (Cro-Magnon) tìm thấy ở Pháp năm 1865 được coi là tiêu biểu.
Cùng với sự hình thành người hiện đại, ba chủng tộc vàng, trắng, đen cũng xuất hiện.
4. Đời sống của bầy người nguyên thủy.
Trong qúa trình hình thành loài người, con người đã biết dùng công cụ đá thô sơ để lao động. Về khảo cổ học thời kỳ này gọi là thời kỳ đồ đá cũ.
Họ sống bằng những thức ăn nhặt được trong thiên nhiên. Hình thức kinh tế ấy gọi là kinh tế hái lượm.
Họ sống thành từng đàn trong các hang núi, nhưng chưa có những quy định về tổ chức xã hội, vì vậy những tập thể người ấy được gọi là bầy người nguyên thủy.
Về quan hệ hôn nhân, nhiều người cho rằng lúc đầu chỉ có quan hệ tap giao, về sau thì có sự phân biệt theo lứa tuổi. Tuy vậy có một số người qua việc quan sát đời sống của một số nhóm động vật cấp cao đã phản đối thuyết đó.
II. Công xã thị tộc.
Từ khi người hiện đại xuất hiện thì xã hội loài người cũng bước vào giai đoạn có tổ chức. Cơ sở của tổ chức ấy là cùng chung dòng máu, vì vậy những tổ chức xã hội đầu tiên ấy gọi là những công xã thị tộc.
Công xã thị tộc trải qua hai giai đoạn phát triển: Thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.
1. Thị tộc mẫu hệ
a. Sự phát triển của sức sản xuất.
Đồ đá là loại công cụ đầu tiên của loài người. Trong qúa trình lao động, tuy chậm chạp, nhưng đồ đá cũng được cải tiến. Căn cứ theo đặc điểm chế tác, đồ đá chia làm ba thời kỳ:
Đồ đá cũ.
Đồ đá giữa.
Đồ đá mới.
Đồ đá cũ là đồ đá chưa được gia công, về thời gian của các thời kỳ này ở các nơi trên thế giới không đồng đều, nhưng đại thể là đến khoảng 14.000 năm trước công nguyên thì thời kỳ đồ đá cũ kết thúc.
Đồ đá giữa (từ khoảng 14.000 – 8000 TCN) còn gọi là đồ đá nhỏ. Đặc điểm của loại đồ đá này là có nhiều hình dạng, về cơ bản cũng chưa được gia công.
Trong thời kỳ này, loài người có một số phát minh quan trọng:
- Nuôi chó.
- Cung tên.
- Làm thuyền.
Nhờ vậy, về kinh tế đã qúa độ từ hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.
Thời đại đồ đá mới (8000 – 4000 TCN): đặc điểm đồ đá của thời kỳ này là đồ đá mài.
Trong thời kỳ này, nông nghiệp dùng cuốc, chăn nuôi, thủ công nghiệp đã trở thành những nghề quan trọng.
b. Tổ chức thị tộc mẫu hệ.
Vào thời hậu kỳ đồ đá cũ, công xã thị tộc bắt đầu ra đời. Trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ, vai trò người phụ nữ rất quan trọng, vì vậy khi xã hội thoát khỏi tình trạng bầy người nguyên thủy thì tế bào của xã hội có tổ chức đầu tiên là các thị tộc mẫu hệ.
Hơn nữa, về quan hệ hôn nhân, nhiều người cho rằng, trong thời kỳ này đã tồn tại chế độ quần hôn tức một nhóm nữ thanh niên của thị tộc này kết hôn với một nhóm nam thanh niên của thị tộc kia. Do vậy, con cái sinh ra chỉ biết mẹ mà không biết cha, cho nên phải lấy theo họ mẹ.
Trong thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ, mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt đều là của chung. Do chưa có của riêng nên chưa có giai cấp, mọi người đều bình đẳng.
Tuy người đứng đầu thị tộc là một phụ nữ, nhưng nam nữ đều bình đẳng và đều được tham dự đại hội toàn thị tộc.
Dần dần do số người trong thị tộc tăng lên, thị tộc được chia thành hai ba thị tộc mới. Những thị tộc mới này vẫn giữ quan hệ với nhau và lập thành một tổ chức gọi là bào tộc. Khi các thị tộc mới này qúa đông thì mỗi thị tộc lại trở thành một bào tộc mới. Bào tộc cũ giờ đây trở thành bộ lạc. Do những quyền lợi chung, nhiều bộ lạc gần nhau thường tổ chức thành liên minh bộ lạc.
2. Thị tộc phụ hệ.
a. Sự phát triển của sức sản xuất.
Vào khoảng 4000 TCN, đồ kim loại bắt đầu ra đời.
Thời đại kim loại chia làm hai thời kỳ: đồ đồng và đồ sắt.
Thời kỳ đồ đồng lại chia làm hai thời kỳ nhỏ: Thời kỳ đồng đá (thời kỳ đồng đỏ) và thời kỳ đồng thau. Đồng thau tức là loại đồng pha thiếc, so với đồng đỏ có hai ưu điểm là cứng và độ nóng chảy thấp (700 – 900 độ ).
Thời kỳ đồ sắt ra đời sớm nhất vào khoảng cuối thiên kỷ II TCN ở vùng Tây Á, Ai Cập.
Sự tiến bộ về công cụ sản xuất đã làm cho các ngành nghề càng phát triển.đặc biệt là, trước kia, trong nông nghiệp chỉ mới dùng cuốc nên thích hợp với sức khỏe của phụ nữ, giờ đây chuyễn sang dùng cày do súc vật kéo, việc đó chỉ có đàn ông khỏe mạnh mới đảm nhiệm được. Đồng thời nghề chăn nuôi các đàn gia súc lớn như cừu, bò, ngựa… cũng phát triển. Đây cũng là một công việc đòi hỏi sức khỏe và sự dũng cảm.
b. Sự phân công lao động xã hội.
Đến thời kỳ này, do sự phát triển của các ngành kinh tế, trong xã hội diễn ra ba lần phân công lao động lớn:
- Lần phân công lao động lớn thứ nhất là việc nghề chăn nuôi tách khỏi nghề nông.
- Lần phân công lao động lớn thứ hai là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
- Lần phân công lao động lớn thứ ba là sự ra đời của thương nghiệp.
c. Công xã thị tộc phụ hệ.
Do sự thay đổi trong đới sống kinh tế, giờ đây vai trò của phụ nữ trở thành thứ yếu, trái lại vai trò của đàn ông trong lao động sản xuất trở nên quan trọng nhất. Chính vì thế chế độ mẫu quyền phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.
Đến đây,trong quan hệ hôn nhân cũng có sự thay đổi lớn. Vào cuối thời công xã thị tộc mẫu hệ đã xuất hiện một hình thức hôn nhân gọi là hôn nhân đối ngẫu (hôn nhân từng cặp), trong đó chồng phải đến ở trong thị tộc của vợ. Nay vợ phải sang ở bên nhà chồng và con cái sinh ra được tính theo họ cha. Như vậy các gia đình phụ quyền đã xuất hiện. Nhiều gia đình họp thành gia tộc, nhiều gia tộc họp thành thị tộc. Đứng đầu thị tộc phụ hệ là một tộc trưởng nam giới. Trong thị tộc phụ hệ, mọi sinh hoạt dân chủ vẫn được duy trì, nhưng trong các cuộc họp ấy chỉ có đàn ông được tham gia mà thôi.
Thời kỳ thị tộc phụ hệ là thời kỳ tan rã của công xã nguyên thủy. Trong thời kỳ này đã xuất hiện một số hiện tượng mới sau đây:
- Chế độ của riêng: Do nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, người ta có khả năng sản xuất được nhiều tư liệu hơn so với số tư liệu cần thiết cho đời sống của họ. Vì vậy trong xã hội đã có một số của cải dư thừa. Ngoài ra, các chiến lợi phẩm thu được trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc càng làm tăng thêm số của cải dư thừa ấy. Những của cải dư thừa thường thuộc những người đứng đầu các gia tộc, thị tộc và bộ lạc.
- Nô lệ ra đời: Trước đây, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh hoặc bị giết chết hoặc biến thành thành viên của thị tộc. Giờ đây, do sức lao động của con người có khả năng sản xuất được nhiều hơn so với số tư liệu cần thiết cho đời sống của họ, vì vậy người ta đã biến tù binh thành nô lệ để làm việc cho những người đứng đầu thị tộc bộ lạc. Như vậy, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo và đồng thời có sự phân biệt giữa người tự do và nô lệ.
- Công xã nông thôn xuất hiện: Do sự ra đời của các gia đình cá thể, do sự phát triển của hiện tượng phân hóa giàu nghèo, do sự di cư của những gia đình nghèo khổ, công xã thị tộc được ràng buộc bằng quan hệ máu mủ tan rã. Những gia đình cùng ở trên một khu vực đất đai do nhu cầu phải hợp tác với nhau để chinh phục thiên nhiên đã lập thành những công xã nông thôn.
Công xã nông thôn khác công xã thị tộc ở hai điểm chủ yếu:
+ Cơ sở của công xã nông thôn là khu vực đất đai chứ không phải là dòng máu.
+ Có hai hình thức sở hữu tài sản là sở hữu chung và sở hữu riêng, trong đó đất đai là của chung. Ruộng đất canh tác do công xã định kỳ phân chia cho các gia đình nông dân cày cấy. Ngoài đất đai gồm ruộng đất canh tác, bãi cỏ, rừng núi ao hồ ra, những tài sản còn lại như vườn tược nhà cửa, thu hoạch trên các phần đất được chia v.v… đều thuộc quyền sở hữu riêng của nông dân công xã.
Như vậy, công xã nông thôn là công xã cuối cùng của xã hội nguyên thủy, là thời kỳ qúa đo ätừ che áđộ công hữu sang chế độ tư hữu, đồng thời là hình thức qúa độ từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
-Chế độ dân chủ quân sự xuất hiện: Đến giai đoạn cuối của xã hội thị tộc, các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc thường xẩy ra. Để chỉ huy các cuộc chiến tranh ấy, các bộ lạc thường cử một người làm thủ lĩnh quân sự. Tuy rằng thủ lĩnh quân sự đã trở thành một nhân vật có nhiều quyền hành, nhưng đồng thời các hình thức sinh hoạt dân chủ như đại hội nhân dân vẫn được duy trì. Do thời kỳ này vừa có thủ lĩnh quân sự vừa duy trì sinh hoạt dân chủ nên chế độ ấy gọi là chế độ dân chủ quân sự.
Chế độ dân chủ quân sự chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ở một số nơi trên thế giới mà thôi. Tuy vậy chế độ dân chủ quân sự cũng là một hình thức qúa độ sang xã hội có nhà nước.
Đến cuối thiên kỷ IV đầu thiên kỷ III TCN, do sự phát triển của hiện tượng phân hóa giai cấp, ở một số nơi như Ai Cập, Tây Á, Aán Độ, Đông Nam Âu, nhà nước đã ra đời. Tại những nơi ấy, xã hội nguyên thủy đến đây đã kết thúc.
III. Văn hóa nguyên thủy.
Trong giai đoạn nguyên thủy, loài người đã tích lũy được một số kiến thức về các mặt như y dược, số học, sinh học… và cũng đạt được một số thành tựu về văn học nghệ thuật, nhưng những thành tựu phong phú nhất là về mặt tôn giáo và nghệ thuật.
1. Tôn giáo.
Biểu hiện của quan niệm tôn giáo của người nguyên thủy gồm các mặt sau đây:
a. Tô tem giáo:
Người nguyên thủy thường có quan niệm rằng người và một loại động vật hay thực vật nào đó vốn có quan hệ họ hàng với nhau, vật đó cùng sinh ra đồng thời với thị tộc. Vật đó được gọi là vật tổ (tô tem). Người mới sinh ra tức là do vật tổ nhập vào thân thể của bà mẹ rồi sinh ra, người chết thì lại biến thành vật tổ. Thị tộc thờ vật tổ nào thì kiêng giết hại hoạc ăn thịt động vật ấy. Về sau có một số động vật người ta chỉ kiêng ăn một bộ phận nào đó như đầu, gan… mà thôi.
b. Thờ linh hồn người chết:
Người nguyên thủy tin rằng con người có linh hồn, do đó sau khi chết, con người sẽ sống ở một thế giới khác. Xuất phát từ quan niệm ấy, người nguyên thủy đã đặt ra nhiều nghi lễ trong việc mai táng, đồng thời còn chôn theo người chết nhiều đồ dùng hàng ngày.
c. Thờ các vật tự nhiên:
Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, người nguyên thủy thờ nhiều thứ như mặt trời, nước, lửa, đá v.v… trong đó đặc biệt nhất là thờ các tảng đá lớn. Ngày nay ở nhiều nơi vẫn còn những tảng đá xếp thành vòng tròn hoặc xếp thành hàng dài. Ví dụ ở Pháp có một bãi đá gồm 2813 tảng đá lớn xếp thành 13 hàng dài, trong đó tảng đá lớn nhất cao 20 m, nặng 300 tấn. Ngoài ra còn có những bàn đá hoặc nhà nhỏ làm bằng đá.
Đến cuối thời nguyên thủy, nội dung và hình thức của tôn giáo càng phức tạp, qủy thần càng nhiều,do đó tầng lớp thầy cúng đã ra đời.
2. Nghệ thuật:
Nghệ thuật thời nguyên thủy được bảøo tồn đến ngày nay gồm những tác phẩm thuộc hai lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Trên váchcác hang đá ở nhiều nơi nay còn giữ lại nhiều bức tranh khá sinh động vẽ các con vật, cảnh săn bắn, cảnh chiến tranh v.v….
Về điêu khắc, đề tài chủ yếu là các động vật và phụ nữ.
Đặc điểm của xã hội công xã nguyên thủy:
1. Quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó sản phẩm làm ra cũng là của chung. Bởi vậy thời kỳ này chưa có giai cấp, chưa có hiện tượng áp bức bóc lột, chưa có nhà nước.
2. Lực lượng sản xuất của thời kỳ này còn rất thấp kém, đời sống của con người hết sức gian khổ, xã hội phát triển rất chậm chạp.
Theo Nguyễn Gia Phu
Nguồn: Sách Lịch sử thế giới Cổ Đại
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: