VỞ KỊCH "TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN" - SẾCH.XPIA
VỞ KỊCH "TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN"
VỞ KỊCH "TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN"
I. Tiểu dẫn.
1. Thời đại – Tác giả (SGK)
- Thời đại Phục Hưng (TK 15 – 16).
Phục Hưng là phục hưng lại nền văn hoá cổ đại Hy Lạp – La Mã, vừa được phát hiện.
Luồng gió mới của chủ nghĩa nhân văn tạo nên những giá trị rực rỡ của nền văn hoá Phục Hưng.
+ Nêu cao khát vọng tự do, giải phóng con người khỏi những trói buộc của trung cổ phong kiến và giáo hội.
+ Trân trọng đề cao con người.
+ Văn học có những con người khổng lồ: ĐanTê, Bôcaxiô, Raphaen (Italia); Xec văng téc (TBN); Rabơle (Pháp); Sêcxpia, Maclôvơ (Anh).
- Tác giả Sêcxpia: sinh ngày 23- 4 -1564. Mất ngày 23-4-1564.
Secxpia là nhà thơ- viết kịch thiên tài của nước Anh “ ngôi sao vươn lên từ lam lũ bần cùng”
-Tác phẩm: SGK.
Gồm 154 bài thơ xonnê và 37 vở kịch lịch sử.
-Hài kịch: Hài kịch của những hiểu lầm, Uổng sức yêu đương, Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Chàng thương gia thành Vơnizơ…
-Bi kịch: Rômêô và Giuliet, Hămlet.
2. Tác phẩm: Rômêô-Giuliet.
- Gồm 5 hồi vừa bằng văn vần vừa bằng văn xuôi. Tác phẩm dựa trên một câu chuyện có thật về mối thù hận gữa hai dòng họ MônTaGhiu- CaPiuLet tại Vểôna thời trung cổ. Dưới ngòi bút của Secxpia “ Rômêô - Giuliét trở thành bất tử là bản tình ca say đắm, dũng cảm, bất khuất đạp lên hận thù và lễ giao phong kiến để thành quyền tự do yêu đương.
- Tóm tắt tác phẩm.( SGK)
II. Đọc hiểu đoạn trích.
1.Vị trí đoạn trích.
Thuộc lớp 2, hồi 2 của tác phẩm.
Hồi I giới thiệu hai dòng họ, có mối thù hận với nhau. Xung đột giữa hai dòng họ dẫn đến hành động trả thù liên tiếp, cái chết của người thuộc dòng họ này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người dòng họ kia.
2. Tìm hiểu đoạn trích:
-Khung cảnh : Đêm khuya trăng sáng nơi vườn nhà Capiulet.
- Vị trí: Giuliet: Đứng bên cửa sổ trên cao, Rômêô: Dưới vườn cây trong bóng tối
- Diễn biến lời thoại:
+ Sáu lời thoại đầu: Hai nhân vật độc thoại.
+ Mười lời thoại còn lại: Hai nhân vật đối thoại với nhau.
1. Sáu lời thoại đầu.
Cảnh này xảy ra sau khi hai người đã gạp nhau trong lễ hội hoá trang, tình yêu của họ đã nảy sinh.
* Rômêô
- Ấy khe khẽ chứ! Ôi! đấy là người ta yêu! Ôi giá nàng biết nhỉ? Đó là tiếng lòng, là suy nghĩ của Rômêô.
- Vừng dương đẹp tươi ơi…! Hỡi nàng tiên lộng lẫy hãy nói nữa đi…kìa nàng tì má lên bàn tay! ôi ước gì ta là cái bao tay để được mơn trớn đôi gò má nàng. Mình cứ nghe thêm nữa hay mình lên tiếng nhỉ Tính đối thoại trong độc thoại làm cho lời thoại sinh động Tâm trạng phấn chấn, rạo rực, phấn chấn chen lẫn bồn chồn của người đang yêu, say đắm trước nhan sắc của người đẹp.
- Trong khung cảch thiên nhiên một đêm khuya, trăng sáng rất thơ mộng, trữ tình dễ bộc lộ tình cảm riêng tư những điều sâu kín nhất Phù hợp với tâm trạng của Rômêô lúc này.
+ So sánh: Giuliet với vầng trăng nhưng vầng trăng không sánh được vẻ đẹp của nàng Với vầng dương lúc rạng đông. Giuliet chỉ mới thoáng xuất hiện mà đã hiện ra rực rỡ như vầng dương của phương đông.Đôi mắt: “đôi mắt nàng lên tiếng” Đôi mắt lấp lánh mà liên tưởng đến sự mấp mấy của làn môi.
+ So sánh: Đôi mắt với hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Nhưng dù là đẹp nhất vẫn không thể sánh được với đôi mắt nàng. “ Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các tinh tú ấy phải hổ ngươi…còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh áng tưng bừng..” Sự so sánh được đẩy lên cao dưới hình thức giả định, tự vấn Vừa khẳng định vẻ đẹp của doi mắt, vừa ca ngơi vẻ đẹp rực rỡ của đôi gò má.
Giuliet được nhìn qua tẩm trạng khao khát yêu đương mãnh liệt của Rômêô. Trong con mắt chàng Giuliet hiện lên như một nàng tiên lộng lẫy với nét mặt rạng ngời rực rỡ, toả ánh hào quang khắp nơi, với đôi mắt sáng lung linh, lấp lánh… Dấy lên một khát vọng yêu đương mãnh liệt, cháy bỏng. Bộc lộ một tình yêu chân thành, trong sáng hồn nhiên mà tha thiết.
* Giuliet
- Chao ôi! cảm xúc dồn nén không thể thổ lộ thành lời. Nhưng cũng hàm chứ một tiếng thở dài mang dáng vẻ lo âu.
- Ôi, Rômêô, chàng Rômêô!
- Sao chàng lại là Rômêô nhỉ. Chàng hãy thề là yêu em đi.
- Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…! Chàng ơi, hãy mang tên họ khác đi!…. Rômêô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây! tâm trạng say đắm, rạo rực của người đang yêu. Nhưng đồng thời bộc lộ sự băn khoăn, day dứt, bối rối trước hoàn cảnh éo le: một bên là tình yêu mãnh liệt đang bùng lên và một bên là sự lo lắng vì mối hận thù giữa hai dòng họ và băn khoăn không biết Rômêô có yêu mình không.
- Qua các lời thoại 4-6 Giuliet đã thổ lộ lòng mình không chút ngại ngùng nhưng không phải để nói với Rômêô mà để nói với chính mình. Nàng không biết Rômêô nấp ở gần đấy. Cách đặt vấn đề của Giuliet rất hồn nhiên, trong trắng, tha thiết “ Chỉ có tên họ của chàng là thù địch với em thôi”, vừa tự chất vấn mình rồi lại tự tìm cách trả lời “ Cái tên có nghĩa gì đâu?”, rồi tự đề xuất các giải pháp “Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy.., đổi lấy cả em đây” Suy nghĩ của Giuliet thật chính chắn và bộc lộ một tình yêu cháy bỏng.
2. Mười lời thoại tiếp( Hai nhân vật đối thoại)
* Rô-mê-ô
- Chỉ cần em gọi tôi là người yêu tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay tôi không bao giờ còn là Rômêô nữa.
- Nàng tiên yêu quí của tôi , ơi! Hỡi nàng tiên kiều diễm. Tôi thù ghét cái tên tôi. nếu chính tay tôi đã viết cái tên đó, tôi sẽ xé nát nó ra Tâm trạng say mê chìm đắm trong tình yêu hạnh phúc vì được đáp lại. chàng dứt khoát khẳng định tình yêu mãnh liệt sẵn sàng từ bỏ dòng họ, từ bỏ tên họ mình, để đến với nàng.
* Giuliet
- Lời thoại 8- 10 bất ngờ nhưng không sợ hãi bởi lúc này về mặt tâm lí nàng cũng rất cần sự đồng cảm chia sẻ
- Chẳng phải anh Rômeô, và là họ dòng môn ta nghiu đấy ư?-> Tâm trạng phấn chấn xen lẫn nỗi sợ về mối hận thù giữa hai dòng họ.
- Anh đến đây làm gì ..? Tâm trạng vừa e ngại, vừa xác định thăm dò Rômêô có thực yêu mình không, tình yêu của chàng có chân thành không hay chỉ thoáng qua.
- Tường vườn rào rất cao rất khó trèo qua, và nơi đây là tử địa… Giuliet nhận thức được bức tường ngăn cách họ: Bức tường vườn rào bằng đá và bức tường hận thù giữa hai dòng họ. Điều nàng băn khoăn, lo lắng là không biết Rômêô có vượt qua những bức tường ấy không, có thật lòng yêu nàng không suy nghĩ rất chính chắn dù mới 15 tuổi ta thấy được sức ép đè nặng của hoàn cảnh của mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ – mối nguy hiểm đang đe doạ hai người. Tuy vậy họ vẫn kiên quyết vượt qua để đến với tình yêu( Lời thoại 4- 7- 15- 16).
- Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây Cách nói rất tế nhị, bộc lộ sự lo lắng, yêu thương của Giuliet và cũng là lời chấp nhận tình yêu Rômêô.
=> Qua 16 lời thoại chúng ta có rhể cảm nhận được đây là một mối tình trong sáng, chân thành, mãnh liệt của Rômêô và Giuliet. Tình yêu diễn ra trên thù hận, bất chấp thù hận. Tình yêu có sức mạnh kì diệu có thể vượt qua những ngăn cách tưởng chừng như không thể nào vượt qua, có thể đẩy lùi hận thù truyền kiếp để đến với nhau.Tình yêu làm cho con người trở nên chính chắn, mạnh mẽ và dũng cảm. Rômêô và Giuliet trở thành bài ca ca ngợi và khẳng định tình yêu cao đẹp.
* Xung đột kịch trong đoạn trích là xung đột kịch bên ngoài: cả hai nhân vật đều dấu tranh với những thế lực bên ngoài để thực hiện ước mơ khát vọng của mình là vươn tới tình yêu cao cả.
* Tính chất bi kịch thể hiện ở:
+ Vị trí của hai người: Trên bức tường nào xung quanh nhà Guliet có thể đe doạ trực tiếp tính mạng của Rômêô. Còn Giuliet lại ở bên cửa sổ trên căn phòng riêng của nàng, tuy có bức tường phòng che chở nhưng đó cũng là bức tường của sự ràng buộc của vòng lễ giáo phong kiến Khoảng cách giữa họ không quá rộng, cũng không đủ hẹp để họ có thể nắm tay nhau. Họ có thể nhìn nhau, nói với nhau trong một vị thế khá chông chênh. Khoảng cánh ấy hàm chứa mối nguy hiểm là mối thù của hai dòng họ.
+ Secxpia đã tạo ra hai không gian lồng vào nhau: Không gian của đôi tình nhân bị phủ một không gian khác lớn hơn – không gian của sự thù địch Tạo cho người xem nỗi lo sợ cho những nguy hiểm rình rập họ.
Bài viết sưu tầm