V- Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thựcdân Pháp xâm lược
1. Âm mưu của thực dân Pháp sau thất bại ở Việt Bắc
Sau thất bại trong cuộc tấn công Việt Bắc, thực dân Phápbuộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Chúng thay đổi lạiviệc bố trí lực lượng, thay đổi cách đóng quân, thực hiện âmmưu "Dùng người Việt đánh người Việt", "Lấy chiến tranh nuôichiến tranh". Trong vùng Pháp chiếm đóng, chúng ra sức xâydựng chính quyền bù nhìn và thành lập một đội quân người bản xứ để làm công cụ phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược.
Ngày 23-5-1948, Pháp chấp nhận đề nghị của Bảo Đại lập ra“chính phủ trung ương lâm thời của Việt Nam", do Nguyễn VănXuân làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Quốcphòng. Nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau khi thành lập, Chínhphủ Nguyễn Văn Xuân đã phải làm lễ từ chức vì quá yếu kém và thối nát. Từ năm 1949, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã làm cho đế quốc Mĩ lo sợ ảnh hưởng của chủ nghĩacộng sản ở khu vực châu Á, nên tiến cách ép Pháp phải nớithêm quyền cho Bảo Đại; đồng thời tăng cường can thiệp sâuvào cuộc chiến tranh Đông Dương. Ngày 8-3-1949, tại điệnÊlydê (Élyséc) ở Phu, Tổng thống nước Cộng hoà Pháp kí vớiBảo Đại một hiệp định dưới hình thức trao đổi thư. Theo hiệpđịnh này, Pháp khẳng định Việt Nam có toàn quyền cai trịnhưng phải có cố vấn chính trị Pháp bên cạnh; Việt Nam cóquân đội riêng nhưng do người Pháp huấn luyện; quân đội Phápcó quyền đóng trên đất việt Nam và được toàn quyền tự do hành động; chính phủBảo Đại chỉ được lập Đại sứ quán tại Thái Lan, Trung Hoa Quốc dân đảng và Toà thánh Vaticăng...
Ở trong nước, chính phủ bù nhìn có một số hoạt động nhưcủng cố lại Bộ Tư pháp, quy định sự hạn chế của Sở Kinh tế, đặtmột số loại thuế mới, mở phòng thông tin; đồng thời mở chiếndịch tuyên truyền nhằm nâng cao uy tín cho Bảo Đại, cử pháiđoàn sang Pháp để đón Bảo Đại về nước. Trong tháng 5 và 6-1949, chính phủ bù nhìn từ cấp trung ương xuống đến xã và các "xứ tự trị" đều tập trung gây uy tín cho Bảo Đại. Ở một số nơi,chúng tổ chức phát gạo, vải, quần áo cho dân nghèo, phóngthích một số phạm nhân, tổ chức mít tinh, diễn thuyết ca ngợi Bảo Đại.
Đứng trước tình hình nội bộ mâu thuẫn, các phe phái tranhgiành quyền lực, ngày 1-7-1949, Bảo Đại đứng ra lập chính phủ,tự xưng là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng "Quốc gia Việt Nam";Nguyễn Văn Xuân làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốcphòng. "Cái Quốc gia Việt Nam " này không có cơ sở nhân dân,không có Quốc hội, ngay một Quốc hội tư vấn cũng không có, không có Hiến pháp và trong nhiều năm, không có cả ngânsách. Một vài cái gọi là Đảng chính trị của nó chỉ là nhữngđoàn thể, những bè phái lộng quyền, những môn khách của cácnhân vật tai mắt. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào quân đội, cảnhsát và ngân khố của nước Pháp" 1. Sau khi thành lập chính phủ,Bảo Đại đã kí một số đạo dụ, trong đó có Đạo dụ số 1 (l-7-1949) về tổ chức và điều hành các cơ quản công quyền ở Việt Nam vàĐạo dụ số 2 (1-7-1949) về Quốc hội lập hiến, Quốc trưởng,Chính phủ và Hội đồng tư vấn. Đạo dụ số 2 còn quy định: Vềphương diện hành chính, lãnh thổ Việt Nam có 3 phần: Bắc Kì,Trung, Nam Việt Tại mỗi phần có Thủ hiến đại diện cho Chính phủ Trung ương, có các cấp hành chính tỉnh, quận, tổng, xã...
Ngày 21-1-1950, trước sức ép của Mĩ, Pháp để cho Bảo Đạithành lập chính phủ mới do Nguyễn Phan Long làm Thủ tướngkiêm Tổng trưởng Bộ Ngoại giao và Nội vụ. Phan Huy Quát làmPhó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Bộ Quốc phòng.Cũng giống như chính phủ Nguyễn Văn Xuân trước đây, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, chính phủ Nguyễn PhanLong đã phải giải tán do quá ngả theo Mĩ và nội bộ mâu thuẫntranh giành nhau về địa vị và quyền lợi. Ngày 6-5-1950, mộtchính phủ mới được thành lập, do Trần Văn Hữu làm Thủ tướngkiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng.
Cùng với việc thành lập chính phủ bù nhìn trung ương, thựcdân tháp tăng cường bộ máy chính quyền tay sai cấp cơ sở.
Tại cấp tỉnh, đến đầu năm 1948, tất cả các tỉnh lị bị Phápchiếm đóng đều đã lập Hội đồng an dân. Quyền hạn của Hộiđồng an dân được nới rộng hơn so với trước. Theo quy định củacuộc họp Hội nghị hành chính ngày 8-11-1947 của Hội đồng andân, các chức vụ Đại lí, Chủ tịch, Tổng đốc từ nay được gọi làTỉnh trưởng cai quản một tỉnh, quận trưởng cai quản một huyện,đồng thời có một cố ván người Pháp ở bên cạnh.Ở các tỉnh và thành phố lớn như Hải Phòng, Hải Dương,Nam Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình thuận, Long An..., Pháp đặt Toà cố vấn chính trị bên cạnh Toà tỉnh trưởng. Giúp việc cho Toà tỉnh trưởng có các phòng vàcác sở chuyên môn như: Sở Đoàn (Sở thuế), Sở Ngoại kiều, SởĐịa chính, Sở Kinh tế, Sở Kho bạc, Sở Cảnh sát... Ở các tỉnhnhỏ thường không có Toà cố vấn chính trị, mà những viên quanchỉ huy quân sự người Pháp của một khu vực (secteur) hay mộtvùng (zone) trực tiếp ra mệnh lệnh cho Tỉnh trưởng thi hành cácquyết định, chỉ thị của Pháp.
Tại cấp huyện, ở những nơi Pháp chưa lập được các hội tề thì gọi là Huyện trưởng hay Trưởng khu (Chef secteur). Còn ởnhững nơi đã lập xong hội tề thì gọi là Quận trưởng, có nơi gọilà Tri huyện hay Tri phủ.
Ở cấp tổng, thời gian này Pháp cho đặt lại chức Chánh tổng,Phó tổng; có nơi đặt thêm chức Tuần tổng hay Chánh, Phó tổngđoàn.
Ở các xã, thực dân Pháp kết hợp các hoạt động quân sự vớiviệc dụ dỗ, lừa phỉnh, mua chuộc nhân dân để thành lập hội tề.Hội tề lấy tên là Hội đồng hương chính, thành phần gồm có:Tiên chỉ, Thứ chỉ, Lí trưởng, Phó lí, Thư kí, Thủ quỹ, Trươngtuần. Nhiệm vụ của Hội đồng hương chính chủ yếu về kinh tế vàxã hội, trông nom trật tự trị an, canh phòng, kê khai số trâu bò, thóc gạo, nhân khẩu trong xã, thi hành những mệnh lệnh củaPháp, tiếp tế và do thám chỉ điểm cho Pháp. Thông qua hội tề,thực dân Pháp nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, gây cơ sởvà thanh thế cho chính phủ bù nhìn. Hội tề còn là tai, mắt, dòxét cơ sở kháng chiến. Ngoài ra, hội tề còn giúp Pháp tuyển mộbinh lính và làm tấm bình phong bảo vệ đồn bốt.
Bằng những hoạt động càn quét, khủng bố gắt gao kết hợpvới những thủ đoạn mua chuộc, lừa bịp, thực dân Pháp đã lậpđược hội tề ở rất nhiều nơi. Tính đến tháng 2-1948, ở Hà Đôngđã có 74 làng lập hội tề; trong tỉnh Hải Dương, huyện CẩmGiàng có 81 xã, huyện Kim Thanh có 12 xã, huyện Bình Thanhcó 5 xã, huyện Gia Lộc có 9 xã... lập hội tề. Có thể nói, hầu hết các địa phương bị thực dân Pháp chiếm đóng đã lập hội tề.Như vậy, cho đến đầu năm 1948, cùng với việc tăng cườngbình định củng cố những vùng đã chiếm đóng, thực dân Phápmở rộng đánh chiếm các vùng đồng bằng và một số tỉnh vùngtrung du Bắc Bộ, vùng ven biển Trung Bộ, Nam Bộ và cao nguyên Trung Bộ. Đánh chiếm tới đâu, chúng tiến hành lậpchính quyền bù nhìn tới đó. Nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc,thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách chia để trị. Từ tháng4 đến tháng 7-1948,chúng thành lập các "xứ tự trị " ở các vùng dân tộc thiểu số:Xứ Nùng tự trị (4-1948) ở vùng Tiên Yên, Móng Cái; Liên bangThái (4-1948) ở Sơn La, Lai Châu; Xứ Mường tự trị (5-1948) ởHoà Bình; Xứ Tây Kì tự trị (6-1948) ở Tây Nguyên; Liên bang Tày (7- 1948) ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Đứng đầu các "xứ tự trị"là các thổ ty, lang đạo, nhưng quyền hành thực tế vẫn nằm trongtay những cố vấn người Pháp. Cùng với việc thành lập các "xứtự trị", Pháp còn cho lập các "Đội nghĩa binh áo chàm", các "độiquân tự trị", phong cấp bậc cao cho những tên cầm đầu. Chúngtìm cách lôi kéo, mua chuộc các đạo Cao Đài, Hoà Hảo và một bộ phận của Bình Xuyên, sử dụng lực lượng vũ trang tôn giáochống lại kháng chiến. Đầu năm 1950, theo lệnh của Pháp,chính phủ bù nhìn tiến hành cải cách hành chính từ cấp xã lêncấp quận. Tổ chức hành chính trong xã được quy định như sau:
Mỗi xã gồm một Xã uỷ (trước gọi là Lí trưởng) một Phó xã uỷ(trước là Phó lí) đảm nhiệm công việc hành chính trong xã, quanhệ trực tiếp với các cấp Tổng, Bang, Quận tuỳ theo từng trườnghợp công việc. Đối với những xã có nhiều thôn hay nhiều xómthì bầu thêm Trưởng thôn và Trưởng xóm để giúp Chánh và Phóxã uỷ. Ngoài ra còn có Thư kí giúp việc văn phòng cho Xã uỷ,
Hộ lại trông coi việc hộ tịch, Chưởng bạ phụ trách việc điền thổkiến diện. Bên cạnh Chưởng bạ thành lập một Hội đồng nôngbiểu, có Chủ tịch, Phó Chủ tịch là Hội trưởng và Hội phó, mộtthư kí kiêm thủ quỹ. Ở mỗi xã còn thành lập một Hội đồng quảntrị hành chính. Bên cạnh Hội đồng quản trị hành chính có Bantư vấn xã với số nhân viên không quá 10 người. Ban tư vấn cónhiệm vụ đề xuất sáng kiến cho Hội đồng quản trị hành chính.
Mỗi tổng có một Tổng uỷ (trước gọi là Chánh tổng) và Tổng tuần do các xã bầu lên. Giúp việc có 1 thư kí văn phòng và 1 thư kí kế toán lo việc sổ sách thu chi và phụ cấp hằng tháng cho tổng dũng. Ngoài ra còn có 1 Trưởng ban Bình dân giáo dục, 1Phó Trưởng ban và 4 kiểm soát viên Bình dân giáo dục. Bêncạnh Tổng uỷ có một Hội đồng tư vấn để giải quyết mọi việctrong tổng và làm cố vấn cho Tổng uỷ và Tổng tuần.
Bên cạnh việc cải cách hành chính, chính quyền bù nhìn còntiến hành nhiều biện pháp củng cố bộ máy chính quyền các cấp.Chúng cho quân lính tăng cường lùng sục bắt bớ, cưỡng épthanh niên đi lính cho Pháp; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyềnđể nâng cao uy tín cho Bảo Đại. Mặt khác, thực dân Pháp vàchính quyền bù nhìn đã thành lập nhiều tổ chức chính trị, tôngiáo, đảng phái phản động để phá hoại kháng chiến, gây chia rẽ,mất đoàn kết trong nhân dân. Trong số đó, đáng chú ý là ĐạiViệt Quốc dân đảng gồm những phần tử thân Mĩ do Lê Thăng,Nguyễn Tôn Hoàng, Phan Huy Quát... cầm đầu; Phục Quốcđồng minh do Nông Quốc Long cầm đầu; Việt Nam Quốc dânđảng do Vũ Hồng Khanh cầm đầu, Việt Nam quốc gia phụchưng đảng do Ngô Đình Diệm cầm đầu, v.v...
Sau thất bại ở Việt Bắc thu - đông 1947, thấy rõ cuộc chiếntranh sẽ kéo dài, không thể sớm kết thúc, thực dân Pháp quyếtđịnh tập trung lực lượng để bình định, củng cố những vùng đãchiếm đóng. Thời kì này, quân Pháp tiếp tục đánh sâu vào vùngnông thôn của ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng, khống chế phần lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuyến ven biển và Nam Trung Bộ.
Cùng với các hoạt động ra sức đánh phá cơ sở cách mạng, lùngsục vây bắt cán bộ, du kích, đốt phá cướp bóc tài sản, cố sứcgiành dân, chúng cho xây đựng rất nhiều đồn bốt, tháp canh.
Ở Nam Bộ, trong năm 1948 Pháp đã xây dựng được 2.000tháp canh. Trên các tuyến đường giao thông quan trọng, cứ từ 1- 2 khi lại có 1 tháp canh.
Ở Bắc Bộ, Pháp xây dựng các cứ điểm nhỏ, với số quân đônghơn trước. Mật độ các cứ điểm cũng tăng lên. Ở Cao - Bắc -Lạng, đầu năm 1948 có 68 vị trí, đến giữa năm đã tăng lên 79 vịtrí với số quân chiếm đóng từ 2.500 lên 6.900 tên. Ở vùng TâyBắc, Đông Bắc, Pháp cho xây dựng thêm 100 cứ điểm. Ở Liên khu III, Pháp cũng cho xây dựng thêm 53 cứ điểm, số quânchiếm đóng từ 12.000 lên 25.000 tên 1. Thực dân Pháp còn tăngcường tuyển tính người Việt Nam vào các đội hương dũng (cónơi gọi là lính dõng, thân binh, bảo an binh...) làm nhiệm vụcanh gác, tuần phòng tại các làng xã. Mỗi khi kiểm soát đượcvùng nào là quân Pháp tiến hành ngay việc bắt tính để tổ chức việc canh gác, dò xét, tuần tra giữ làng xã. Trên thực tế thực dânPháp và chính quyền bù nhìn tay sai không đạt được kết quảmong muốn trong việc xây dựng lực lượng hương dũng, do ta tổchức tốt việc tuyên truyền, vận động thanh niên bỏ trốn. Vì vậy,số hương dũng mỗi tổng chỉ có từ 10 đến 15 người; đa số tỏ tháiđộ lừng chừng, chỉ trừ một số ít là hung hăng chống phá cáchmạng. Song song với việc đẩy mạnh chính sách "Dùng ngườiViệt đánh người Việt", thực dân Pháp tăng cường các hoạt độngcướp bóc, vơ vét, thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôichiến tranh".
Ở miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, quân Pháp cholính đi gặt lúa của dân, tổ chức thu mua thóc gạo. Ở Trung Bộ,địch làm rất quyết liệt việc tập trung lúa và cướp lúa về đồn.
Bằng cách cướp bóc và tập trung lúa, chúng đã thu được một sốlượng lúa khá lớn. Riêng tỉnh Khánh Hoà, năm 1949 chúng lấy6.000 tấn, năm 1950 chúng cướp 80% mùa màng.Thực dân Pháp đặc biệt chú trọng việc thu thuế. Chúng tiếptục duy tự chế độ thuế trực thu và thuế gián thu; đồng thời đặt
thêm nhiều thứ thuế mới hết sức nặng nề. Ngoài thuế điền thổ làcác thứ thuế cư trú, thuế nước, thuế hằng tháng, thuế môn bài,thuế chứng thư, thuế thổ trạch, thuế bưu phí, thuế chợ, thuế sátsinh, thuế xe, thuế xa xỉ, thuế mạt chược, thuế nhà vệ sinh, thuếlấy rác và xử lí đổ rác thải, thuế giữ các súc vật
và đồ đạc lưukho...
Do bị khủng bố, bắt bớ, cướp bóc vơ vét, nhìn chung đờisống nhân dân trong các vùng địch tạm chiếm hết sức khó khăn.
Nếu tính trung bình so với năm 1939, giá sinh hoạt của giới thợthuyền người Việt Nam cuối năm 1948 đắt hơn 115 lần 1.Đó làmột trong những nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranhcủa nhân dân ta dưới nhiều hình thức phong phú, hoặc đấu tranhcông khai, hoặc bí mật cất giấu thóc gạo, tài sản đưa ra vùng tựdo ủng hộ kháng chiến, chống lại chính sách thuế khoá, từng
bước làm thất bại âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt","Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân Pháp.
2- Chủ trương và hoạt động đẩy mạnh kháng chiến của ta sau chiến thắng Việt Bắc
Trước âm mưu và hành động mới của thực dân Pháp, ngày15-1-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị mởrộng nhằm đánh giá tình hình cuộc kháng chiến và đề ra nhiệmvụ cho giai đoạn mới.
a) về chính trị
Đảng và Nhà nước chủ trương tăng cường đoàn kết toàn dân,thực hiện quân, dân nhất trí; chống âm mưu chia rẽ của thực dânPháp, phá tan chính quyền bù nhìn và tay sai; củng cố bộ máyNhà nước theo hướng tập trung, thống nhất để điều hành côngcuộc kháng chiến, kiến quốc. Khẩu hiệu lúc này vẫn là Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.
Trong việc củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc,điều quan trọng là phải chấn chỉnh mặt trận dân tộc thống nhất.Việt Minh và Liên Việt là hai hình thức mặt trận thu hút đượcđông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhưng từ năm 1948 đãxảy ra tình trạng chồng chéo, không thống nhất hoạt động giữahai mặt trận. Vì vậy Đảng chủ trương thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, trong đó, Liên Việt làhình thức tổ chức Mặt trận và Việt Minh là bộ phận nòng cốt.Trong quá trình thực hiện chủ trương thống nhất Việt Minhvà Liên Việt, Trung ương Đảng đã chỉ ra và kịp thời uốn nắnmột số khuyết điểm của các địa phương, như có nơi thiên về phát triển Liên Việt, gần như quên củng cố Việt Minh; có nơi lạichú trọng củng cố Việt Minh, không quan tâm phát triển LiênViệt; có nơi không lấy nguyên tắc hành động chung giữa ViệtMinh và Liên Việt làm điểm trọng yếu trong việc chuẩn bịthống nhất.
Nhằm tăng cường sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, các tổ chức quần chúng cũng được kiện toàn và phát triển một bước. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã mở rộng thêm đội ngũ.Những ngành có nghề chuyên môn và có đội ngũ công đoànviên đông đảo (Ngành Giáo dục, Ngành Bưu điện...) được tổchức theo hệ thống dọc từ cơ sở lên đến toàn quốc. Hoạt động công đoàn các cấp được đẩy mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc động viên và tổ chức công nhân thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống. Nhờ đó, số lượng đoàn viên trong các tổ chức Công đoàn ngày càng tăng. Tính đến năm 1948, ở vùng tự do, số đoàn viên Công đoàn đã chiếm 49ơ/o tổng số công nhân. Số công nhân trong vùng địch tạm chiếm gia nhập công đoàn cũng lên tới 37.436 đoàn viên trong tổng số 352.069 công nhân (gần 1l%).
Hội Nông dân cứu quốc phát triển nhanh chóng. Đến năm 1948, Hội có hơn 820.000 hội viên. Nhằm đẩy mạnh cuộc vận động và tổ chức nông dân tham gia kháng chiến, Hội nghị cán bộ Nông dân cứu quốc toàn quốc họp tại Việt Bắc (từ 28-11 đến 7-12-1949) đã đề ra nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trong thời gian trước mắt là tăng gia sản xuất tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, giảm tức, thanh toán nạn mù chữ. Hội nghị đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử vận động nông dân ở nước ta.
Công tác vận động và tổ chức phụ nữ được thực hiện theo hướng đơn giản tổ chức và thống nhất lực lượng phụ nữ. Hội Phụ nữ Cứu quốc và Hội Liên hiệp Phụ nữ được thống nhất thành một tổ chức để làm tốt vai trò giáo dục, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng và giải phóng phụ nữ. Đến năm 1948, đoàn thể phụ nữ có 1.210.000 hội viên, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các giới. Đáng chú ý là Hội Mẹ chiến sĩ cũng hăng hái tham gia thi đua yêu nước, nhất là trong các phong trào "góp quỹ nuôi quân", chăm sóc thương binh, bệnh binh, may vá quần áo cho bộ đội.
Công tác vận động thanh niên được đặc biệt coi trọng. Từ năm 1947 trở đi, các tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng hội Sinh viên Việt Nam được củng cố và lần lượt mở đại hội. Ngày 7-2-1950, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Cứu quốc được tổ chức tại Đại Từ (Thái Nguyên). Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của phong trào thanh niên cứu quốc Việt Nam. Tiếp theo Đại hội Đoàn Thanh niên cứu quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam cũng được triệu tập. Đại hội tượng trưng cho khối đoàn kết thống nhất của thanh niên Việt Nam, đồng thời đặt cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng và hành động trong thanh niên, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn phát triển mới của kháng chiến. Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội cũng được xác định rõ về tổ chức và phạm vi hoạt động vào các tầng lớp tư sản, trí thức, tiểu tư sản lớp trên. Công tác vận động quần chúng trong vùng địch tạm chiếm, vùng công giáo và miền núi được đẩy mạnh, góp phần phá tan âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù.
Việc củng cố và kiện toàn bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương mở rộng (15 - 17-l-1948) nhấn mạnh: Cần phải đề cao danh nghĩa và uy tín của Chính phủ Trung ương cũng như Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp. Muốn vậy, Chính phủ và Uỷ ban kháng chiến hành chính phải chú ý cải thiện đời sống cho dân, phục vụ nhân dân.
Bộ máy hành chính Trung ương không ngừng được củng cố và kiện toàn. Ngay từ năm 1947, một bộ phận nhân sĩ, trí thức, những nhà văn hoá, văn nghệ nổi tiếng xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia giữ những cương vị chủ chốt trong Chính phủ. Bản quy chế công chức mới cũng được Hội đồng Chính phủ thông qua (27-5-1948) thay chế độ công chức thời
thuộc Pháp.
Cuộc kháng chiến ngày càng gay go, giao thông liên lạc giữa Trung ương với các địa phương và giữa các vùng ngày càng khó khăn, trở ngại. Trong hoàn cảnh ấy, việc kiểm tra các cấp chính quyền thi hành đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ phải được tiến hành chặt chẽ và thống nhất trong toàn quốc. Vì vậy, ngày 18-12-1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 138/B-SL quy định bãi bỏ Ban Thanh tra đặc biệt và thành lập Ban Thanh tra Chính phủ với nhiệm vụ xem xét việc thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ, thanh tra các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết, thanh tra sự khiếu nại của dân. Từ đó trở đi, công tác thanh tra được tiến hành thường xuyên, giúp các địa phương thực hiện đúng các đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ, kịp thời sửa chữa, khắc phục sai lầm, khuyết điểm. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành chuyên môn trong bộ máy Nhà nước, ngày 25-1-1949, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập 4 ban lớn, thực hiện liên thông hoạt động giữa các Bộ. Đó là Ban Quân sự (gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh); Ban Nội chính (gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao); Ban Kinh tế (gồm Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chính, Bộ Canh nông, Bộ Lao động); Ban Văn hoá xã hội (gồm Bộ Giáo dục, BỘ Y tế, Bộ Thương binh, Cứu tế). Đây là một giải pháp sáng tạo và cực kì quan trọng, nhằm tạo ra cơ chế vận hành vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, có tác dụng phát huy cao độ hiệu suốt công tác của chính quyền kháng chiến.
Cùng với việc củng cố, kiện toàn chính quyền Trung ương, Đảng, Chính phủ cũng đề ra và thực hiện nhiều chủ trương biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Trong điều kiện chiến tranh gây nên sự chia cắt đất nước và các địa phương, Chính phủ sớm quy định quyền hạn của chính quyền các cấp cho phù hợp với tình hình giao thông
liên lạc bị cách trở. Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, tất cả các Uỷ ban kháng chiến hành chính từ cấp xã đến cấp Liên khu đều phải đảm đương trách nhiệm nặng nề là thay mặt Chính phủ lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến, kiến quốc trong phạm vi địa phương mình phụ trách; đồng thời phối hợp với các địa phương khác để tiến hành cuộc chiến đấu có hiệu quả nhất. Ngoài những nhiệm vụ chung, Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp Liên khu còn được trao thêm một số quyền hạn đặc biệt, như quyền thiết quân luật trưng thu, trưng dụng, trưng tập lực lượng vũ trang, thiết lập toà án quân sự, quyền ân xá, ân giảm, quyền quyết định các kế hoạch kháng chiến, huy động lương thực, thực phẩm cho chiến trường trong phạm vi địa phương mình.
Những nghị quyết của Đảng và sắc lệnh, nghị định của Chính phủ , đặc biệt là Sắc lệnh số 254/SL (19-11-1948) quy định chế độ tổ chức chính quyền nhân dân địa phương trong thời kì kháng chiến là những cơ sở quan trọng trong việc củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp. Các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân phải tạm hoãn trong năm đầu kháng chiến toàn quốc thì đến năm 1948 đã tiến hành trở lại. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khoá II (1948 - 1949) được tiến hành trong khắp các vùng tự do và nhiều nơi trọng vùng tạm bị địch chiếm. Thành phần công nhân, nông dân tham gia chính quyền được tăng cường. Những đại biểu, những uỷ viên xứng đáng được thay thế những người yếu kém. Các Ngành Công an, Kinh tế, Tư pháp, Giáo dục... được tăng cường cán bộ có năng lực.
Nam Bộ là nơi sớm bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, nên việc xây dựng chính quyền ở đây gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong những năm 1947 - 1948, Chính phủ đã cử nhiều cán bộ vào bổ sung cho Nam Bộ. 1948, lần đầu tiên Nam Bộ tiến hành cuộc bầu cử Hội đồng nhận dân từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Từ năm 1950, bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân tiếp tục được củng cố và kiện toàn theo hướng thống nhất, tập trung, mạnh mẽ, quyết đoán có khả năng đảm đương được nhiệm vụ điều khiển chiến tranh và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Để chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy chính quyền, tháng 2- 1950, Hội nghị kháng chiến hành chính được tổ chức, gồm đại biểu ba miền Bắc, Trung, Nam. Bản Quy chế công chức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được áp dụng theo Sắc lệnh số 76/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 20-5-1950. Đây là một bước tiến khá lớn về công tác hành chính.
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp cơ sở được quan tâm đặc biệt. Từ năm 1948, để củng cố và kiện toàn cấp xã, vấn đề đào tạo cán bộ địa phương đã được đặt ra. Nhiều lớp huấn luyện ngắn hạn (8 đến 20 ngày) đã được tổ chức để bồi dưỡng cho cán bộ xã. Cán bộ từ cấp huyện trở lên thì được rèn luyện trong công tác hằng ngày hoặc được bổ túc trong các lớp
dài hạn (3 tháng). Từ năm 1949 - 1950, khắp các khu đều mở lớp "bổ túc cấp xã". Các cuộc thi đua "xây dựng xã" được đặc biệt khuyến khích.
Một trong những biện pháp nâng cao hiệu lực của bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân trong kháng chiến chống Pháp là tăng cường vai trò của Ngành Tư pháp và Toà án nhân dân.
Ngày 28-5-1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 11/SL tiếp tục bổ sung các sắc lệnh trước đây, khẳng định thẩm quyền của Toà án nhân dân. Hệ thống Toà án nhân dân gồm có Ban Tư pháp xã, Toà án sơ cấp Toà án đệ nhị cấp và Toà án thượng thẩm. Ngoài hệ thống Toà án nhân dân, Toà án binh (thành lập ngày 23- 81946) cũng được quy định bổ sung về chức năng và nhiệm vụ.
Ngày 25-4-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 45/SL thành lập Toà án binh tối cao để xét xử những quân nhân từ cấp trung đoàn hoặc những quân nhân làm việc ở cơ quan Trung ương phạm pháp.
Hoạt động của hệ thống tư pháp, toà án trong những năm 1948 - 1950 đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững trật tự trị an, trấn áp lực lượng phản động, bảo vệ tài sản quốc gia, tính mạng và tài sản nhân dân.
Trong quá trình củng cố, kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp, Đảng, Chính phủ và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, bồi dưỡng nếp sống, đạo đức, nhân cách văn hoá của cán bộ công nhân viên. Coi "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "có cán bộ tốt, việc gì cũng xong", ngay trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết một loạt tác phẩm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc về công tác cán bộ trong điều kiện của một đảng cầm quyền, như Cán bộ tốt và cán bộ xoàng (6-1947), Thư gửi các nhân viên cơ quan Chính phủ (6- 1947), Cán bộ và đời sống mới (7- 1947) và nhất là cuốn Sửa đổi lối làm việc (10-1947). Cuốn sách nêu rõ nhiệm vụ, vai trò, tư cách đạo đức, trách nhiệm và hướng phấn đấu của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước trong điều kiện vừa kháng chiến, vừa xây dựng đất nước và xây dựng con người mới. Những điều Hồ Chí Minh nêu trong cuốn sách về lề lối làm việc nói riêng và nhân cách; đạo đức cán bộ công nhân viên nói chung để trở thành nguyên lí trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Nhà nước ta. Những tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, óc bè phái: quân phiệt, quan liêu, hẹp hòi, ham chuộng hình thức, làm việc lại bàn giấy, vô kỉ luật, ích kỉ... từng bước được khắc phục.
Công tác xây dựng Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hậu phương, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. Vì vậy, nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của cấp uỷ và kiện toàn tổ chức Đảng theo phương châm "phát triển đi đôi với củng cố" thường xuyên được thực hiện.
Từ năm 1948 trở đi, công tác xây dựng Đảng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng. Năm 1946 cả nước mới có 2 vạn đảng viên đến tháng 9-1948 đã tăng lên hơn 15 vạn và sang đầu năm 1950 là 43 vạn, trong đó thành phần công nhân chiếm 8,7%. Trong quân đội, số đảng viên cũng chiếm 1/3 quân số. Số chi bộ Đảng tăng lên nhanh chóng, từ 3.800 chi bộ (năm 1947), đã tăng lên 7.800 chi bộ (năm 1948). Đến đầu năm 1950, hầu hết các vùng địch tạm chiếm cũng như vùng tự do đều có chi bộ, phần lớn các thôn đều có tổ Đảng. Đông đảo công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú được gia nhập Đảng.
Đi đôi với công tác phát triển Đảng, việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đảng viên nhìn chung được các cấp uỷ Đảng quan tâm. Trong 5 tháng đầu năm 1948, riêng Liên khu III mở được 674 lớp bồi dưỡng cho 19.653 đảng viên mới, 105 lớp bồi dưỡng cho 2.785 chi uỷ viên, 32 lớp bồi dưỡng cho 1.067 huyện uỷ viên... 1.Qua các lớp học, cán bộ, đảng viên được bồi
dưỡng về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh...
Nhằm phát huy tính năng động của cơ sở và ứng phó kịp thời với tình thế, Đảng chủ trương xây dựng Chi bộ tự động công tác, coi đó là biện pháp chủ yếu để củng cố cơ sở Đảng. Đếncuối năm 1949, toàn miền Bắc có 1.000 chi bộ tự động công tác;trong đó có nhiều chi bộ kiểu mẫu, điển hình là các chi bộThượng Bằng La (Yên Bái), Đình Bảng (Bắc Ninh), Cự Nẫm và Cảnh Dương (Quảng Bình)... Tuy nhiên trên phạm vi toàn quốc, số chi bộ có năng lực tự động công tác còn ít, mới chiếm 25% tổng số chi bộ (tính đến năm 1950) 2.
Nhìn chung, qua chiến đấu và xây dựng, Đảng ta ngày càng vững mạnh; sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo và uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, Đảng cũng phạm một số sai lầm, khuyết điểm, nặng về phát triển số lượng, chưa coi trọng đúng mức chất lượng đảng viên. Nhằm khắc phục thiếu sót này, từ tháng 9-1950, Đảng tạm
ngừng phát triển để củng cố tổ chức.
b) Về quân sự
Với đường lối chiến tranh nhân dân, Đảng ta chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân: Dân quân, du kích là lực lượng đông đảo nhất, tiếp đó là bộ đội địa phương và trên cùng là bộ đội chủ lực. Dân quân, du kích là lực lượng chủ yếu quyết định sự phát triển mạnh mẽ của phong trào chiến tranh du kích trong cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Du kích là một lực lượng cực kì to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sức du kích thật mạnh thì chiến tranh giải phóng nhất định thắng lợi. Tổ chức chặt chẽ và rộng khắp, trong vùng địch và xung quanh vùng địch, làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ "thiên la địa võng" mà địch không tài gì thoát ra được. Địch đi đến đâu cũng bị chặn đánh. Địch làm gì cũng bị phá hoại. Du kích làm cho địch có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, có chân cũng như què. Một bộ phận địch thì bị du kích tỉa dần, tỉa mòn. Bộ phận địch còn sống sót, thì ăn không yên, ở không yên, nghe gió thổi chim kêu cũng hoảng sợ, rồi cũng bị du kích tiêu diệt nốt" .
Tháng 2-1947, Bộ Quốc phòng ra thông tư quy định mọi công dân Việt Nam từ 1 8 tuổi đến 45 tuổi vào dấn quân và quy định: Dân quân, tự vệ có nhiệm vụ canh gác phòng gian trong địa phương, vận tải, tiếp tế, tải thương giúp đỡ du kích địa phương. Du kích địa phương có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ làng
mạc, tài sản, tính mạng của nhân dân, độc lập tác chiến hoặc phối hợp với bộ đội.Thực hiện chủ trương của Đảng, từ mùa hè năm 1947 trở đi, hàng chục vạn người hăng hái gia nhập các đơn vị dân quân, du kích và tự vệ chiến đấu. Cuối năm 1947, trên nhiều địa phương, ở xã có từ 1 đến 2 trung đội dân quân tự vệ, huyện có từ 1 đến 2 trung đội du kích và tỉnh có từ 1 đến 2 đại đội du kích thoát li sản xuất. Tại một số vùng bị địch tạm chiếm vẫn duy trì các đội công tác đặc biệt hoạt động bí mật. Đến cuối năm 1949, số dân quân, du kích trong cả nước đã có khoảng một triệu người, trong đó có hàng ngàn lão du kích được gọi là Bạch đầu quân. Trang bị của dân quân tự vệ, du kích còn thiếu thốn và thô sơ Vũ khí, trang bị tự chế là chính, gồm mìn, lựu đạn, súng kíp, cung nỏ, giáo, mã tấu, kiếm; một số nơi có súng trường. Về sau, với phong trào "cướp vũ khí địch đánh địch", trang bị của dân quân, du kích có phần khá hơn.
Việc huấn luyện dân quân, du kích ngày càng đi vào nền nếp. Tại Việt Bắc, Khu IV, Khu V và các căn cứ thuộc Nam Bộ, chế độ huấn luyện thường kì cho dân quân, du kích được duy trì. Chương trình học về chính trị là những bài sơ giản về cách mạng, kháng chiến, các quy định về kỉ luật phòng gian giữ bí mật; về quân sự là những bài tập chiến thuật cá nhân, tập kích, phục kích, báo động sẵn sàng chiến đấu... Trước yêu cáu mới của kháng chiến, cùng với việc phát triển dân quân, du kích, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương xây dựng lực lượng bộ đội địa phương. Đây là lực lượng vũ trang trực thuộc các khu tỉnh huyện, được chính quyền địa phương xây dựng làm công cụ chủ chết bảo vệ địa bàn của mình. Ngày 7-4-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Sắc lệnh quy định: "Quân đội Quốc gia Việt Nam gồm có hai phần: Quân đội chính quy và quân đội địa phương. Bộ đội địa phương có ba đặc điểm chính là: có tính cách địa phương, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, tự trang bị và tự túc về cấp dưỡng" 1.Thực hiện sắc lệnh của Chính phủ, ngày 7-7-1949, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra Nghị định số l03fNQ quy định tổ chức bộ đội địa phương và Thông tư số 46/TT quy định nhiệm vụ của cơ quan các cấp, các ngành đối với việc xây dựng bộ đội địa phương. Theo tinh thần đó, các đơn vị du kích tập trung được nâng thành các trung đội, đại đội bộ đội địa phương ở huyện và các tiểu đoàn bộ đội địa phương ở tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương. Tính đến cuối năm 1949, từ Liên khu IV trở ra, lực lượng bộ đội địa phương đã lên tới 20.000 người; đến năm 1950, tăng lên 45.000 người. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đến đầu năm 1950, mỗi huyện có từ một đến hai đại đội bộ đội địa phương.
Bộ đội địa phương ra đời và phát triển đã từng bước thay thế các đại đội độc lập, làm nòng cốt cho chiến tranh du kích ở địa phương. Bộ đội chủ lực được Đảng và Chính phủ chủ trương xây dựng từ khá sớm, vì đó là lực lượng quyết định số phận quân đội viễn chinh của thực dân Pháp. Ngày 26-8-1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 76/SL thành lập Đại đoàn Độc lập (thực tế tương đương cấp trung đoàn). Đầu năm 1948, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích, cùng với việc phát triển mạnh lực lượng dân quân, du kích, từ Liên khu IV trở ra, hơn 1/3 bộ đội chủ lực (l03/299 đại đội) phân tán thành các đại đội độc lập, đội vũ trang tuyên truyền, đội xung phong công tác. Những đơn vị này có nhiệm vụ đi sâu vào vùng địch tạm chiếm, bí mật gây dựng cơ sở, hướng dẫn quần chúng đấu tranh, tiến hành vũ trang tuyên truyền, diệt tề trừ gian, gây crựng Và mở rộng phong trào du kích địa phương. Hoạt động trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ và đầy nguy hiểm, cán bộ, đảng viên và chiến sĩ ta đã nêu cao ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Có những cán bộ hoạt động ở vùng Tây Nguyên đã tự động cởi trần, đóng khố, cà răng căng tai, phơi nắng cho da đen, học hỏi phong tục tập quán, tìm hiểu nguyện vọng của dân để hoà nhập với dân. Đó là những chiến sĩ kiểu mẫu của dân tộc, những người con xứng đáng của Đảng, rất dũng cảm, tận tuỵ, bất kì gian lao nguy hiểm thế nào, vẫn cứ đi sát với dân, vẫn cứ bám lấy công việc, không nhút nhát, không than phiền, hi sinh cả tính mạng cũng không tiếc.
Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950, các đại đôi độc lập được rút về cùng với các tiểu đoàn tập trung để xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực. Từ Liên khu IV trở ra, mỗi Liên khu đã xây dựng được từ 2 đến 3 trung đoàn chủ lực. Ở Nam Bộ, mỗi khu có một trung đoàn. Tính chung cả nước, đến năm 1950 có 12 trung đoàn chủ lực. Ngày 28-8-1949, đại đoàn (sau gọi là sư đoàn) chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, mang tên Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân tiên phong), được thành lập, đánh dấu bước xây dựng hoàn chỉnh lực lượng vũ trang ba thứ quân. Tiếp đến, Đại đoàn 304 ra đời ngày 10-3- 1950, Đại đoàn 312 thành lập ngày 27-12-1950...
Bộ Tổng tư lệnh cũng quyết định thành lập Cục Pháo binh (5- 1949), Cục Thông tin trên lạc (31-7-1949). Cùng với sự lớn mạnh về tổ chức, lực lượng vũ trang (nhất là bộ đội chủ lực) từng bước trưởng thành về chính trị, quân sự và hậu cần. Sức chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân được nâng cao rõ rệt qua thực tiễn chiến đấu. Từ cuối năm 1948, thực hiện chủ trương tổng phá tề, xoá bỏ chính quyền địch ở cớ sở, lực lượng du kích cùng nhân dân vùng tạm bị địch chiếm nổi dậy phá tề trên phạm vi rộng lớn, lập lại chính quyền kháng chiến. Kết quả phá tề đã làm tan rã và tê liệt một phần lớn bộ máy chính quyền tay sai của Pháp ở thôn xã trong vùng địch tạm chiếm.
Những hội tề còn lại rất hoang mang, dao động. Ở nhiều nơi, hội tề tỏ ra bất lực, không dám thi hành các mệnh lệnh của thực dân Pháp. Tổng phá tề thực chất là những cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân ở vùng tạm bị địch chiếm, có lực lượng vũ trang hỗ trợ, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp uỷ Đảng, nhằm phá tan hệ thống kìm kẹp và chống lại có hiệu quả chính sách dùng người Việt đánh người Việt của địch.
Phong trào chiến tranh du kích diễn ra rất phong phú. Du kích và nhân dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, bằng mọi vũ khí và dưới nhiều hình thức, tiêu hao lực lượng địch, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta.
Trong hai năm 1949, 1950, chiến tranh du kích ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Sự phát triển mạnh mẽ của chiến tranh du kích cùng với các cơ sở chính trị đã dẫn đến sự hình thành làng chiến đấu, khu chiến đấu. Phong trào xây đựng làng chiến đấu phát triển rất mạnh. Đến cuối năm 1948, trên địa bàn Liên khu III có 480 làng chiến đấu1. Có những làng chiến
đấu, khu chiến đấu đã đương đầu có hiệu quả với nhiều cuộc càn phá ác liệt của địch, tiêu biểu là Cự Nẫm, Cảnh Dương, Hưng Đạo (Quảng Bình), Ái Quốc (Hải Dương), Vật Lại (Sơn Tây), Chi Lăng (Lạng Sơn), Xi Tơ (Tây Nguyên), Điện Tiến (Quảng Nam)... Một số nơi ở Nam Bộ xây dựng được địa đạo toàn thôn, toàn xã. Nhiều nơi xây dựng được căn cứ tỉnh, huyện, như căn cứ Lang Tài ở Bắc Ninh, Kinh Môn ở Quảng Ninh (sau thuộc Hải Dương), v.v... Phong trào du kích chống chính sách bình định của địch, phục hồi và phát triển cơ sở kháng chiến của quân và dân ta là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, có nhiều tổn thất hi sinh.
Song, qua cuộc đấu tranh gian khổ, quân và dân ta có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo, đã vượt qua mọi trở ngại, đưa chiến tranh du kích ngày một lớn mạnh, mang tính chất quần chúng rộng rãi, trở thành một phương thức tiến công chiến lược của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong vùng tạm bị địch chiếm, nhân dân ta đứng lên đấu tranh chống địch dưới nhiều
hình thức phong phú. Ở nông thôn, phong trào chống thu thóc, chống nộp thuế, chống đi phu, bắt lính, chống khủng bố. . . diễn ra sôi nổi. Những nơi có phong trào mạnh, nhân dân và lực lượng vũ trang tiến hành phá tề, trừ gian, làm công tác địch vận, bao vây đồn bốt, không hợp tác với địch, phát triển chiến tranh du kích. Bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, dân quân, du kích và nhân dân đánh giặc ở mọi lúc, mọi nơi và với nhiều loại vũ khí; có khi chỉ bằng tay không, dùng mưu bắt sống địch, cướp súng. Hoạt động du kích thiên biến vạn hoá đã được nhân dân ta thực hiện một cách sinh động trên khắp các chiến trường.
Ở các thành phố, thị xã, quần chúng cũng tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành, vạch mặt, phản đối các tổ chức "hội đồng an dân", "hội đồng chấp chính" làm tay sai cho Pháp; ở một số nơi, ta còn bắt sống hay trừng trị những tên tay sai đắc lực của Pháp. Song song với việc phát triển chiến tranh du kích, coi du kích chiến là chính, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương còn tranh thủ đánh vận động. Từ năm 1948 trở đi, vận động chiến được đẩy mạnh dần và trong những năm sau trở thành hình thức tác chiến tương đối phổ biến của quân đội ta.
Nhìn chung từ năm 1948 đến năm 1950, quân đội ta đã mở hàng chục chiến dịch đánh vận động quy mô nhỏ trên chiến trường toàn quốc. Điển hình là các chiến dịch: Nghĩa Lộ (3- 1948), Yên Bình Xã (6-1948), Đường số 3 (7-1948), Đông Bắc (10-1948), Sông Đà (l-1949), Sông Thao (5-1949), Chiến dịch Hồ Chí Minh ở Tây Nguyên (6-1949), Lê Lợi, Lê Lai (ll-1949) ở Quảng Trị và Quảng Bình, v.v... Từ các trận đánh lẻ với binh lực sử dụng phô biến là đại đội, quân đội ta tiến lên đánh tập trung ở quy mô tiểu đoàn có những chiến dịch sử dụng từ 2 đến 4-5 trung đoàn trên một địa bàn rộng. Đó là một bước tiến của quân đội ta trên con đường từ du kích chiến lên vận động chiến, từ chiến tranh du kích tiến dần lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.
Phối hợp với đấu tranh vũ trang, ở các đô thị bị địch chiếm đóng, phong trào đấu tranh chính trị cũng diễn ra mạnh mẽ. Ngày 9-1-1950, khoảng 3.000 học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi trả tự do cho 12 học sinh bị bắt trong cuộc bãi khoá xảy ra hồi cuối năm 1949. Cuộc biểu tình được hàng vạn đồng bào các giới nhiệt liệt hưởng ứng. Giặc Pháp cho 500 lính và cảnh sát khủng bố dã man. Học sinh Trần Văn Ơn bị giết hại. Tin đó làm cho quần chúng căm phẫn và ngày 12-1-1950, toàn thành phố Sài Gòn tổng bãi công, bãi thị. Hơn nửa triệu người tham gia đưa tang Trần Văn Ơn. Tiếp đó, tại Chợ Lớn lại nổ ra cuộc biểu tình phản đối định sát hại nữ sinh Trần Bội Cơ. Giữa những ngày sục sôi khí thế chiến đấu của đồng bào ta, đế quốc Mĩ cho hai tàu ngư lôi loại lớn cập bến cảng Sài Gòn. Một tàu sân bay chở 70 máy bay chiến đấu Mĩ cũng vào thả neo ở ngoài khơi Đà Nẵng. Đế quốc Mĩ âm mưu mở cuộc thao diễn lớn của không quân và hải quân, phô trương lực lượng hòng trấn áp tinh thần đấu tranh của đồng bào ta, đồng thời cổ vũ tinh thần
cho bè lũ tay sai. Khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn chủ trương phát động một cuộc
đấu tranh lớn. Ngày 19-3-1950, hơn 300.000 đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn xuống đường biểu tình, đấu tranh trực diện với đế quốc Mĩ, buộc tàu Mĩ phải vội vã rút chạy.
Tại Hà Nội, từ đầu năm 1950, địch ra sức củng cố, tổ chức lại hệ thống phòng thủ, tăng cường công sự và binh lực, ráo riết lùng sục và khủng bố. Chúng chỉnh đơn lại hệ thống ngụy quyền ở cơ sở, lập thêm Sở công an Bắc Việt bên cạnh Sở mật thám Pháp.
Đảng bộ Hà Nội chủ trương xây dựng và củng cố lực lượng, chống khủng bố, bảo vệ phong trào. Sau sự kiện 9-1-1950 ở Sài Gòn - Chợ Lớn, theo chủ trương của Thành uỷ, học sinh Hà Nội tổ chức đợt đấu tranh kéo dài trong một tuần lễ (từ ngày 13 đến 20- 1). Kết hợp với đấu tranh chính trị, các lực lượng vũ trang cũng đẩy mạnh hoạt động trừ gian diệt ác, đánh phá các cơ sở kinh tế, quân sự của địch. Ờ Sài Gòn, quân và dân ta trong trị tên thực dân cáo già Đờ la Sơvrôchie (De la Chevrotière), trùm mật thám Badanh
(Bazin), Bộ trưởng ngụy quyền Vương Văn Nhường. Tại Hà Nội, bộ đội ta tập kích sân bay Bạch Mai (18-l-1950), phá huỷ 22 máy bay, đất cháy 600.000 lít xăng.
c) về kinh tế
Nhiệm vụ của nhân dân ta là phải nỗ lực xây dựng nền kinh tế kháng chiến có tính chất dân chủ nhân dân, có khả năng tự cấp, tự túc, vừa đáp ứng được những nhu cầu của kháng chiến, vừa từng bước cải thiện đời sống của cán bộ, bộ đội và nhân dân; đồng thời phải đấu tranh chống lại sự phá hoại của địch.
Kinh tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kì này chú trọng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp.
Ngày 14-5-1950, Chính phủ ra Sắc lệnh số 68/SL về việc thành lập Ban Kinh tế Chính phủ với nhiệm vụ nghiên cứu, khởi thảo, đệ trình Chính phủ những chính sách, chương trình hoặc kế hoạch quan trọng về kinh tế. Ban Kinh tế Chính phủ đã đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ trong công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến và kiến quốc. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, chủ trương chung của Đảng và Chính phủ là xây dựng nền kinh tế toàn diện. Nhưng do thực trạng kinh tế của đất nước lúc đó và vùng giải phóng chủ yếu ở nông thôn, miền núi, nên nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế kháng chiến. Đảng và Nhà nước động viên nông dân, cán bộ, bộ đội thi đua canh tác, đắp đê, chống hạn hán, lũ lụt, cải tiến kĩ thuật, khai hoang, phục hoá; đồng thời đầu tư vốn cho nông dân vay, phân phối giống, tổ chức tổ đổi công, hợp tác giúp nhau sản xuất. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Để tạo điều kiện cho nông dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Đảng và Chính phủ chủ trương tiếp tục thi hành chính sách giảm tô, giảm tức và tạm cấp ruộng đất "vắng chủ”, chia lại ruộng đất công cho công bằng, hợp lí.
Chính phủ ban hành một loạt sắc lệnh về ruộng đất: Sắc lệnh số 78/SL (14-7-1949) quy định giảm tô 25% so với mức tô trước Cách mạng tháng Tám, xoá bỏ tô phụ và chế độ quá điền, lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh; Sắc lệnh số 25/SL (13-2-1950) về việc sử dụng ruộng đất vắng chủ; Sắc lệnh số 88/SL quy định thể lệ lĩnh canh ruộng đất và Sắc lệnh 89/SL (22-5-1950) quy định việc giảm lãi, xoá nợ, hoãn nợ đối với những việc vay mượn trước đây... Hội đồng giảm tô, giảm tức, Ban giảm tô, giảm lãi xã được thành lập. Phần lớn ruộng đất do nông dân lĩnh canh đã được giảm tô 25%. Từ năm 1945 đến năm 1949, nông dân đã được chia 177.000 ha ruộng đất, trong đó ruộng đất của thực dân Pháp là 18.400 ha, ruộng đất của địa chủ là 39.600 ha, ruộng đất công và bán công là 19.000 ha. Từ năm 1949, số ruộng đất chia cho nông dân ngày càng nhiều hơn. Thông qua những chính sách trên đây, chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ bị thu hẹp dần; đời sống nông dân có những chuyển biến đáng kể. Tình hình sở hữu ruộng đất ở nông thôn trong các vùng tự do có sự biến đổi khá lớn. Song song với việc đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân, Đảng và Nhà nước còn hướng dẫn nông dân từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể dưới những hình thức thích hợp.
Cuối năm 1949, cả nước có 27.291 tổ đổi công và hợp công 1, 982 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1950, cả nước có 25.491 tổ đổi công và hợp công, 1.562 hợp tác xã. Một số biện pháp kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp được áp dụng .
Công tác thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, địch hoạ được coi trọng. Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (20-5- 1948) đã chỉ rõ: "Không bỏ đất hoang, miền núi phát triển thêm nương rẫy. Miền biển đắp đê những bãi tân bồi, khai ngòi ở những vùng úng thuỷ. Sửa chữa những kênh đào hiện có, đào thêm kênh ở những nơi cần thiết". Thực hiện chủ trương trên, tính chung trong 3 năm (1948 - 1950), các cấp chính quyền địa phương đã huy động 4 triệu ngày công, đào được gần 3 triệu m3 đất để sửa chữa đê điều. Các chương trình đào đắp kênh mương dẫn nước vào ruộng, đào ao, đào giếng, đắp đê ngăn nước mặn, sử dụng máy bơm để chủ động tưới, tiêu nước được áp dụng rộng rãi. Nhờ đó, một số vùng đồi núi, trung du và nhiều diện tích đất hoang hoá được đưa vào canh tác. Nhiều diện tích cấy một vụ lúa đã tăng lên hai vụ trong năm, diện tích trồng hoa màu cũng được mở rộng. Trong năm 1949, Liên khu IV và Đồng Tháp Mười phục hoá được 70.313 ha, vùng hữu ngạn sông Hồng khai khẩn được 10.000 mẫu ruộng ở vùng bán sơn địa. So với năm 1949, trong năm 1950, Liên khu Việt Bắc sản xuất thêm được 45.000 tấn lúa và 192.000 tấn hoa màu. Công tác bảo vệ sản xuất được chú ý. Các tỉnh đều thành lập Ban bảo vệ mùa màng dân - quân - chính ở những nơi cần thiết. Một số địa phương thuộc Liên khu III, IV, V và Nam Bộ đã phổ biến cho nông dân kinh nghiệm "gặt hái xung phong", phân tán và cất giấu trâu bò, thóc lúa, có tác dụng giảm bớt sự thiệt hại do địch phá hoại.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước rất chú trọng xây dựng và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, tài chính.
Trong những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, công nhân đã di chuyển máy móc, vật tư, nguyên liệu ra các vùng tự do, các khu căn cứ. Đó là vốn vật chất đầu tiên để xây dựng nền công nghiệp kháng chiến. Những xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã được xây dựng trong các vùng tự do và vùng căn cứ địa. Công nghiệp quốc phòng là bộ phận quan trọng nhất trong thời kì kháng chiến. Đến cuối năm 1947, công nghiệp quốc phòng nước ta đã có hàng loạt nhà máy, xí nghiệp thuộc quyền quản lí của Cục Quân giới Bộ Quốc phòng và Ban vũ khí dân quân, Công an, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn các khu, tỉnh. Cục Quân giới quản lí 89 xưởng, 12 công trường. Đến năm 1950, ngành công nghiệp quốc phòng có 150 nhà máy, công xưởng và hàng trăm công trường hoặc tổ vũ khí, với 25.000 công nhân. Trong các xưởng quân giới, cán bộ và công nhân nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tự sáng chế được nhiều loại vũ khí và đạn dược. Chỉ tính từ năm 1946 đến năm 1950, các xưởng quân giới từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 1.323 tấn vũ khí, đạn dược các loại; trong đó có kiểu súng cối các cỡ 60 mm, 120 mm, súng SKZ...
Nhịp độ sản xuất trong các xưởng quân giới rất nhanh. Nếu như năm 1946, các xưởng sản xuất được 100 tấn vũ khí, đạn dược, thì năm 1947 là 707; năm 1948 là 1.044 và năm 1949 là 3.544. Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phục vụ dân sinh như dệt, giấy, diêm, xà phòng, đồ gốm, chè, đường... cũng được xây dựng và phát triển. Ở Bắc Bộ, nhiều tỉnh mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải, đáp ứng một phần nhu cầu về mặc cho bộ đội và nhân dân. Đặc biệt, Liên khu V đã tự túc gần như hoàn toàn nhu cầu về mặc cho bộ đội và nhân dân. Ở Nam Bộ, các xưởng dệt thủ công bước đầu được thành lập. Những xưởng dệt lớn có tới vài trăm công nhân, chủ yếu may quần áo cho bộ đội; xưởng nhỏ có từ 50 đến 100 công nhân, sản xuất các loại vải phục vụ cho quốc phòng và nhân dân.
Trong kháng chiến, nghề giấy phát triển mạnh ở nhiều nơi do nhu cầu giấy rất lớn. Ở Trung ương có các cơ sở sản xuất giấy quy mô lớn đáng chú ý có Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy giấy Việt Nam, Xưởng sản xuất bột giấy Hoàn Kiếm... Đặc biệt, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã sản xuất được các loại giấy dó rất dai, dùng để in tem và cung cấp cho Bộ Tài chính in tiền. Ở mỗi liên khu cũng có nhiều xưởng nhỏ, sản xuất giấy cung cấp cho học sinh, các cơ quan, báo chí và xuất bản. Nghề làm đường cũng phát triển khá nhanh. Năm 1948, ở Liên khu Việt Bắc chưa có cơ sở sản xuất đường, nhưng đến, năm 1949 đã xây dựng được rất nhiều lò đường, mỗi năm sản xuất được 1.110 tạ. Ở Nam Bộ có 233 lò sản xuất đường, cung cấp đủ nhu cầu của nhân dân trong vùng tự do.
Ngoài các ngành dệt, giấy, đường, các nghề làm xà phòng, muối, nước mắm, đồ dùng thuỷ tinh, nông cụ... được khuyến khích phát triển. Chính phủ không chỉ cho vay vốn, mà còn cử cán bộ kĩ thuật xuống các địa phương tìm hiểu tình hình và hỗtrợ kĩ thuật cho các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện về nguyên, vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Ngành công nghiệp khai khoáng được coi trọng. Ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, một số mỏ ở vùng chiến khu do Pháp khai thác trước đây đã tiếp tục hoạt động trở lại. Các mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên), Minh Khai (Tuyên Quang), Đầm Bùn, Khe Bố (Nghệ An) là những mỏ đầu tiên được coi là doanh nghiệp Nhà nước. Một số mỏ kim loại cũng được khai thác (mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng, mỏ ăngtimoan Tân Trào - Tuyên Quang, mỏ crôm Thanh Hoá, vàng Bồng Miêu - Quảng Nam...), v.v...
Những cố gắng và kết quả đạt được của quân và dân ta trong xây dựng và phát triển kinh tế kháng chiến tự cấp tự túc là hết sức to lớn. Sản xuất nông nghiệp trong những năm 1948 – 1950 tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng được Đảng và Chính phủ quan tâm giúp đỡ về giống, vốn, cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh khai hoang phục hoá..., nên đã tạo được niềm tin của nhân dân đối
với thắng lợi của kháng chiến. Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất được nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Nhiều mặt hàng trước kia phải mua trong vùng Pháp chiếm đóng, đến nay đã tự sản xuất được, làm thất bại âm mưu phong toả kinh tế của thực dân Pháp. Tuy nhiên, tình hình nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn gặp khó khăn nghiêm trọng, nhất là ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh, hoặc ở những vùng có chiến sự ác liệt. Ở nhiều chiến trường (Việt Bắc, Tây Bắc, Bình - Trị - Thiên, Tây Nguyên...), đời sống nhân dân, bộ đội rất kham khổ, thiếu thốn. Nguyên, vật liệu bảo đảm cho sản xuất quốc phòng và một số nhu cầu thiết yếu khác ngày càng khan hiếm.
Để phục vụ cho nhu cầu chiến đấu và sản xuất, ngày 29-2- 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 410/SL thành lập Cục Tiếp tế vận tải thuộc Bộ Kinh tế trên cơ sở sáp nhập Nha Tiếp tế với các cơ quan phân tán muối. Sau khi thành lập, Cục Tiếp tế vận tải tổ chức 2 chi nhánh ở Liên khu I và Liên khu X; dưới chi nhánh là các chi cục. Các tỉnh cũng thành lập những chi cục do Cục Tiếp
tế vận tải trực tiếp chỉ đạo. Ở Nam Bộ, do địa hình kênh rạch, việc giao thông vận tải khó khăn, lại bị quân Pháp phong toả gắt gao, nên ta chủ trương tất cả mọi lực lượng đều tham gia tiếp tế vận tải; các lực lượng vũ trang phải yểm trợ, bảo vệ việc vận chuyển hàng hoá. Đến giữa năm 1949, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ đã thành lập Ban tiếp tế hàng hải để vận chuyển thóc gạo cho các tỉnh Nam Trung Bộ và chuyển vũ khí, đạn dược, tài liệu sách báo về Nam Bộ.
Theo đà phát triển của kháng chiến, việc củng cố và mở rộng giao thông vận tải ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Do đó, từ giữa năm 1948, việc khôi phục, sửa chữa đường sá bắt đầu được thực hiện và đẩy mạnh trong những năm sau. Riêng trong năm 1948, tính từ Quảng Bình trở ra, nhân dân ta đã sửa chữa được 5.006 km đường bộ, làm được 8.304 mét cầu 1 ở Liên khu IV, cùng với việc nạo vét các kênh đào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá phục vụ các công binh xưởng miền núi và sự đi lại của nhân dân, ta xây dựng đoạn đường sắt La Khê - Đò Vàng dài 30 km, mở thêm gần 300 km đường xuyên sơn 2. Ở Liên khu V, ngay từ đầu năm 1948, ta bắt đầu khôi phục tuyến đường sắt từ An Tân (Tam Kì, Quảng Nam) đến La Hai (Đồng Xuân, Phú Yên) dài 300 km. Trên cả nước, một hệ thống giao thông thủy, bộ, đã dần dần hình thành, lúc chạy qua hậu phương, khi len lỏi qua vùng địch hậu.
Từ năm 1950, việc mở đường, sửa đường càng trở nên cấp thiết. Đến cuối năm 1950, các lực lượng giao thông công chính, công binh, thanh niên xung phong và dân công đã sửa chữa xong 1 .046 km đường ô tô 173 km đường cho xe thô sơ... Liên khu Việt Bắc được Trung ương giao nhiệm vụ gấp rút sửa chữa những con đường lớn hướng ra biên giới.
Từ phá đường để cản bước tiến quân giặc hồi đầu kháng chiến, đến nay lại mở đường để tiến công giặc, điều đó đã phản ánh bước phát triển đi lên của cuộc kháng chiến. Cùng với nhiệm vụ sửa chữa và làm thêm đường phục vụ
mục đích quân sự, nhân dân ta còn sửa chữa và mở thêm nhiều đoạn đường phục vụ phát triển kinh tế. Đến năm 1950, các Liên khu Việt Bắc, Liên khu III và Liên khu IV đã sửa chữa được 4.327 km đường, đào đắp 105.533 m3 đất, sửa và làm lại 3.877 m cầu. Các tuyến đường sắt cũ được khôi phục và đặt thêm những tuyến đường mới ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
Việc vận tải trên các tuyến đường thuỷ cũng được khai thác triệt để. Trong chiến tranh, thông tin liên lạc giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì vậy, ngay từ đầu năm 1948, Trung ương Đảng quyết định sáp nhập Ban phân phối tài liệu của Tổng bộ Việt Minh vào Ban giao thông liên lạc Trung ương. Các Ban giao thông ở các khu, tỉnh được bổ sung cán bộ từ huyện uỷ viên trở
lên.
Ngành Bưu điện cũng được củng cố. Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, các Nha Bưu điện Bắc Bộ, Bắc phần Trung Bộ và miền Nam được bãi bỏ để thành lập các Liên khu Bưu điện. Đến tháng 5-1948, Bộ Giao thông công chính ra quyết định hợp nhất Ban Giao thông liên lạc Trung ương với Bưu điện thành Nha Bưu điện Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng lớn, theo quyết định của Hội nghị cán bộ giao thông Trung ương (27-5- 1949), ngành Bưu điện được chia thành hai bộ phận: Ban thư tín và Ban hoả tốc. Các đường thư hoả tốc từ Trung ương đến các liên khu, tỉnh, huyện, xã trở thành đường thư chủ yếu chuyển công văn, tài liệu, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đến khắp các vùng trong cả nước. Trên mặt trận văn hoá - giáo dục, cùng với việc xoá bỏ nền văn hoá, giáo dục nô dịch, ngu dân của chế độ thực dân - phong kiến, chúng ta tích cực xây dựng nền văn hoá - giáo dục mới theo ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Mọi hoạt động văn hoá trong kháng chiến đều hướng theo phương châm "kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến".
Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng ( 15- 17-1-1948) đã nêu rõ nhiệm vụ của ngành văn hoá, giáo dục là: "Động viên văn hoá thực sự tham gia kháng chiến, ủng hộ kháng chiến, đào tạo nhân tài và cán bộ cung cấp cho các ngành kháng chiến" . Từ ngày 16 đến 20-7-1948, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai được triệu tập. Hội nghị đã thông qua bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày. Báo cáo nêu rõ lập trường văn hoá Mác xít, tính chất và nhiệm vụ văn hoá dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hoá thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm văn hoá kháng chiến. Tiếp đó, Hội Văn hoá Việt Nam được thành lập, tập hợp đông đảo các nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ, khoa học, giáo dục thành một mặt trận văn hoá kháng chiến.
Cuối tháng 2-1949, Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ văn hoá nhằm đẩy mạnh hoạt động văn hoá kháng chiến và xây đựng văn hoá dân tộc, dân chủ nhân dân. Thông qua cuộc đấu tranh tư tưởng, các khuynh hướng văn học nghệ thuật thuần tuý, nghệ thuật vị nghệ thuật bị phê phán, loại trừ. Nhiều tác phẩm văn học gồm đủ các thể loại (tuỳ bút, kịch, thơ, truyện...) và nhiều
bài hát, bản nhạc của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng được sáng tác phục vụ kịp thời công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Một nếp sống lành mạnh, có văn hoá được xây dựng và phát triển ở khắp các vùng tự do. Các tệ nạn xã hội về cơ bản bị xoá bỏ. Tình trạng lãng phí trong hội hè, cúng bái, ma chay, cưới xin giảm bớt khá nhiều.
Về giáo dục, phong trào bình dân học vụ tiếp tục mở rộng. Đến tháng 6-1950, cả nước có 10.000.000 người thoát nạn mù chữ; trong đó số đông được tiếp tục qua lớp dự bị để củng cố trình độ biết đọc, biết viết. Cùng thời gian này, cả nước có 10 tỉnh, 80 huyện, 1.424 xã, 7.248 thôn, bản đã hoàn thành thanh toán nạn mù chữ. Ở Nam Bộ, dù trong hoàn cảnh có nhiều khó
khăn, nhưng cũng thanh toán xong nạn mù chữ ở 102 xã. Trong các vùng tự do Liên khu V, hầu như không có thanh niên nào là không biết chữ.
Ngành Giáo dục phổ thông phát triển khá nhanh chóng. Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947, việc dạy và học trong các nhà trường đi dần vào thế ổn định. Từ ngày 10 đến ngày 15- 7-1948, Bộ Giáo dục triệu tập Hội nghị giáo dục toàn quốc tại Việt Bắc. Quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị và chỉ rõ: Muốn xây dựng một nền
giáo dục kháng chiến và kiến quốc, phải sửa đổi chương trình giáo dục cho phù hợp với yêu cầu kháng chiến và kiến quốc; phải biên soạn sách, sửa đổi cách dạy học, đào tạo cán bộ... Từ sau Hội nghị này, ngành Giáo dục đã có những bước chuyển biến về nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập. Tháng 2- 1950, Bộ Giáo dục triệu tập Hội nghị trù bị về Đề án cải cách
giáo dục. Tháng 7-1950, đề án này đã được Hội đồng Chính phủ thông qua, cho thi hành hệ thống trường phổ thông 9 năm và chương trình giảng dạy mới thay thế hệ thống trường phổ thông cũ (12 năm). Đây là cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, xác định rõ bản chất, mục đích, nguyên tắc giáo dục và mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân lao động tương lai có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ
kháng chiến, kiến quốc. Số giáo viên và học sinh phổ thông tăng lên rõ rệt. Năm 1945, cả nước có 290.161 học sinh và 3.629 giáo viên; đến năm 1950 đã tăng lên 439.130 học sinh và 11.162 giáo viên.
Một số trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng được xây dựng như Đại học Y - Dược (1947), Cao đẳng Giao thông - Công chính (1948), Trung học Giao thông (1948), Trung học Sư phạm (1950).
Công tác y tế được Nhà nước hết sức coi trọng. Từ năm 1948, mạng lưới y tế được củng cố, có hệ thống từ xã đến tỉnh, gồm các trạm cứu thương, trạm xá, phòng phát thuốc, bệnh xá, bệnh viện. Cuộc vận động thực hiện nếp sống vệ sinh được đẩy mạnh. Phong trào "ba sạch" (ăn sạch, uống sạch, ở sạch), "bốn diệt" (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt chấy rận) ngày càng ăn sâu, lan rộng trong quần chúng. Ngoài những hình thức tuyên truyền vệ sinh, như biểu ngữ, nói chuyện, mít tinh, triển lãm..., sở y tế các liên khu còn mở nhiều lớp truyền bá vệ sinh thường thức để huấn luyện số học viên do các xã cử lên. Ở các địa phương, phong trào đào giếng, làm hố xí, tổ chức "Ngày sạch sẽ", tuần "Tổng tẩy uế” được đông đảo nhân dân hưởng ứng góp phần cải thiện một phần bộ mặt nông thôn.
Công tác y tế nông thôn được đẩy mạnh. Ngoài việc thành lập phòng phát thuốc, nhà hộ sinh ở các huyện và ban (hoặc trạm) cứu thương, tải thương ở các xã, từ năm 1949, Viện Bào chế Trung ương còn có sáng kiến sản xuất những tủ thuốc thôn quê để bán cho các xã với giá rẻ. Năm 1950, Bộ Y tế lại cho thành lập Nha y tế thôn quê với nhiệm vụ phổ biến tài liệu truyền bá vệ sinh và y tế hương thôn, đào tạo cán bộ y tế xã và nữ hộ sinh nông thôn, lập tủ thuốc, xây dựng và theo dõi thực hiện phong trào vệ sinh ở nông thôn.
Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác y tế đã thu được nhiều kết quả. Tính đến năm 1950, ở các vùng tự do đã có 6.443 cơ sở y tế nông thôn, 1.670 cơ sở hộ sinh xã với 4.092 cán bộ làm công tác y tế xã, cứu thương, hộ sinh xã. Tại Nam Bộ, mỗi huyện có ban quân - dân y, quân - dân y xá, tổ nha y, tổ hộ sinh, tổ bào chế. Các xã đều có ban y tế, trạm cứu thương, nhà bảo sinh...
d) về ngoại giao .
Cùng với việc xây dựng thực lực trong nước, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Chính sách ngoại giao của nước Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ là "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” .
Theo phương hướng đó, ngoại giao Việt Nam thời kì này bắt đầu thiết lập được các mối liên hệ trực tiếp với một số nước Đông Nam Á, trước hết là Thái Lan và từ đó mở rộng địa bàn tiếp xúc, tuyên truyền quốc tế phát triển ngoại giao nhân dân để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn thân thiện và "muốn cộng tác với nhân dân Pháp như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng" 1. Từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1947, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội Pháp và cả Tổng thống Pháp Vanhxăng Ôriôn (Vincent Auriol), đề nghị "lập lại ngay nền hoà bình đê tránh cho hai nước chúng ta khỏi bị hao người thiệt của, và để gây lại sự cộng tác và tình thân thiện giữa hai dân tộc" . Những đề nghị của Chính phủ ta không được Chính phủ Pháp đáp ứng. Ngược lại, thực dân Pháp đã cử Pôn Muýt (Phút Mus) đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 5-1947), ngang ngược đòi ta phải nộp vũ khí cho họ, đòi để cho quân đội thực dân Pháp được đi lại tự do trên khắp đất nước ta.
Đối với các nước châu Á, cùng với việc tăng cường khối liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào, Chính phủ ta tích cực xây dựng quan hệ thân thiện với các nước dựa trên lập trường chống đế quốc thực dân, bảo vệ độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chính phủ ta đã tỏ tình đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Inđônêxia, Ấn Độ; duy trì tình hữu nghị với Thái Lan, Mianma... và cử đoàn đại biểu đi dự Hội nghị Liên Á họp ở Niu Đêli (3-1947). Tháng 4-1947, Chính phủ ta đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc (Thái Lan) và được hưởng đặc quyền như một cơ quan ngoại giao. Tranh thủ chính sách của Chính phủ Thái Lan là chống thực dân và ủng hộ cuộc kháng chiến của ta, từ tháng 2-1948 Trung ương Đảng cử 10 cán bộ sang Băng Cốc để tăng cường cho cơ quan đại diện và đặt quan hệ với các đoàn thể quốc tế tại Thái Lan, Trung Quốc và Miến Điện.
Đầu năm 1948, Chính phủ ta lại cử một đoàn cán bộ ngoại giao sang Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cử nhiều đoàn đại biểu tham dự các cuộc hội nghị quốc tế như Hội nghị Công đoàn ngành Giầy da ở Tiệp Khắc (6-1949), Hội nghị thuỷ thủ và công nhân bến tàu ở Mácxây (7-1949), Hội nghị thanh niên công nhân thế giới ở Praha, v.v...
Từ cuối năm 1949, cùng với sự lớn mạnh của lực lượng kháng chiến, uy tín của Nhà nước ta được nâng lên. Tình hình quốc tế cũng có những chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi cho ta. Trong bối cảnh ấy, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để tranh thủ rộng rãi sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng hoà bình, dân chủ thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung quốc hội đàm với Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tiếp đó, Người sang Liên Xô hội đàm với Xtalin cùng các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô về những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến ở Việt Nam. Chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ thêm sự đoàn kết và viện trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến phát triển đi lên.
Ngày 14-1-1950, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới"
Ngày 15-1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố công nhận nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô đã công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong vòng một tháng sau đó nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức, Cộng hoà Nhân dân Hunggari, Rumani, Ba Lan, Bungari, Anbani) cũng lần lượt công nhận Chính phủ ta. Việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao. Thắng lợi đó góp phần nâng cao uy tín và địa vị của Nhà nước ta trên chính trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta./.
Theo Sách LSVN 1945-2000