uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Nếu chúng ta không làm gì đó, thì đến một ngày chính con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra. Và hậu quả đó đang âm ỉ hằng ngày và dần dần hiển hiện vào cuộc sống của chúng ta. Phải làm gì khi Việt Nam cũng chính là một trong những nơi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu?
Báo cáo cho thấy hậu quả ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu nếu không hành động tình hình sẽ càng khó kiểm soát. Đáng chú ý, Việt Nam đứng thứ năm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Nước đứng đầu trong danh sách này là Haiti khi mới phải hứng chịu trận bão mạnh nhất trong nửa thế kỷ. Tiếp đến là Zimbabue - quốc gia đã gánh chịu đợt hạn hán khắc nghiệt và lũ quét tồi tệ vừa qua.
Nền nhiệt trung bình của Việt Nam ngày càng tăng
Theo Hiệp hội Bảo tồn Thế giới (World Conservation Union, IUCN), các nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia bị ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong nhiều năm gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng khắc nghiệt.
Trong hội thảo về biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chương trình nghiên cứu của CGIAR về biến đối khí hậu, an ninh lương thực khu vực Đông Nam Á tổ chức thì trung bình mỗi năm, nhiệt độ Việt Nam tăng từ 0,5-0,7 độ C trong 50 năm qua.
Thời tiết bất thường khắp cả nước
Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 - 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 - 100 km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.
Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.
Trong mùa khô 2016 – 2017, Nam Bộ cũng như TPHCM đã xuất hiện một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng mưa các tháng trong mùa khô cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây trái. Theo chuyên gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm.
Dự báo về tác động của biến đổi khí hậu
– Những kịch bản biến đổi khí hậu vào năm 2100
– Nhiệt độ trung bình tăng : 2~3 độ
– Mực nước biển dâng: 57 ~ 73 cm
Nguy cơ ngập lụt nếu nước biển dâng 1m
– 39% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long với 35% dân số chịu ảnh hưởng
– 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng với 9% dân số chịu ảnh hưởng
– 2,5% tổng diện tích các tỉnh ven biển miền trung với 9% dân số chịu ảnh hưởng
– 4% hệ thống đường sắt chịu ảnh hưởng
– 9% hệ thống đường quốc lộ chịu ảnh hưởng
– 12% hệ thống tỉnh lộ chịu ảnh hưởng
Cuối thế kỷ 21, TPHCM sẽ bị ngập 20% diện tích
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến gần đây vượt xa mức được ghi nhận là kỷ lục trước đó. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2016 lại phá kỷ lục của năm 2015, trở thành năm nóng nhất trong lịch sử tồn tại của loài người; Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tiếp tục tăng, đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm. BĐKH được dự báo là có nhiều diễn biến phức tạp trong những năm tới, tiếp tục tạo ra nhiều thách thức về kinh tế - xã hội, an ninh và môi trường.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là một trong những khu vực dễ bị tổn thương, chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Nhiều loại hình thiên tai, hiện tượng khí hậu và thời tiết cực đoan diễn ra với quy mô, tần suất và mức độ ngày càng lớn. Số liệu 2015 cho thấy, trong tổng số 90 cơn bão toàn cầu, 344 thảm họa thiên tai thì có đến gần 50% số đó xuất hiện ở các quốc gia và vũng lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH do có bờ biển dài. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, TPHCM sẽ bị ngập trên 20% diện tích thành phố.
Tại hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á- Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tổ chức mới đây tại TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và cho biết, TPHCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH. Tác động mạnh nhất đến thành phố là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường. “Tình trạng ngập lụt ở đô thị, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn, nước biển dâng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nguồn cung cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân thành phố” - ông Nguyễn Thiện Nhân nói. Trên một km2, TPHCM có số dân, chất thải sinh hoạt, nhu cầu nước sinh hoạt và mật độ giao thông gấp 17 lần bình quân cả nước. “Đây thực sự là những thách thức rất lớn cho việc đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân và làm cho thành phố nhạy cảm hơn với tác động của BĐKH”- ông Nguyễn Thiện Nhân cho hay.
VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG 10 NƯỚC CHỊU ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Một báo cáo thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tham dự Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP 23) diễn ra tại Bonn (Đức) đó là bản báo cáo về 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu trong năm 2016 do tổ chức phi lợi nhuận German Watch tiến hành.
Báo cáo cho thấy hậu quả ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu nếu không hành động tình hình sẽ càng khó kiểm soát. Đáng chú ý, Việt Nam đứng thứ năm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Nước đứng đầu trong danh sách này là Haiti khi mới phải hứng chịu trận bão mạnh nhất trong nửa thế kỷ. Tiếp đến là Zimbabue - quốc gia đã gánh chịu đợt hạn hán khắc nghiệt và lũ quét tồi tệ vừa qua.
Nền nhiệt trung bình của Việt Nam ngày càng tăng
Theo Hiệp hội Bảo tồn Thế giới (World Conservation Union, IUCN), các nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia bị ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong nhiều năm gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng khắc nghiệt.
Trong hội thảo về biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chương trình nghiên cứu của CGIAR về biến đối khí hậu, an ninh lương thực khu vực Đông Nam Á tổ chức thì trung bình mỗi năm, nhiệt độ Việt Nam tăng từ 0,5-0,7 độ C trong 50 năm qua.
Thời tiết bất thường khắp cả nước
Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 - 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 - 100 km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.
Nắng nóng làm chảy nhựa đường quốc lộ 1A đoạn Nghi Lộc, Nghệ An (Ảnh: Vietnamnet)
Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.
Trong mùa khô 2016 – 2017, Nam Bộ cũng như TPHCM đã xuất hiện một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng mưa các tháng trong mùa khô cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây trái. Theo chuyên gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm.
Dự báo về tác động của biến đổi khí hậu
– Những kịch bản biến đổi khí hậu vào năm 2100
– Nhiệt độ trung bình tăng : 2~3 độ
– Mực nước biển dâng: 57 ~ 73 cm
Nguy cơ ngập lụt nếu nước biển dâng 1m
– 39% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long với 35% dân số chịu ảnh hưởng
– 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng với 9% dân số chịu ảnh hưởng
– 2,5% tổng diện tích các tỉnh ven biển miền trung với 9% dân số chịu ảnh hưởng
– 4% hệ thống đường sắt chịu ảnh hưởng
– 9% hệ thống đường quốc lộ chịu ảnh hưởng
– 12% hệ thống tỉnh lộ chịu ảnh hưởng
Cuối thế kỷ 21, TPHCM sẽ bị ngập 20% diện tích
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến gần đây vượt xa mức được ghi nhận là kỷ lục trước đó. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2016 lại phá kỷ lục của năm 2015, trở thành năm nóng nhất trong lịch sử tồn tại của loài người; Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tiếp tục tăng, đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm. BĐKH được dự báo là có nhiều diễn biến phức tạp trong những năm tới, tiếp tục tạo ra nhiều thách thức về kinh tế - xã hội, an ninh và môi trường.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là một trong những khu vực dễ bị tổn thương, chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Nhiều loại hình thiên tai, hiện tượng khí hậu và thời tiết cực đoan diễn ra với quy mô, tần suất và mức độ ngày càng lớn. Số liệu 2015 cho thấy, trong tổng số 90 cơn bão toàn cầu, 344 thảm họa thiên tai thì có đến gần 50% số đó xuất hiện ở các quốc gia và vũng lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH do có bờ biển dài. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, TPHCM sẽ bị ngập trên 20% diện tích thành phố.
Tại hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á- Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tổ chức mới đây tại TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và cho biết, TPHCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH. Tác động mạnh nhất đến thành phố là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường. “Tình trạng ngập lụt ở đô thị, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn, nước biển dâng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nguồn cung cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân thành phố” - ông Nguyễn Thiện Nhân nói. Trên một km2, TPHCM có số dân, chất thải sinh hoạt, nhu cầu nước sinh hoạt và mật độ giao thông gấp 17 lần bình quân cả nước. “Đây thực sự là những thách thức rất lớn cho việc đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân và làm cho thành phố nhạy cảm hơn với tác động của BĐKH”- ông Nguyễn Thiện Nhân cho hay.
Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp