Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Tháng 6 năm 1989, vào một ngày nóng như thiêu đốt ở cái thành phố Missisipi đầy bụi bặm này, tôi đến nhà cha tôi ở Meridian để đi tìm một điều gì đó - nhưng tôi cũng không biết chính xác là mình đang tìm kiếm cái gì. Bồn chồn lo lắng, tôi bước ngang qua những căn nhà kiên cố tiến về phía ngôi nhà có cái cổng nhỏ màu đỏ, tự hỏi cuộc viếng thăm cha lần này có thực sự là một điều tốt đẹp hay không. Nhưng, tôi lại nghĩ rằng, sau ba mươi chín năm không liên lạc với nhau, chắc hẳn là chúng tôi phải cố gắng tìm hiểu xem giữa hai cha con có còn lại điều gì hay không, bất cứ thứ gì cũng được. Xét cho cùng thì cũng không còn nhiều thời gian nữa, vì nay cha tôi đã tám mươi tuổi rồi, còn tôi cũng đã bước vào tuổi bốn mươi tám.
Vì thế mà tôi buộc mình phải cứng rắn lên, hồi tưởng lại những năm tháng thời thơ ấu của mình tại ngôi nhà này, nơi tôi đã từng sống trước khi bố mẹ ly dị nhau, rồi sau đó mẹ và tôi cùng chuyển đến Illinois sống với người chồng mới của mẹ. Bố dượng tôi cũng là một người cha tốt. Nhưng người đàn ông hiện đang đứng trước cổng kia chính là cha đẻ của tôi. Tôi muốn hiểu rõ hơn vế ông.
Tôi đứng nhìn Ples Mae (tên cha tôi), ngạc nhiên khi cha giờ đây trông gầy gò làm sao, yếu ớt làm sao. Bộ đồ còn khá mới mà cha đang mặc trên người khiến thân hình ông trông lòng khòng, yếu ớt, nhưng cái bắt tay và giọng nói của cha vẫn rất mạnh mẽ khi ông ra hiệu bảo tôi vào trong nhà, trong lúc người vợ sau của cha đang chuẩn bị một bữa cơm đạm bạc để chiêu đãi tôi. Ở đó, chúng tôi cùng nhau ngồi trên hai chiếc ghế bằng kim lọai màu xanh lá cây, loại ghế có thể lắc lư lui tới. Rồi hai cha con vừa đong đưa vừa hỏi những câu hỏi mà những người xa lạ thường hay hỏi khi họ đang tìm cách làm quen với nhau.
Tôi vừa lau trán, vừa nói: “Ngày hôm nay quả là một ngày nóng bức. Chắc là mấy hôm rồi trời không có mưa phải không cha?”.
Cha đáp lại: “Ừ, nên cha phải tưới cây mỗi ngày”.
Rồi tôi nói: “Con cũng vậy, ở nhà, ngày nào con cũng phải tưới”.
Quay sang nhìn tôi, cha nói: “Tưới? Mà tưới cái gì?”.
“Khu vườn của con”. Cả hai cha con đều ngừng lắc lư ghế.
“Ý anh là... anh cũng người làm vườn à”.
Cả hai cha con tôi không ai nói ra điều này, vì cả hai chúng tôi điều biết quá rõ. Không những chúng tôi có quan hệ thân thuộc với nhau và cả hai cha con tôi còn tâm đầu ý hợp với nhau.
Trong lần thăm viếng đầu tiên đó, tôi và cha đã đến khu vườn của ông. Và cả những chuyến thăm sau này, chúng tôi vẫn làm vậy. Lúc đầu, chúng tôi chỉ tâm sự với nhau những chuyện vui buồn về cuộc sống của nghề làm vườn, khi hai cha con bắt đầu hiểu nhau nhiều hơn, chúng tôi nói chuyện với nhau đủ mọi chuyện trên đời từ những vấn đề chính trị đến các mối quan hệ xã hội và cả chuyện lịch sử.
Trong một lần đến thăm cha những ngày đầu, tôi đã rất ngưỡng mộ các loại cây trồng của ông: tất cả các cây trồng ở sân sau đếu khiến tôi thèm thuồng, nào là đậu Hà Lan, mướp tây, những quả ớt cayenne, bắp, hạt đậu phơi khô, và cả những cây đậu phộng và những dây dưa hấu xoắn quanh những lốp ô tô cũ.
Biết tôi ngưỡng mộ, cha càng tỏ ra hãnh diện, ông dừng lại, quay sang tôi và hỏi: “Thế anh trồng gì trong khu vườn của mình?”.
Tôi bắt đầu kể cho cha nghe về những cây đỗ quyên của tôi, những cây thông đen Nhật Bản, cây gỗ thích nhật bản, cây tre.... chợt cha tôi cắt ngang: “Vậy anh trồng gì để ăn?”.
“À, thực phẩm hả cha, dạ... có hương thảo, cây xạ hương, xô thơm...". Chợt cha cười nắc nẻ, lắc đầu rồi bước đi, với tay lấy cái cuốc để nhổ cỏ dại xung quanh gốc cây ngô, một loại cây trồng thực sự. Tôi biết trong đầu cha đang nghĩ gì, chắc hẳn ông nghĩ rằng con trai mình đang lãng phí đất đai.
Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhớ lại giây phút ấy là tôi lại bật cười. Nhưng, những gì đã xảy ra sau đó đã khiến tôi thực sự cảm động. Cha đi vào nhà kho của mình, rồi quay trở lại trên tay cầm chiếc hộp nhỏ màu nho khô. Lắc lắc chiếc hộp, giúi nó vào tay tôi và nói: “Đây này! Giờ thì anh có thể trồng một ít cây để làm thực phẩm rồi đó”. Đó là một chiếc hộp các tông nhỏ đựng các loại hạt giống - tất nhiên là tiêu, mướp tây, cà chua, cà tím, cả những hạt bắp và vài hạt đậu phộng.
Chẳng thèm bận tâm đến chuyện các loại cây trồng này sẽ lấn chiếm khu vườn nhỏ như cái lỗ mũi của mình, tôi mang chiếc hộp quay trở về thành phố. Tôi trồng một vài loại cây, và đặt tên cho khoảnh đất trồng tiêu và mướp tây là: “Khu Ples Mae”.
Và truyền thống đó vẫn tiếp tục. Cứ mỗi năm, trong số các cây đỗ quyên, cây gỗ thông đen Nhật Bản, và tất cả những giống cây khác, luôn luôn có một vài thứ gì đó có thể ăn được. Có một sự thật không thể chối cãi được là: bất luận khu vườn của chúng tôi trồng các loại cây khác nhau như thế nào, hai cha con tôi vẫn có một mối liên hệ đến đất đai và xa hơn nữa là mối liên hệ đến nhau.
Đó là một trong nhiều lý do khiến tôi không thể rời bỏ khu vườn của mình. Tôi biết ơn vì không có bất cứ thứ gì - tính tự phụ, nỗi sợ hãi, sự hắt hủi hay thậm chí là ba mươi chín năm trời xa cách - có thể khiến tôi không đến gặp cha vào cái ngày tháng Sáu năm đó. Vụ thu hoạch của tôi trở nên vô giá.
nguồn :Tuyển tập 1001 câu chuyện cảm động
Vì thế mà tôi buộc mình phải cứng rắn lên, hồi tưởng lại những năm tháng thời thơ ấu của mình tại ngôi nhà này, nơi tôi đã từng sống trước khi bố mẹ ly dị nhau, rồi sau đó mẹ và tôi cùng chuyển đến Illinois sống với người chồng mới của mẹ. Bố dượng tôi cũng là một người cha tốt. Nhưng người đàn ông hiện đang đứng trước cổng kia chính là cha đẻ của tôi. Tôi muốn hiểu rõ hơn vế ông.
Tôi đứng nhìn Ples Mae (tên cha tôi), ngạc nhiên khi cha giờ đây trông gầy gò làm sao, yếu ớt làm sao. Bộ đồ còn khá mới mà cha đang mặc trên người khiến thân hình ông trông lòng khòng, yếu ớt, nhưng cái bắt tay và giọng nói của cha vẫn rất mạnh mẽ khi ông ra hiệu bảo tôi vào trong nhà, trong lúc người vợ sau của cha đang chuẩn bị một bữa cơm đạm bạc để chiêu đãi tôi. Ở đó, chúng tôi cùng nhau ngồi trên hai chiếc ghế bằng kim lọai màu xanh lá cây, loại ghế có thể lắc lư lui tới. Rồi hai cha con vừa đong đưa vừa hỏi những câu hỏi mà những người xa lạ thường hay hỏi khi họ đang tìm cách làm quen với nhau.
Tôi vừa lau trán, vừa nói: “Ngày hôm nay quả là một ngày nóng bức. Chắc là mấy hôm rồi trời không có mưa phải không cha?”.
Cha đáp lại: “Ừ, nên cha phải tưới cây mỗi ngày”.
Rồi tôi nói: “Con cũng vậy, ở nhà, ngày nào con cũng phải tưới”.
Quay sang nhìn tôi, cha nói: “Tưới? Mà tưới cái gì?”.
“Khu vườn của con”. Cả hai cha con đều ngừng lắc lư ghế.
“Ý anh là... anh cũng người làm vườn à”.
Cả hai cha con tôi không ai nói ra điều này, vì cả hai chúng tôi điều biết quá rõ. Không những chúng tôi có quan hệ thân thuộc với nhau và cả hai cha con tôi còn tâm đầu ý hợp với nhau.
Trong lần thăm viếng đầu tiên đó, tôi và cha đã đến khu vườn của ông. Và cả những chuyến thăm sau này, chúng tôi vẫn làm vậy. Lúc đầu, chúng tôi chỉ tâm sự với nhau những chuyện vui buồn về cuộc sống của nghề làm vườn, khi hai cha con bắt đầu hiểu nhau nhiều hơn, chúng tôi nói chuyện với nhau đủ mọi chuyện trên đời từ những vấn đề chính trị đến các mối quan hệ xã hội và cả chuyện lịch sử.
Trong một lần đến thăm cha những ngày đầu, tôi đã rất ngưỡng mộ các loại cây trồng của ông: tất cả các cây trồng ở sân sau đếu khiến tôi thèm thuồng, nào là đậu Hà Lan, mướp tây, những quả ớt cayenne, bắp, hạt đậu phơi khô, và cả những cây đậu phộng và những dây dưa hấu xoắn quanh những lốp ô tô cũ.
Biết tôi ngưỡng mộ, cha càng tỏ ra hãnh diện, ông dừng lại, quay sang tôi và hỏi: “Thế anh trồng gì trong khu vườn của mình?”.
Tôi bắt đầu kể cho cha nghe về những cây đỗ quyên của tôi, những cây thông đen Nhật Bản, cây gỗ thích nhật bản, cây tre.... chợt cha tôi cắt ngang: “Vậy anh trồng gì để ăn?”.
“À, thực phẩm hả cha, dạ... có hương thảo, cây xạ hương, xô thơm...". Chợt cha cười nắc nẻ, lắc đầu rồi bước đi, với tay lấy cái cuốc để nhổ cỏ dại xung quanh gốc cây ngô, một loại cây trồng thực sự. Tôi biết trong đầu cha đang nghĩ gì, chắc hẳn ông nghĩ rằng con trai mình đang lãng phí đất đai.
Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhớ lại giây phút ấy là tôi lại bật cười. Nhưng, những gì đã xảy ra sau đó đã khiến tôi thực sự cảm động. Cha đi vào nhà kho của mình, rồi quay trở lại trên tay cầm chiếc hộp nhỏ màu nho khô. Lắc lắc chiếc hộp, giúi nó vào tay tôi và nói: “Đây này! Giờ thì anh có thể trồng một ít cây để làm thực phẩm rồi đó”. Đó là một chiếc hộp các tông nhỏ đựng các loại hạt giống - tất nhiên là tiêu, mướp tây, cà chua, cà tím, cả những hạt bắp và vài hạt đậu phộng.
Chẳng thèm bận tâm đến chuyện các loại cây trồng này sẽ lấn chiếm khu vườn nhỏ như cái lỗ mũi của mình, tôi mang chiếc hộp quay trở về thành phố. Tôi trồng một vài loại cây, và đặt tên cho khoảnh đất trồng tiêu và mướp tây là: “Khu Ples Mae”.
Và truyền thống đó vẫn tiếp tục. Cứ mỗi năm, trong số các cây đỗ quyên, cây gỗ thông đen Nhật Bản, và tất cả những giống cây khác, luôn luôn có một vài thứ gì đó có thể ăn được. Có một sự thật không thể chối cãi được là: bất luận khu vườn của chúng tôi trồng các loại cây khác nhau như thế nào, hai cha con tôi vẫn có một mối liên hệ đến đất đai và xa hơn nữa là mối liên hệ đến nhau.
Đó là một trong nhiều lý do khiến tôi không thể rời bỏ khu vườn của mình. Tôi biết ơn vì không có bất cứ thứ gì - tính tự phụ, nỗi sợ hãi, sự hắt hủi hay thậm chí là ba mươi chín năm trời xa cách - có thể khiến tôi không đến gặp cha vào cái ngày tháng Sáu năm đó. Vụ thu hoạch của tôi trở nên vô giá.
nguồn :Tuyển tập 1001 câu chuyện cảm động