Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Vương quốc Phù Nam
Vương quốc Phù Nam là một quốc gia được cho là tồn tại ở khu vực miền đông Nam bộ Việt Nam do hiện nay gần như không có nhiều tài liệu lịch sử đánh dấu sự hiện diện của nó. Bản đồ Phù Nam và Cham Pa khoảng thế kỷ III Theo thư tịch cổ của Trung Quốc như Tam Quốc Chí (không phải truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung) thì Phù Nam là một quốc gia bao la, trải dài từ Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và nam Việt Nam ngày nay. Theo các chứng tích còn sót lại trên lãnh thổ Việt Nam thì nền văn minh Phù Nam là cùng thời với nền văn hóa Óc Eo (trên khu vực tứ giác Long Xuyên). Các chứng tích khác hiện đã phát hiện được nằm rải rác từ Cát Tiên (Lâm Đồng) tới Tây Ninh, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau. Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng quốc gia này tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 9 và bị thôn tính, chia rẽ bởi các quốc gia xung quanh mới nổi lên như Chân Lạp, Chăm Pa từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷthứ 9 (theo thư tịch cổ Trung Quốc như Trần Đường thư) cũng như do sự lục đục, chia rẽ nội bộ gây nên. Nếu đúng như vậy thì vương quốc Phù Nam có lẽ là một tiểu vương quốc theo Bà la môn giáo nằm trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay và là chư hầu của một đế chế rộng lớn như kiểu nhà Chu với các nước chư hầu ở Trung Quốc. Văn hóa Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và đạo Hindu được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Văn hoá Óc Eo
Văn hóa khảo cổ được đặt tên theo di tích Óc Eo thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Di tích được phát hiện vào năm 1942 và được Malơrê (L. Malleret) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944. Trước đó vào thế kỉ 19, những hiện vật trôi nổi của nền văn hoá này đã được giới nghiên cứu chú ý đến. Qua những cổ vật này, nhiều người đã liên hệ đến Vương quốc Phù Nam được ghi chép trong các thư tịch cổ, trong minh văn trên bi kí, trên các bệ thờ bằng đá. Từ 1977, các nhà khảo cổ Việt Nam đã nghiên cứu, thám sát và khai quật trên 90 di tích, làm rõ được phạm vi phân bố, các loại hình di tích, di vật của nền văn hoá này. Văn hoá Óc Eo (VHOE) phân bố chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Nam Bộ. Các di tích bao gồm: di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên dưới 3 m, các công trình kiến trúc tôn giáo và các khu mộ táng. Hiện vật vô cùng phong phú. Nhóm tượng thờ có tượng Phật, tượng thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng; tượng linh vật có yoni và linga, có hiện vật được làm bằng vàng. Nhóm phù điêu và con dấu khắc trên gốm, đá, thuỷ tinh, kim loại. Nhóm tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng, chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng vàng và vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh, kim loại, nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng đất nung, đá, gỗ. Những phát hiện mới đã làm rõ thêm vai trò của VHOE và cảng thị Óc Eo theo con đường tơ lụa trên biển đối với vùng Đông Nam Á hải đảo và sang tận Địa Trung Hải. Nhiều tư liệu phong phú của VHOE đã đóng góp vào nhận thức về một nền nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỉ 5. VHOE có sự kế thừa và phát triển lên từ các nền văn hoá tiền Óc Eo ngay trên mảnh đất Nam Bộ từ cuối thời đại đồ đồng. Hậu Óc Eo có liên quan đến nhà nước Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.
Vương quốc Phù Nam là một quốc gia được cho là tồn tại ở khu vực miền đông Nam bộ Việt Nam do hiện nay gần như không có nhiều tài liệu lịch sử đánh dấu sự hiện diện của nó. Bản đồ Phù Nam và Cham Pa khoảng thế kỷ III Theo thư tịch cổ của Trung Quốc như Tam Quốc Chí (không phải truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung) thì Phù Nam là một quốc gia bao la, trải dài từ Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và nam Việt Nam ngày nay. Theo các chứng tích còn sót lại trên lãnh thổ Việt Nam thì nền văn minh Phù Nam là cùng thời với nền văn hóa Óc Eo (trên khu vực tứ giác Long Xuyên). Các chứng tích khác hiện đã phát hiện được nằm rải rác từ Cát Tiên (Lâm Đồng) tới Tây Ninh, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau. Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng quốc gia này tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 9 và bị thôn tính, chia rẽ bởi các quốc gia xung quanh mới nổi lên như Chân Lạp, Chăm Pa từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷthứ 9 (theo thư tịch cổ Trung Quốc như Trần Đường thư) cũng như do sự lục đục, chia rẽ nội bộ gây nên. Nếu đúng như vậy thì vương quốc Phù Nam có lẽ là một tiểu vương quốc theo Bà la môn giáo nằm trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay và là chư hầu của một đế chế rộng lớn như kiểu nhà Chu với các nước chư hầu ở Trung Quốc. Văn hóa Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và đạo Hindu được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Văn hoá Óc Eo
Văn hóa khảo cổ được đặt tên theo di tích Óc Eo thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Di tích được phát hiện vào năm 1942 và được Malơrê (L. Malleret) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944. Trước đó vào thế kỉ 19, những hiện vật trôi nổi của nền văn hoá này đã được giới nghiên cứu chú ý đến. Qua những cổ vật này, nhiều người đã liên hệ đến Vương quốc Phù Nam được ghi chép trong các thư tịch cổ, trong minh văn trên bi kí, trên các bệ thờ bằng đá. Từ 1977, các nhà khảo cổ Việt Nam đã nghiên cứu, thám sát và khai quật trên 90 di tích, làm rõ được phạm vi phân bố, các loại hình di tích, di vật của nền văn hoá này. Văn hoá Óc Eo (VHOE) phân bố chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Nam Bộ. Các di tích bao gồm: di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên dưới 3 m, các công trình kiến trúc tôn giáo và các khu mộ táng. Hiện vật vô cùng phong phú. Nhóm tượng thờ có tượng Phật, tượng thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng; tượng linh vật có yoni và linga, có hiện vật được làm bằng vàng. Nhóm phù điêu và con dấu khắc trên gốm, đá, thuỷ tinh, kim loại. Nhóm tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng, chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng vàng và vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh, kim loại, nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng đất nung, đá, gỗ. Những phát hiện mới đã làm rõ thêm vai trò của VHOE và cảng thị Óc Eo theo con đường tơ lụa trên biển đối với vùng Đông Nam Á hải đảo và sang tận Địa Trung Hải. Nhiều tư liệu phong phú của VHOE đã đóng góp vào nhận thức về một nền nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỉ 5. VHOE có sự kế thừa và phát triển lên từ các nền văn hoá tiền Óc Eo ngay trên mảnh đất Nam Bộ từ cuối thời đại đồ đồng. Hậu Óc Eo có liên quan đến nhà nước Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.
( Theo Bách khoa TT )