• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Viết về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ tiểu đội xe k

Thandieu2

Thần Điêu
Viết về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật


DÀN Ý

I- Mở bài

1- Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là hai trong số những bài thơ tiêu biểu của của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

2 - Thành công của hai bài thơ này là dã khắc hoạ hết sức sinh động và chân thực hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong hai thời kỳ gian khổ và hào hùng của dân tộc ta.

II- Thân bài

1- Hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) :

Nét nổi bật ở bài thơ này là tình đồng chí của những con người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, là tình thương của những người tri âm tri kỷ.

Các anh chỉ có một chút khác biệt (mỗi người một miền quê), còn có rất nhiều điểm chung, nhiều cái hoà đồng :
- Cùng cảnh ngộ : quê hương anh...., làng tôi...
- Cùng chiến đấu trên một chiến hào súng bên súng/ đầu bên đầu
- Cùng để lại quê hương những tình cảm yêu thương, gắn bó : giếng nước, gốc đa...
- Cùng chung chịu những khó khăn gian khổ nơi chiến trường : rét, áo rách, quần vá,...
- Cùng mang ý chí và tâm hồn Việt Nam : Đầu súng trăng treo

2- Hình ảnh anh bộ đội trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Mỹ lại được thể hiện ở thái độ, tư thế, tình cảm tâm hồn, khí phách, khí thế mới mang tính thời đại của những con người không phải chờ giặc tới mà là tìm giặc để đánh :
- Thái độ bất chấp gian khổ khó khăn : xe bị giặc đánh không kính, không đèn, không mui, xước,... nhưng xe vẫn tiến ra tiền tuyến.
- Tư thế hiên ngang : Kẻ thù hòng làm cho người chiến sĩ lái xe không có kính bảo vệ sẽ không quan sát để lái xe được, nhưng người lính lại càng nhìn rõ mọi vật, đặc biệt là nhìn rõ con tim nhiệt tình cánh mạng, sục sôi ý chí chiến đấu của mình Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.
- Tình cảm, tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu đồng đội :
.... Ung dung buồng lái ta ngồi
... phì phèo châm điếu thuốc / cười ha ha
... Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới / Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
... Lại đi, lại đi trời xanh thêm
- Khí thế tiến công quyết chiến quyết thắng:
....Những chiếc xe từ trong bom rơi/ đã về đây họp thành tiểu đội
....Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

3- Vẫn là anh bộ đội cụ Hồ :
- Mục đích chiến đấu : Vì độc lập tự do vì nền hoà bình của đất nước,
- Tinh thần chiến đấu : Dũng cảm kiên cường
- Tình cảm đồng đội : tình dồng chí, tình dồng đội sâu sắc

III - Kết bài


- Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời cách nhau 21 năm. Một khoảng cách của hai thế hệ văn nghệ sĩ. Hai thi phẩm lại có cùng một điểm nhìn nghệ thuật, gần nhau trong bút pháp : Xuất phát từ cảm xúc chân thực trước hiện thực cuộc sống. Nhưng đều mang đậm nét riêng phong cách mỗi thi nhân ; và đều thuộc hàng giai phẩm.

-
Hai bài thơ trong hai giai đoạn văn học - văn học kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975) nhưng đều hoàn thành một cách xuất sắc sứ mạng thi ca sau Cách mạng Thánh Tám, thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp - Anh bộ đội cụ Hồ.

- Đó là những người lính cùng chiến đấu cho hoà bình và độc lập tự do cho dân tộc, với tinh thần quyết chiến quyết thắng. Điều dặc biệt, họ đều là những con người giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, có tình đồng chí, đồng đội sâu nặng, bền vững.

- Hai tác giả Chính Hữu và Phạm Tiến Duật có được thành công này là nhờ họ là người trong cuộc, vừa cầm súng chiến đấu vừa cầm bút viết về chính những gì họ đã trải qua. Họ đều là anh bộ đội cụ Hồ.


Sưu tầm
 

Nhà văn Nga Aimatôp có lần đã viết:" Không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể xem nó như câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu trong sâu thẳm trái tim con người và kể chuyện về nó không phải là điều dễ dàng". Quả đúng như vậy, kể chuyện về chiến tranh đối với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam là điều không dễ dàng. Tuy nhiên,Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lại nhìn hiện thực đau thương đó bằng một cái nhìn nhân văn, cao đẹp. Vượt lên những mất mát, đau thương của con người, các nhà thơ đã bung nở cho đời những vần thơ diệu kì về tình yêu nước, tình đồng đội gắn bó keo sơn qua hai áng thơ " Đồng chí " và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "

Cùng khắc họa hình ảnh người lính trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nhưng bên cạnh những điểm chung vốn dễ nhận thấy, ở hai bài thơ, mỗi bài lại có những nét đẹp riêng. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Do ở những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ. Những người lính của " Đồng chí" là những người lính chống Pháp , họ đến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó của miền quê lam lũ:


" Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá "


Còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD ra đời năm 1969, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang vào hồi ác liệt. Những người lính thời kí này còn rất trẻ. Họ phần lớn vừa rời ghế nhà trường, tâm hồn còn phơi phới tuổi xuân. Đó là những con người:


" Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như vậy tất yếu dẫn đến sự khác nhau về ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính chống Pháp còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong " Đồng chí", tình cảm thiêng liêng nhất được nhắc tới là tình đồng chí, đồng đội. Trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " mới thấy xuất hiện về ý chí , tinh thần yêu nước:


" Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim" .


Sống giữa chiến trường với tình đồng đội thiêng liêng, người lính chống Pháp nhớ về gia đình với mẹ già, vợ dại, con thơ. Người lính kháng Mĩ thì đã khác. Họ hiểu rằng kháng chiến là gian khổ mà còn trường kì nữa. Vậy nên xe hàng cùng con đường ra mặt trận đã trở thành ngôi nhà chung và những người đồg đội đã trở thành gia đình ruột thịt:


" Bếp Hoàng câm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy".

Và điều khác nhau cơ bản giữa hai thi phẩm chính là bút pháp thơ của 2 tác giả. Chính Hữu dùng bút pháp hiện thực - lãng mạn dựng lên hình ảnh những người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến với nhiều khó khăn thiếu thốn :


" Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày "

Cảm hứng lãng mạn được lắng đọng trong cảm xúc về tình đồng chí thiêng liêng: "Đồng chí ! " cùng những hình ảnh thơ giùa sức gợi hình " đầu súng trăng treo" . Bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lại được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn - hiện thực . Cái khó khăn thiếu thốn không bị lảng tránh:


" Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."

" ừ thì có bụi "


" ừ thì ướt áo ",....


Có thể nói, trong " Đồng chí" của CH , nhà thơ đã dựng lên hình ảnh người lính với tình đồng đội thiêng liêng chia sẻ với nhau những khó khăn , cực nhọc của cuộc sống kháng chiến đầy gian nan, thiếu thốn. Bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của PTD lại khắc họa tuổi trẻ trẻ trung, yêu đời , yêu sống tinh nghịch với đầy ước mơ, lí tưởng của những người lính chống Mĩ.


Tuy có sự khác nhau do hoàn cảnh lịch sử chi phối như vậy song những người lính trong hai bài thơ vẫn mang những đặc điểm chung đáng quý của những người lính quân đời nhân dân. Đó là tấm lòng yêu nước, yêu đồng chí, đồng đội.


Vì tiếng gọi của non sông tất cả bỏ lại phía sau những " giếng nước gốc đa" , những con phố, căn nhà và cả những người thương yêu nhất. Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ , thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạng mẽ , sục sôi khí thế. Họ không hề nguy hiểm, khó khăn , vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước:


" Súng bên súng, đầu sát bên đầu "


" Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim".


Họ cũng sát cùng bên nhau , bên những người đồng đội để cùng chiến đấu dũng cảm. Nếu trong đồng chí là : " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay " thì trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" hình ảnh đó đã trở nên thân quen: " Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi "


Không kể thiếu thốn, khó khăn , họ vẫn chấp nhận , vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng , họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm , là sức mạnh đoàn kết ở nơi mà sự sống và cái chết thật cận kề. Sống và chết, dường như trong trái tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy . Bàn tay giao cảm thay cho lời nói :


" Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình

Điều chưa nói bàn tay đã nói "
( Lưu Quang Vũ )


Dù có những điểm giống và khác nhau rõ rệt nhưng điều đó càng khiến những người lính cụ Hồ hiện lên qua nhiều màu vẻ, sinh động và gần gũi. Điều đó trước hết giúp người đọc càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ , họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của nhân dân gửi gắm nơi họ. Ở các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Không chỉ vậy, những nét khác biệt còn thể hiện từng phong cách riêng của mỗi tác giả torng phương thức thể hiện. Điều đó làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top