Vườn cây cảnh trong chậu thủy tinh

thongoc

New member
Xu
0
Ta có thể tái hiện tất cả các màu sắc phong phú của một vườn cây cảnh trong một “Vườn cây hóa học”.

Ở đây “môi trường dinh dưỡng” sẽ là dung dịch keo silicat điều chế theo tỉ lệ: 1 thể tích keo trong 1,5 thể tích nước. Để có được những “cây” có màu sắc khác nhau cần sử dụng tinh thể của những muối xác định.

Đặt một vài tinh thể muối Niken (thí dụ muối Niken sunfat) vào đáy cốc (chậu) thủy tinh, ngày hôm sau ta sẽ thấy mọc lên một đám cỏ màu lục tươi. Cũng bằng cách đó ta có thể “cấy” được “cỏ” có một màu bất kì. Chẳng hạn muốn có màu lam ta cần đặt ở đáy cốc những tinh thể đồng sun phát, vài ngày sau trông cốc sẽ xuất hiện “đám cỏ” màu xanh lam.

Ta có thể tạo được “cây” màu nâu với “hạt giống” là các tinh thể thủy ngân (II) clorua. Để tạo “cây” màu nâu ta dùng các tinh thể sắt (III) clorua. Trong chậu thủy tinh chứa dung dịch keo, sau khoảng 10-15 phút sẽ xuất hiện những “cây” nhiều cành lá mà ngọn có thể vươn lên đến mặt thoáng của dung dịch. Nếu ta bỏ một vài tinh thể nhỏ muối coban - chẳng hạn coban clorua vào cốc chứa dung dịch keo thì chẳng bao lâu sẽ xuất hiện những mầm cây màu xanh dịu. Nếu ta bỏ thêm hai, ba tinh thể nhỏ muối mangan vào cùng chậu đó, thì ở các mầm cây xanh sẽ mọc thêm các “mầm” màu hồng. Ta cũng có thể “trồng” trong chậu thủy tinh chứa dung dịch keo một “khóm hoa” sặc sỡ bằng cách cho vào đó đồng thời các tinh thể muối kẽm, coban, mangan, sắt (III), niken và đồng.

Cũng có thể thực hiện việc trồng các loại “tảo” bằng cách cho thêm nước vào dung dịch keo silicat đã điều chế trước kia theo tỉ lệ thể tích là 1:1 và thả vào cốc (chậu) vài tinh thể nhỏ muối sắt (II) (phèn sắt). Sau một thời gian, trong cốc xuất hiện một bụi tảo dày đặc.

Bản chất những hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm với dung dịch keo silicat như sau: dung dịch keo là dung dịch trong nước của silicat kim loại kiềm. Khi phản ứng với silicat kim loại kiềm, các tinh thể nhỏ của muối, chẳng hạn niken sunfat được bao bọc một màng niken silicat không tan.

NiSO4 + Na2SiO3 -----> NiSiO4

Nước khuyếch tán qua màng đó và tinh thể bắt đầu hòa tan. Vì màng đó cho nước đi qua nhưng lại không cho các ion của muối hòa tan đi qua, nên áp lực bên trong màng tăng lên rõ rệt. Do áp lực đó, màng bị phá vỡ, giọt dung dịch muối chảy ra và tác dịnh ngay với silicat kim loại kiềm tạo thành màng.

Màng bán thẩm cứ tạo thành và bị phá vỡ như vậy, làm mọc lên những “cây” hóa học từ tinh thể:D

Sưu tầm.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top