Trang Dimple

New member
Xu
38
Bạch Thái Bưởi (1874 – 22 tháng 7, 1932) là một doanh nhân người Việt nổi tiếng. Ông là người có gan làm giàu, từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và in ấn.
tải xuống.jpg


Trong khát vọng làm giàu của Bạch Thái Bưởi thể hiện đậm nét tính đua tranh, sự bất bình của người Việt trước những thế lực ngoại bang. Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Trong một Hội nghị kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin, đang làm Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi; ông đã đáp lại: Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin.
3_oibe.jpg


Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. Ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.

Bạch Thái Bưởi đã được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng. Những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường của ông như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa được thương nhân sau này đánh giá là đã đã lấp đầy 10 khiếm khuyết cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam mà Lương Văn Can đã từng chỉ ra. Khi nhận định về ông, hội Khai trí tiến đức cho rằng: Ông là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của ông đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà.
Ngày nay ở Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông.


Khởi nghiệp

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Gia đình ông vốn họ Đỗ nhưng vì cha mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Sau thời gian học quốc ngữ và tiếng Pháp; ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Khi đó ông có tên là Ký Năm.

Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính và ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất.

Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp với văn minh phương Tây.

Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông đã xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương.

Sau ba năm kinh doanh, ông đã trở nên giàu có và đã tách riêng để kinh doanh độc lập bằng việc bỏ vốn ra buôn ngô, nhưng lần này ông đã thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy, ông vẫn tung nốt những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và ông đã trúng thầu. Ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906–1913), ở Nam Định (1906–1909), ở Thanh Hóa (1907–1909).


Hàng hải

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam Định - Bến Thuỷ (thành phố Vinh). Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa. Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào minh chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.

Từ sự thành công đó, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa đã bị phá sản như Marty d'Abbadie, công ty Desch Wander... tên của những con tàu của các hãng bị ông đánh bại và mua lại đã được gắn đầy trên bức tường trong phòng làm việc của ông.

112.png


Năm 1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tần nhìm của Bạch Thái Bưởi, đó là ông đã quyết định mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở Hải Phòng. Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Đến năm 1916, Bạch Thái Bưởi đã chuyển trụ sở của hãng từ Nam Định xuống Hải Phòng, và tại đây, một công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi công ty đã ra đời với lá cờ hiệu màu vàng có hình chiếc mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ. Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7 tháng 9 năm 1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó. Sự việc này được xem là sự kiện tượng trưng cho "Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp" của giới tư sản Việt Nam lúc đó.

Tàu bình chuẩn.png


đóng tàu.png


Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là Chúa sông Bắc kỳ. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, và Philippines. Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930; khi ấy công ty có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ và cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu, dưới sự điều khiển của một quản đốc có tên là Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi. Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân trang những con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt những tàu pha sông biển. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Mỏ

Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện đại như kiểu công ty Ford của Hoa Kỳ, với các lĩnh vực như: đấu thầu thu thuế ở Chợ Rồng, Nam Định, mở ty nước ở Thái Bình, mở quán cơm Tây ở Thanh Hoá...

Đặc biệt, Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào một lĩnh vực được coi là cấm kỵ của thời Pháp thuộc, đó là ngành khai thác mỏ. Các mỏ than lúc bấy giờ đều nằm trọn trong tay người Pháp. Năm 1928, Bạch Thái Bưởi dốc nhiều tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên. Nhận thức rằng muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có người điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật, ông nhờ người thân tín ở Pháp, tuyển dụng ở các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc.

Sau thành công trong khai thác than, ông kinh doanh bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.


Văn hóa

Có lẽ đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh văn hoá. Ông đã đầu tư xây dựng “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán). Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hoá nhật báo với tôn chỉ: "Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau... mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giải bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...". Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm giàu vì dân giàu thì nước mới giàu. Tờ bào Khai hóa ra được 22 số trước khi đình bản.


Cuối đời

Bạch Thái Bưởi còn dự định tạo dựng nhiều công trình như xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống, xây nhà máy nước, dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng. Ông đã không thực hiện được những dự định này.

Bạch Thái Bưởi đã mất ngày 22 tháng 7 năm 1932 tại Hải Phòng, sau một cơn đau tim


Nguồn : Bút Nghiên Sưu tầm và chia sẻ
 
Sửa lần cuối:
Ngày nay, nhắc đến Bạch Thái Bưởi là người ta nhận ra gương mặt hàng đầu của thế hệ doanh nhân Việt Nam thời thuộc địa, một doanh nhân từng thành đạt trên một số lĩnh vực hoạt động kinh tế mà thương hiệu “vua sông biển” trở thành niềm tự hào của tầng lớp doanh nhân Việt Nam non trẻ và bị thực dân chèn ép lúc bấy giờ…

2_uycx.jpg

Con đường mang tên Bạch Thái Bưởi trước năm 1945 (nay là đường dẫn lên cầu Chương Dương phía bờ Nam
Không phải là một trường hợp cá biệt, Bạch Thái Bưởi cũng xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó, nhưng ở con người này thể hiện chí phấn đấu phi thường. Xuất phát có lẽ từ lòng hổ thẹn vì sự nghèo hèn của bản thân và dân tộc.
Bạch Thái Bưởi quê ở làng Yên Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông xưa (nay là ngoại thành Hà Nội), sinh năm Giáp Tuất (1874), sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng có học. Hồi nhỏ, ông từng theo mẹ đi bán hàng rong.

Xoay quanh cái tên Bạch Thái Bưởi, đã có người giải thích rằng, ông vốn họ Đỗ Văn, nhưng sau đó được một nhà họ Bạch (thường là họ của người Hoa) nhận về làm con nuôi nên cải họ. Nhưng mới đây, nhân được gặp ông Bạch Thái Minh là cháu nội Bạch Thái Bưởi, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, về nước để tham dự lễ trao cúp Bạch Thái Bưởi do Công ty Bắc Hà trao tặng cho các doanh nhân, tôi được nghe một cách giải thích khác.

Ông Minh cho biết, khi nhận thấy cảnh nhà quá nghèo túng, thấm nỗi nhục hèn kém trong xã hội, bước vào tuổi thành niên, Đỗ Văn Bưởi đã ra ngôi mộ tổ mà thề rằng, sẽ phấn đấu để thoát khỏi cảnh nghèo hèn và nuôi chí quyết làm giàu. Ông cải họ và chọn chữ “Bạch” hiểu theo nghĩa là kẻ trắng tay bần cùng (bạch đinh) làm họ, và chọn chữ “Thái” hiểu theo nghĩa lớn lao, thái quá (cảnh nghèo và chí lớn) làm tên đệm. Kể từ đó với cái tên Bạch Thái Bưởi, ông đã dấn thân vào một cuộc phấn đấu trọn đời để thoát khởi cái nghèo và cái hèn.

Khởi nghiệp bằng việc đi làm thuê cho một hãng buôn của người Pháp ở Hà Nội, đến năm 20 tuổi (1894), Bạch Thái Bưởi bắt đầu quan tâm đến việc kinh doanh. Nhờ tư chất thông minh, năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi được chủ gửi sang Pháp dự Hội chợ ở Bordeaux. Được nhìn thấy cơ hội ở đó, Bạch Thái Bưởi càng nung nấu chí hướng kinh doanh để thoát nghèo.

Gặp dịp chính quyền thuộc địa xây cầu Sông Cái (còn gọi là cầu Doumer, nay là cầu Long Biên, khởi công năm 1898, hoàn thành năm 1902), Bạch Thái Bưởi trúng thầu việc cung cấp tà-vẹt cho tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Tiếp đó, ông mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác. Nhờ ưu thế thông thuộc địa lý và đời sống dân cư các vùng rừng núi, công việc kinh doanh của Bạch Thái Bưởi trở nên phát đạt. Khi con đường sắt đã hoàn thành, ông bắt đầu quan tâm đến một phương tiện giao thông truyền thống của dân ta là đi lại trên sông nước.

Cho đến thời điểm trước và sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Bạch Thái Bưởi đã thành đạt và thành danh trên lĩnh vực vận tải đường thuỷ. Ông đã thiết lập những tuyến tàu chở khách thường xuyên nối Hà Nội tới các vùng đông dân từ Nam Định cho tới Bến Thuỷ (Vinh). Chấp nhận cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ của tư bản Pháp và Hoa.

Với lòng quả cảm quyết tranh thương với ngoại bang và biết khai thác sự ủng hộ của đồng bào, Bạch Thái Bưởi đã nhanh chóng thành công với một đội tàu ngày càng mạnh. Các tuyến đường ngày càng vươn tới nhiều miền đất mới. Đội tàu mang những tên hiệu gắn với niềm tự hào lịch sử dân tộc như Khoái Tử Long, Đinh Tiên Hoàng, Bạch Đằng... đã vươn ra các tuyến đường vùng duyên hải, đến cả một số bến cảng lân cận tại Hong Kong, Singapore...

Bạch Thái Bưởi còn xây dựng một xí nghiệp đóng tàu ở Cửa Cấm Hải Phòng để nuôi những hoài bão lớn. Tại sảnh đường của trụ sở Công ty đặt tại Thành phố cảng, ông chủ họ Bạch có niềm thích thú là treo trên tường “bộ sưu tập” các biển hiệu của các con tàu vốn của các chủ nước ngoài bị công ty của ông đánh bại trên thương trường. Cùng với đó, ông bổ sung vào đội thuyền của mình các con tàu như ‘Marty d’ Abbadie, Déch Waden … và sau đó là cả một đội tàu 6 chiếc của Hãng Marty.

Năm 1919, “Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công ty“ với lá cờ hiệu màu vàng in hình mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ tượng trưng cho ba kỳ Trung - Nam - Bắc, đã tự đóng và cho hạ thuỷ chiếc tàu biển 600 tấn mang tên “Bình Chuẩn”, từ cảng Hải Phòng nhổ neo ngày 20-8-1920, cập nhiều bến cảng trên dọc bờ biển của đất nước như Bến Thuỷ, Tourane (Đà Nẵng), Quy Nhơn... và đến ngày 17/9/1920 đến Cảng Sài Gòn, để trở thành một sự kiện lớn, biểu tượng cho chí làm giàu và sự thành đạt của các doanh nghiệp người Việt thưở đó. Câu nói gây ấn tượng nhất ở Bạch Thái Bưởi là: "Chiến thắng không hiểm nguy là chiến thắng không vẻ vang".

1_fkeb.jpg

Năm 1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã tự đóng được tàu biển có trọng tải 600 tấn, mang tên Bình Chuẩn


Vào thời thịnh đạt nhất, doanh nghiệp của Bạch Thái Bưởi có một đội tàu tới 40 chiếc. Nhà máy đóng tàu ở Cửa Cấm (Hải Phòng) có tới 900 công nhân, hệ thống các chi nhánh vươn tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước với 1.400 người lao động. Ông còn mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác như khai thác mỏ than, bất động sản, cầm đồ, in ấn, xuất bản và ra tờ "Khai hoá nhật báo”. Đó là những nghề nghiệp và những lĩnh vực kinh doanh vốn của người Pháp và người Hoa. Ông còn nuôi nhiều dự án như xây dựng các nhà máy điện, nước và xay xát gạo ở Nam Định, với những thiết bị hiện đại nhập từ châu Âu.
Ông còn tham gia chính trường (như các hội đồng dân biểu và kinh tế). Trong bối cảnh đất nước ta còn là thuộc địa của ngoại bang, sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi trở thành niềm tự hào của xu hướng duy tân, thực nghiệp của các giới doanh nghiệp Việt Nam mang nặng tinh thần dân tộc và ý chí tự lập, tự cường...

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh doanh dưới chế độ thuộc địa, Bạch Thái Bưởi luôn bị các thế lực thực dân chèn ép và đã có lúc phải đứng trước nguy cơ phá sản... Cái chết đột ngột của Bạch Thái Bưởi vào ngày 22/7/1932 đã chấm dứt sự nghiệp của một nhân vật được người đương thời đánh giá là "một bậc vĩ nhân”, "một đấng trượng phu" trên thương trường của người Việt Nam thời mất nước.

Ý chí phấn đấu của Bạch Thái Bưởi đáng được coi là tấm gương tạo nên một phẩm chất, một phong cách của doanh nhân Việt Nam ở mọi thời đại và đặc biệt có ý nghĩa trong thời hội nhập hiện nay.
 
Bạch Thái Bưởi (1874 – 22 tháng 7, 1932) là một doanh nhân người Việt nổi tiếng. Ông là người có gan làm giàu, từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và in ấn.
View attachment 2806


Trong khát vọng làm giàu của Bạch Thái Bưởi thể hiện đậm nét tính đua tranh, sự bất bình của người Việt trước những thế lực ngoại bang. Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng Bạch Thái Bưởi luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ đối thủ nước ngoài bằng những tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Trong một Hội nghị kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, ông bị René Robin, đang làm Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi; ông đã đáp lại: Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin.
View attachment 2807


Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. Ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ.

Bạch Thái Bưởi đã được nhiều doanh nhân Việt Nam sau này coi là một tấm gương sáng. Những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường của ông như thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa được thương nhân sau này đánh giá là đã đã lấp đầy 10 khiếm khuyết cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam mà Lương Văn Can đã từng chỉ ra. Khi nhận định về ông, hội Khai trí tiến đức cho rằng: Ông là một bậc vĩ nhân đất Bắc, một bậc trượng phu nơi thương trường mà cuộc đời của ông đáng phô bầy cho quốc dân, sự nghiệp của ông đáng làm gương cho các nhà buôn bán noi theo. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ viết về Bạch Thái bưởi trong tạp chí Đông Thanh: Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế giới nước nhà.
Ngày nay ở Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông.


Khởi nghiệp

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Gia đình ông vốn họ Đỗ nhưng vì cha mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Sau thời gian học quốc ngữ và tiếng Pháp; ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Khi đó ông có tên là Ký Năm.

Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính và ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất.

Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp với văn minh phương Tây.

Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông đã xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi đã hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương.

Sau ba năm kinh doanh, ông đã trở nên giàu có và đã tách riêng để kinh doanh độc lập bằng việc bỏ vốn ra buôn ngô, nhưng lần này ông đã thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy, ông vẫn tung nốt những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và ông đã trúng thầu. Ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906–1913), ở Nam Định (1906–1909), ở Thanh Hóa (1907–1909).


Hàng hải

Năm 1909, Bạch Thái Bưởi đã bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ là ngành vận tải đường sông, bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam Định - Bến Thuỷ (thành phố Vinh). Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa. Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Các chủ tàu người Hoa lại trường vốn và đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách. Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi đã tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào minh chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi về tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.

Từ sự thành công đó, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa đã bị phá sản như Marty d'Abbadie, công ty Desch Wander... tên của những con tàu của các hãng bị ông đánh bại và mua lại đã được gắn đầy trên bức tường trong phòng làm việc của ông.

View attachment 2809

Năm 1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tần nhìm của Bạch Thái Bưởi, đó là ông đã quyết định mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở Hải Phòng. Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Đến năm 1916, Bạch Thái Bưởi đã chuyển trụ sở của hãng từ Nam Định xuống Hải Phòng, và tại đây, một công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi công ty đã ra đời với lá cờ hiệu màu vàng có hình chiếc mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ. Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7 tháng 9 năm 1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17 tháng 9 năm 1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó. Sự việc này được xem là sự kiện tượng trưng cho "Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp" của giới tư sản Việt Nam lúc đó.

View attachment 2810

View attachment 2808

Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là Chúa sông Bắc kỳ. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, và Philippines. Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930; khi ấy công ty có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ và cả các nước và vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu, dưới sự điều khiển của một quản đốc có tên là Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi. Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân trang những con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt những tàu pha sông biển. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Mỏ

Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, với ước vọng trở thành nhà kinh doanh tổng hợp, hiện đại như kiểu công ty Ford của Hoa Kỳ, với các lĩnh vực như: đấu thầu thu thuế ở Chợ Rồng, Nam Định, mở ty nước ở Thái Bình, mở quán cơm Tây ở Thanh Hoá...

Đặc biệt, Bạch Thái Bưởi đã đầu tư thành công vào một lĩnh vực được coi là cấm kỵ của thời Pháp thuộc, đó là ngành khai thác mỏ. Các mỏ than lúc bấy giờ đều nằm trọn trong tay người Pháp. Năm 1928, Bạch Thái Bưởi dốc nhiều tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên. Nhận thức rằng muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có người điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật, ông nhờ người thân tín ở Pháp, tuyển dụng ở các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc.

Sau thành công trong khai thác than, ông kinh doanh bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.


Văn hóa

Có lẽ đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh văn hoá. Ông đã đầu tư xây dựng “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán). Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hoá nhật báo với tôn chỉ: "Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau... mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giải bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...". Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệp mà Bạch Thái Bưởi phát động và cổ suý chỉ cốt làm giàu vì dân giàu thì nước mới giàu. Tờ bào Khai hóa ra được 22 số trước khi đình bản.


Cuối đời

Bạch Thái Bưởi còn dự định tạo dựng nhiều công trình như xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống, xây nhà máy nước, dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng. Ông đã không thực hiện được những dự định này.

Bạch Thái Bưởi đã mất ngày 22 tháng 7 năm 1932 tại Hải Phòng, sau một cơn đau tim


Nguồn : Bút Nghiên Sưu tầm và chia sẻ
Đầu thế kỷ 20, người Hà Nội xếp hạng "tứ hổ" đất Tràng An là "Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi". Người thứ tư trong danh sách này là doanh nhân Bạch Thái Bưởi - một trong những người giàu có, thành đạt nhất Hà thành. Ông được biết đến với nhiều tên gọi như "Chúa biển Bắc Kỳ", "Ông vua tàu thủy"...

Theo Danh nhân Hà Nội, Bạch Thái Bưởi (1874-1932) quê làng An Phú, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sinh ra trong gia đình nông dân họ Đỗ nghèo khó, vì cha mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau đó, có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học. Ông đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch, có tên là Bạch Thái Bưởi.

21 tuổi, Bạch Thái Bưởi được Phủ thống sứ Bắc Kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của xứ Bảo hộ Bắc kỳ ở Pháp. Trước đó, ông học chữ quốc ngữ, tiếng Pháp nhưng bỏ dở để đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội). Sau ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính. Lần đầu tiên Bạch Thái Bưởi được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất. Ông sớm gây dựng được uy tín trong lĩnh vực mới mẻ này.
 
Người ta chẳng truyền tụng nhiều về gia sản của ông, sử sách cũng chỉ ghi chép khá tản mạn về những công ty, nhà xưởng và công việc của ông. Nhưng cho đến mãi tận ngày nay, người ta vẫn tôn vinh Bạch Thái Bưởi vì ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh hoa lệ như Paris...

Khẳng định doanh tài nước Việt từ bàn tay trắng, trong một thời kỳ đen tối của đất nước. quả thật, đó là việc đáng tôn vinh.

Đó là một thời kỳ Việt Nam sống trong chế độ thuộc địa Pháp. Đó cũng là một thời kỳ đặc biệt, khi cánh cửa mở ra, người Việt lần đầu tiên đón nhận những tri thức mới, kinh nghiệm làm ăn mới của thế giới. Một bộ phận trí thức đã ý thức được nhiệm vụ tiên phong của họ là phất lên ngọn cờ khai trí, kêu gọi đồng bào đổi mới để nỗ lực đưa dân tộc phát triển sánh ngang với các cường quốc phương Tây.

Đó là thời kỳ mà nghề buôn lần đầu tiên trong lịch sử được xem trọng, được cổ súy nhiệt liệt. Một phong trào thực nghiệp rầm rộ cả nước. Chính trong buổi đầu phát triển ngành kinh doanh tại Việt Nam đã xuất hiện một lớp doanh nhân mới ưu tú - những doanh nhân kinh doanh thành đạt nhờ giải quyết tốt những nhu cầu xã hội và có một tinh thần vì cộng đồng rất cao.

Khi nói tới lớp doanh nhân ưu tú này, cái tên Bạch Thái Bưởi luôn được người đương thời và cả hậu thế nhắc đến với niềm kính trọng lẫn tự hào. Bạch Thái Bưởi là ai? Xung quanh nhân vật này có rất nhiều huyền thoại. Khó ai có thể hình dung một người Việt Nam tay trắng có thể làm nên một sự nghiệp lẫy lừng dưới thời thuộc địa.

Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một ngày nọ Bạch Thái Bưởi đã quyết chí mạo hiểm làm giàu. Chàng trai ấy đã từng xuất dương để học tập kinh nghiệm, để tiếp cận với tri thức thế giới nhằm có một nền tảng vững chắc trong kinh doanh.

Chính từ khát vọng làm giàu và những kinh nghiệm tử sách vở, Bạch Thái Bưởi đã thành công trên thương trường. Chỉ sau một thời gian ngắn Bạch Thái công ty đã vươn ra rất nhiều lĩnh vực, từ nghề buôn gỗ, thầu thuế chợ đến kinh doanh thuyền bè trên sông nước, khai mỏ.

Dưới thời thuộc địa, các nhà buôn của ta bước ra thương trường cũng là bước vào một cuộc cạnh tranh với tư bản các nước như tư bản Hoa kiều, Pháp kiều… Bạch Thái Bưởi đã thành công không chỉ nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh mà chính là từ quan niệm của ông về việc kinh thương: kinh doanh là cách để giải quyết những nhu cầu trong xã hội, để khẳng định hình ảnh của người Việt trên thương trường.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top