Đề bài: Viết bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng”.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy.
- Nguyễn Duy là bút danh, họ tên là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa.
- Ông gia nhập quân đội từ 1966, vào Bộ tư lênh Thông tin và đi suốt hành trình chiến đấu và chiến thắng cùng quân và dân ta trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Từ 1976, chuyển ngành về làm báo Văn nghệ giải phóng. Hiện công tác tại tuần báo Văn nghệ.
- Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm và rất đẹp, một vẻ đẹp chân quê. Sau này, cảm xúc trữ tình trong thơ Nguyễn Duy ít nhiều pha màu sắc triết lý khá thâm trầm, ấn tượng, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư.
- Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em, Đường xa…
- Năm 1973, Nguyễn Duy được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với bốn chùm thơ: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông. Tặng thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam (1984).
Giới thiệu về bài thơ.
- Bài thơ Ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978, sau đưa vào tập Ánh trăng – tập thơ được tặng thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Bài thơ như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Bài thơ được xem là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thủy chung.
- Nét đặc sắc về nghệ thuận của bài thơ: là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hài hòa, sâu lắng. Nhịp thơ trôi chảy, nhẹ nhàng, thiết tha cảm xúc khi trầm lắng suy tư. Các biện pháp nghệ thuận nhân hóa, ẩn dụ. Kết cấu giọng điều tạo nên sự chân thành, có sức truyền cảm sâu lắng.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy.
- Nguyễn Duy là bút danh, họ tên là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa.
- Ông gia nhập quân đội từ 1966, vào Bộ tư lênh Thông tin và đi suốt hành trình chiến đấu và chiến thắng cùng quân và dân ta trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Từ 1976, chuyển ngành về làm báo Văn nghệ giải phóng. Hiện công tác tại tuần báo Văn nghệ.
- Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm và rất đẹp, một vẻ đẹp chân quê. Sau này, cảm xúc trữ tình trong thơ Nguyễn Duy ít nhiều pha màu sắc triết lý khá thâm trầm, ấn tượng, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư.
- Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em, Đường xa…
- Năm 1973, Nguyễn Duy được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với bốn chùm thơ: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông. Tặng thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam (1984).
Giới thiệu về bài thơ.
- Bài thơ Ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978, sau đưa vào tập Ánh trăng – tập thơ được tặng thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Bài thơ như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Bài thơ được xem là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thủy chung.
- Nét đặc sắc về nghệ thuận của bài thơ: là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hài hòa, sâu lắng. Nhịp thơ trôi chảy, nhẹ nhàng, thiết tha cảm xúc khi trầm lắng suy tư. Các biện pháp nghệ thuận nhân hóa, ẩn dụ. Kết cấu giọng điều tạo nên sự chân thành, có sức truyền cảm sâu lắng.