Viện Hải Dương học, nơi lưu trữ hàng ngàn sinh vật biển

uocmo_kchodoi

Moderator
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC, NƠI LƯU GIỮ HÀNG NGÀN SINH VẬT BIỂN
Nếu là một người đam mê nghiên cứu các loài sinh vật biển, hoặc đơn giản chỉ là yêu thích động vật thôi, thì có lẽ viện Hải Dương học ở Nha Trang là một địa điểm mà bạn không thể nào bỏ qua được. Hãy cùng butnghien ghé một vòng tham quan nơi này nhé!

Viện Hải dương Nha Trang nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam. Sở dĩ viện Hải dương học được lựa chọn đặt tại Nha Trang là do bờ biển nơi đây thuộc loại sâu nhất tại Việt Nam lại cách hải phận quốc tế không xa.

Lý giải về sự đa dạng sinh học ở biển Nha Trang, các nhà khoa học cho biết nhờ vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đặc thù biển Nha trang có hai dòng biển nóng và dòng biển lạnh giao nhau. Dòng biển nóng từ khu vực xích đạo di chuyển lên, dòng biển lạnh từ phương Bắc chảy xuống và gặp nhau ở biển Nha Trang tạo nên môi trường sinh sống ôn hòa thuận lợi cho các loài sinh vật biển. Nhờ vậy sự đa dạng sinh học ở đây rất cao, các loài cá thường di chuyển về đây để sinh sản, hệ thống thực vật biển cũng rất phong phú. Chính sự đa dạng, phong phú đó là cơ sở cung cấp nguồn cứ liệu sống cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học.
dong-bien-nong-va-lanh.jpg

Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau (Ảnh: ST)

Viện Hải Dương Học Nha Trang có gì?

Bảo tàng sinh vật biển và Bảo tàng hải dương học là 2 khu vực sẽ đem đến cho bạn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị. Bảo tàng sinh vật biển là nơi trưng bày các mẫu vật của các loài sinh vật biển. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng mãn nhãn hơn 20.000 mẫu vật của 4.000 loài sinh vật biển khác nhau. Ngoài ra bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu vật của các sinh vật nước ngọt được sưu tầm ở vịnh Thái Lan, biển Đông, Campuchia.

bao-tang-sinh-vat-bien-e1503246418436.jpg

Bảo tàng sinh vật biển (Ảnh: ST)​
\
Bảo tàng viện Hải dương học nổi tiếng với những bộ mẫu vật “khủng”. Nếu bạn chỉ được ngắm những chú cá voi khổng lồ, những bộ xương hóa thạch khổng lồ qua ti vi, mạng internet thì đến đây bạn sẽ được trực tiếp mục sở thị bộ xương cá voi khổng lồ dài tới 26 m, cao 3 m. Và thêm nhiều bộ mẫu vật lớn khác.

bo-xuong-ca-voi-e1503246546751.jpg

Bộ xương cá voi khổng lồ (Ảnh: ST)
trai-khong-o.jpg

Trai khổng lồ (Ảnh: ST)
ca-tam-trung-hoa.jpg

Cá Tầm khổng lồ (Ảnh: ST)​

Hiện nay số lượng bò biển không còn nhiều, nên rất cần được nghiên cứu và bảo tồn. Chúng còn có một tên gọi khác là mỹ nhân ngư, loài nay có tuổi thọ khá cao (từ 60 – 70 năm). Trong Viện hảo dương học có lưu giữ và nghiên cứu một bộ xương bò biển.

bo-bien.jpg

Mẫu vật bò biển (Ảnh: ST)
my-nhan-ngu-e1503246987559.jpg

Bò biển còn có tên gọi khác là Mỹ nhân ngư (Ảnh: ST)​
Viện bảo tàng Hải Dương Học Việt Nam, một hệ thống không thể tách rời của viện Hải dương học là địa điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách. Tại đây có những phòng trưng bày về lịch sử của viện, có những công trình nghiên cứu, các thiết bị nghiên cứu qua các thời kỳ, cùng lịch sử ngành đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam.

phong-trung-bay-e1503247015156.jpg

Phòng trưng bày (Ảnh: ST)
xac-lap-ky-luc-e1503247058104.png

Viện Hải dương học Nha Trang có lịch sử nghiên cứu lâu dài (Ảnh: ST)​
Địa điểm du lịch này đang lưu trữ số mẫu vật lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ khu vực ghi dấu kết quả các công trình nghiên cứu, tìm hiểu của viện Hải dương trong suốt quá trình hoạt động của mình. Các mẫu vật được bài trí hết sức khoa học với lớp lớp những loài, những loại, hoặc để trần, hoặc ngâm trong những bình Hoóc – môn ghi rõ tên khoa học cùng tên thường dùng của từng cá thể.


Bước vào khu nhà kính của Viện Hải dương học không gian ngập tràn sắc màu của của các loài san hô, ở đây bạn tha hồ chụp những bức ảnh lung linh trên phông nền xanh nước biển được tô điểm những gam màu sắc nổi bật của những rặng san hô, những đàn cá biển. Nơi đây không chỉ là điểm đến tham quan du lịch mà còn là đại điểm giáo dục cộng đồng về hệ sinh thái biển, về tầm quan trọng của biển trong môi trường sống, giúp các bạn nhỏ tìm hiểu nhiều kiến thức về các loài sinh vật biển cũng như ý thức bảo vệ môi trường.

Các loài tảo ở đây vô cùng nhiều chỉ có thể điểm một vài cái tên quen thuộc như: Tảo xanh, tảo đỏ, tảo kim, tảo lục, tảo xoắn …thêm vào đó còn có các loài nguyên thủy, các loài giáp xác.

tao-do-e1503247403233.jpg

Tảo đỏ (Ảnh: ST)
mot-so-loai-giap-xac-e1503247430949.jpg

Một số loài giáp xác (Ảnh: ST)​

Phía ngoài theo lối đi vào, ta còn được ngắm nhìn các loài thủy sản biển nuôi trong bể lớn và bể kính như: rùa biển, cá mập, rắn biển, các loài nhuyễn thể… rất sống động và cuốn hút.

Mới chỉ qua những hình ảnh này nhưng chắc rằng cũng đã đủ cho bạn thấy được sự sinh động và đa dạng của sinh vật nơi đây rồi đúng không? Hi vọng đây sẽ là một gợi ý lý tưởng cho chuyến tham quan mùa hè này của độc giả ^^!

Nguồn: vntrip.vn
 
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC (tiếp)

Mình xin cung cấp thêm một số thông tin về viện Hải Dương học cho những ai cần biết nhé!

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Số 01 Cầu Đá, đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (+84)(58) 3590.036 - 3590.032Fax: (+84)(58) 3590.034
Email: haiduong@dng.vnn.vn; vanthu@vnio.vast.vn
Website: https://www.vnio.org.vn

BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng:
PGS.TS. NCVCC. Võ Sĩ Tuấn

Phó Viện trưởng:
1. TS.NCVC. Lê Đình Mầu
2. TS.NCVC. Đào Việt Hà


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn
- Phó chủ tịch Hội đồng: TS. Phạm Xuân Kỳ
- Thư ký: TS. Hồ Văn Thệ
- Ủy viên: PGS.TS. Bùi Hồng Long, TS. Đào Việt Hà, GS. Nguyễn Ngọc Lâm, GS.TS. Đoàn Như Hải, TS. Lê Đình Mầu, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, TS. Nguyễn Văn Long

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Các phòng chuyên môn
- Phòng Vật lý biển
- Phòng Thực vật
- Phòng Thủy - địa hóa
- Phòng Động vật có Xương sống
- Phòng Địa chất biển
- Phòng Nguồn Lợi Thuỷ sinh
- Phòng Công nghệ nuôi trồng
- Phòng Sinh vật Phù du
- Phòng Sinh thái và Môi trường
- Phòng Hóa sinh
- Trung tâm Dữ liệu & GIS – Viễn thám​
Bảo tàng Hải dương học
- Phòng Quản Lý Chuyên môn Bảo tàng
- Phòng Kỹ thuật và Truyền thông

Các đơn vị chức năng
-
Phòng Thông tin - Thư viện
- Phòng Thiết bị - phân tích
- Monitoring và Đài trạm
+ Trạm Nha Trang
+ Trạm Cần Giờ
- Trạm Thực nghiệm
- Tổ Tàu thuyền

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ

- Phòng Quản lý tổng hợp​

NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ SAU:
  • Điều tra, nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên, nguồn lợi sinh vật và không sinh vật (khoáng sản, dầu khí, giao thông, hàng hải…), nghiên cứu các quá trình xảy ra trong thủy quyển, khí quyển và thạch quyển trong toàn vùng biển Việt Nam và Biển Đông, bao gồm các thủy vực ven biển (cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh) và các đảo.
  • Điều tra, nghiên cứu hiện trạng và diễn biến nhiễm bẩn môi trường biển, nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý nhiễm bẩn nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển nguồn lợi một cách ổn định.
  • Nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt trên biển phục vụ công tác phòng chống thiên tai, như hiện tượng nước dâng trong bão, sóng thần, xói lở, bồi tụ...
  • Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ biển nhằm phục vụ thiết kế và xây dựng các công trình biển, phát triển nuôi trồng hải sản, chiết xuất các chất hoạt tính từ sinh vật biển và các sản phẩm từ nước biển, thiết kế và chế tạo các dụng cụ và máy móc hải dương học chuyên dùng.
  1. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan sản xuất trong nước tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nước ngoài vào Việt Nam.
  2. Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ và hải dương học.
  3. Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hải dương học.
  4. Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
  5. Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện.
Hiện nay, Viện Hải dương học có cơ sở chính đóng tại Nha Trang, và 1 trạm Quan trắc và cảnh báo Môi trường Biển ở Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

Viện Hải dương học là một Viện nghiên cứu cơ bản về hải dương học, tài nguyên và môi trường biển đồng thời phát triển nghiên cứu ứng dụng triển khai về bảo tồn đa dạng sinh học; công nghệ nuôi trồng; nguồn lợi động vật và thực vật biển; vật lý hải dương, khí tượng - thủy văn và động lực biển…

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT (trong 10 năm trở lại đây)
  • Điều tra nghiên cứu cơ bản về Biển:
  1. Chế độ thủy văn và động lực Biển Đông (1986 - 1990), nguồn lợi đặc sản dải ven bờ Việt Nam (1991 - 1995), vùng biển nước trồi mạnh Nam Trung Bộ (1991 - 1995), vùng biển Quần đảo Trường Sa (1980 - 2000), điều tra định kỳ Biển Đông (1930 -2000), quy luật xói lở - bồi tụ bờ biển và cửa sông Việt Nam (1996 - 2000).
  2. Xây dựng tập bản đồ lưới dã vịnh Bắc Bộ, chương trình ATLAS Quốc gia, tập bản đồ thủy văn và động lực Biển Đông, tập bản đồ các đặc trưng điều kiện tự nhiên, sinh thái và sức sản xuất sinh học vùng biển nước trồi mạnh Nam Trung Bộ, các bản đồ địa hình và trầm tích thềm lục địa Việt Nam (1995).
  3. Hoàn chỉnh quy trình xây dựng hệ thống dữ liệu biển của quốc gia. Hiện nay, Viện đã thu thập được vốn dữ liệu to lớn của 3 trung tâm dữ liệu cỡ lớn của Quốc tế, là kết quả của 6.731 chuyến khảo sát ở Biển Đông với tổng số trạm là 149.000 trạm. Đã lưu giữ được các thông tin về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, tài nguyên và môi trường Biển Đông. Viện có khả năng cung cấp ngay những thông tin này phục vụ kịp thời đế phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của Nhà nước và của địa phương (2000 – 2005).
  4. Phát hiện các đặc điểm của nhiệt động lực học và khu hệ động vật tây Biển Đông. Đặc biệt, đã thiết lập được bản đồ hệ dòng chảy tầng sâu, khẳng định dọc sườn thềm lục địa miền Trung luôn có dòng chảy mạnh (tốc độ cực đại có thể đạt 40 - 50 cm/s), hướng từ Bắc xuống Nam và tồn tại quanh năm. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc khai thác nguồn lợi biển, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng (2000).
  5. Tham gia xây dựng tập ATLAS biển Việt Nam và lân cận, Động vật chí Việt Nam.
  6. Phát hiện hiện tượng và hệ nhiệt năng hiệu dụng trong biển, rất quan trọng để cung cấp các tham số kỹ thuật, phục vụ nghiên cứu các quá trình vận động của đáy biển, các quá trình xói lở trong khi xây dựng các công trình ngầm như đặt các ống dẫn dầu khí, các cáp quang, các công trình dân sự và quốc phòng (1995 –2000).
  • Ứng dụng triển khai:
  1. Xây dựng các điều kiện kỹ thuật ngoại cảnh để thiết kế các công trình dầu khí ở mỏ Bạch Hổ (hợp tác với liên doanh dầu khí Việt - Xô) (1998)
  2. Từ những năm 1990 đến nay, các nghiên cứu về đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác tài nguyên và tiềm năng bảo tồn thiên nhiên đã được chú trọng. Đã khảo sát và soạn thảo các luận chứng thiết lập các khu bảo tồn biển ở Nam Việt Nam (Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Cau, Hòn Mun, Cù Lao Chàm). Trong số đó, một số khu bảo tồn biển như Hòn Mun (nay là vịnh Nha Trang), Cù Lao Chàm, Phú Quốc đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn tham gia xây dựng các mô hình quản lý và phục hồi hệ sinh thái với sự tham gia của cộng đồng hoặc doanh nghiệp. Việc giám sát rạn san hô cũng được tiến hành đều đặn và cung cấp dẫn liệu cho quản lý thích ứng ở các địa phương.
  3. Hoàn thiện quy trình nuôi cá ngựa thương phẩm trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả nổi bật là đã khép kín được chu trình nuôi, đã tạo ra được các thế hệ cá ngựa F2 và F3. Đây là tiền đề quan trọng, góp phần giải quyết công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng ven biển và hải đảo (1995 đến nay).
  4. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc nuôi trồng một số đối tượng mới đã được tiến hành. Điển hình là trồng rong Nho biển (Caulerpa lentilifera) dùng làm thực phẩm và sản xuất giống thành công và nuôi thương mại loài Cá Khoang Cổ Đỏ (Amphiprion frenatus) trong điều kiện nuôi giữ (2007).
  5. Khảo sát đo đạc tính toán các thông số thiết kế cho 6 công trình ven bờ tỉnh Khánh Hòa (2009 – 2011).
  6. Xử lý và cung cấp thông tin xây dựng cơ sở khoa học-kinh tế - xã hội và công nghệ để khai thác, quản lý và phát triển bền vững các nguồn lợi, tài nguyên và môi trường Biển. Để góp phần trực tiếp phát triển miền Duyên hải và Hải đảo, Viện đã tích cực nghiên cứu các quá trình giải quyết vấn đề con giống vật nuôi, vấn đề quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế (nuôi Nghêu ở Bến Tre, Trà Vinh), nghiên cứu các quá trình Hải dương học, đặc biệt nghiên cứu cơ chế, nguyên nhân và dự báo các tai biến thiên nhiên, các quá trình suy giảm chất lượng môi trường, các giải pháp phát triển nguồn lợi, đồng thời Viện cũng chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn cộng đồng những kỹ thuật thuật đơn giản để khai thác, phát triển và bảo vệ nguồn lợi tài nguyên môi trường một cách bền vững (2000 đến nay).
  • Hợp tác quốc tế về khảo sát nghiên cứu Biển Đông và vùng biển ven bờ Việt Nam:
  1. Đã phối hợp với Philippines tiến hành 4 chuyến khảo sát hỗn hợp quốc tế trên Biển Đông JOMSRE (1996 – 2006). Gần đây, đã tổ chức Hội thảo tổng kết JOMSRE I – IV với sự chủ trì của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có sự tham gia của các Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn; phía đối tác Philippines đại diện Bộ Ngoại giao Philippines, Malaysia, Campuchia… Kỷ yếu Hội thảo cũng đã được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hiện đang chuẩn bị đề án hợp tác khảo sát Biển Đông giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines - JOMSRE pha II. Việc thực hiện dự án là kinh nghiệm trong xây dựng mô hình về Hợp tác, nghiên cứu, khảo sát Biển Đông và tạo không khí hợp tác, hữu nghị để giải quyết các vấn đề về Biển Đông.
  2. Đã tiến hành đề án hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch về lĩnh vực tảo gây hại (HABVIET) (1998 – 2008). Đề án đã đạt được những thành công lớn trong việc phát triển nghiên cứu tảo gây hại nói riêng và thực vật phù du nói chung cho khoa học biển Việt Nam. Đề án đã phát triển mạnh mẽ tiềm lực nghiên cứu tại Viện Hải dương học cả về mặt nhân sự cũng như cơ sở vật chất.
  3. Thông qua đề tài Hợp tác song phương Việt - Đức (Nghị định thư) (2003 đến nay), đã xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ và tin cậy nhất tính đến thời điểm hiện nay của các yếu tố vật lý, môi trường, sinh vật phù du, sinh thái cho khu vực nước trồi. Chính xác hóa cơ chế và nguyên nhân của hiện tượng nước trồi; Làm rõ cấu trúc lớp của hệ dòng ổn định theo hướng Bắc Nam trên khu vực ven bờ Nam Trung Bộ. Mô phỏng hiện tượng nước trồi bằng các mô hình tính hiện đại và có độ tin cậy cao. Đây là Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản quốc tế về biển đầu tiên có quy mô lớn nhất về điều tra vùng nước trồi Nam Trung Bộ góp phần xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về vùng nước trồi và làm cơ sở khoa học cho việc dự báo vùng nước trồi và các vấn đề về khai thác, quản lý phát triển bền vững kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ.
  4. Đề tài NUFU hợp tác với Na Uy: Đa dạng sinh học các vũng vịnh Khánh Hoà (2003-2007); Mô hình hóa vùng ven bờ (2003 – 2011); Mô hình hóa các quá trình động lực, sinh thái các vũng vịnh ven biển Khánh Hòa (Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang); đào tạo 02 NCS, 03 ThS.
  5. Trong khuôn khổ dự án UNEP/GEF Biển Đông “Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan”thực hiện năm 2005-2008 mà Viện Hải dương học là cơ quan chịu trách nhiệm tư vấn chuyên môn, đã phối hợp với tỉnh Kiên Giang xây dựng chương trình hợp tác quản lý các hệ sinh thái và tài nguyên liên quan ở vùng biển xuyên biên giới Việt Nam – Cambodia. Việc ký kết này được GEF đánh giá rất cao và được coi là văn bản thỏa thuận đầu tiên trong khu vực giữa lãnh đạo cấp tỉnh liên quan đến quản lý môi trường và tài nguyên ở vùng biển xuyên biên giới. Điều này còn góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai nước và tạo niềm tin trong giải quyết các vấn đề khác xảy ra trong vùng biển giáp ranh giữa hai nước.
  6. Dự án UNEP “Trình diễn quản lý bền vững tài nguyên rạn san hô ở vùng biển ven bờ huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam” (8/2010 – 5/2013). Đã phối hợp tốt với ban ngành của tỉnh và cộng đồng địa phương triển khai nhiều hoạt động đa dạng: đánh giá ĐDSH, chất lượng môi trường, thiết lập hệ thống trạm giám sát sinh học và môi trường, xây dựng mô hình phục hồi nguồn lợi với sự tham gia quản lý của cộng đồng tại Hòn Chông, xã Thanh Hải.
  7. Dự án song phương Viện HDH-ĐH Stockholm, Thụy Điển: “Đặc trưng rủi ro môi trường do việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp trong khu vực sông Mê Kông – Việt Nam” (2008 – 2011).
  8. Dự án ACIAR (Autralia) “Phát triển nghề nuôi tôm hùm bông ở Indonesia, Việt Nam và Australia” (2009 - 2012). Đã kết thúc và thu hoạch 445 con đủ tiêu chuẩn bán cho thị trường. Viện đã nhận được thư cảm ơn của Chính quyền bang Queensland, tiếp tục chuẩn bị nghiên cứu tiếp.
  9. Hợp tác với IOC/Westpac: xây dựng mạng lưới hợp tác về sinh vật độc hại trong khu vực ASEAN (2011 – 2015)
  10. Dự án Việt Nam - Đan Mạch (CLIMEEViet) “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái cửa sông của VN” (2009 – 2011). Đã kết thúc pha mô hình trình diễn, đang làm thủ tục để phê duyệt chính thức giai đoạn tiếp theo.
Kết:
Trong những năm qua, Viện Hải dương học đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2002), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2007), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2010)...

Nguồn: vast.ac.vn
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top