a. Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa
b. Tuổi:21
b. Nghề nghiệp: Sinh viên Học viện Báo chí Tuyên Truyền
Buổi sáng xuống phố, bất chợt gặp những cơn gió, gió lùa thênh thang thổi vào lòng thoáng bâng khuâng đến lạ...Hà Nội như trở mình ru tình theo gió, những cành đào phảng phất hương Xuân. Phố lạ, dòng người thân quen cứ tấp nập rộn theo nhịp sống, ai ai cũng hối hả để bắt kịp cái không khí rộn ràng của cả đất trời khi vào xuân, tôi lại có cảm giác lạ, ngỡ như gặp lại đâu đó cái cảm giác xốn xang của năm tháng tuổi thơ gửi nơi quê nhà.
Nhịp đập của cuộc sống, sự hối hả của công việc dường như biến thành 1 cơn lốc xoáy cuốn tôi vào, và quên đi thời gian trôi như thế nào, quên đi cả tuổi thơ ngập mùi tết.
Rời quê hương ra thành phố học, dường như không khí nhộn nhịp và sang trọng của thành phố đã đẩy tâm hồn tôi theo một nhịp sống mới, cuốn tôi theo dòng đời hối hả đó, quên đi dư vị quê hương , không để ý đến sự chuyển mình, thay đổi của vùng quê nghèo nàn cày sâu cuốc bẫm, nơi nuôi dưỡng tâm hồn tôi.
Không như các sinh viên khác, 3 cái tết tôi không về nhà, theo nhịp bước của tâm hồn và tiếng gọi của tình nghề, tôi đến với những cái tết ở vùng núi cao, được sống trực tiếp được hòa mình vào cái khí tết ở quê người, được sống trọn vẹn với những người nông dân vùng núi sâu thăm thẳm, được thả hồn trong cái lạnh, cái bình yên của xứ núi mây mù xa xôi....được chào đón nồng nhiệt với đầy ắp tiếng cười và mùi thơm lức từ bánh chưng..., Rồi cả cái tết ở thành phố, tôi cũng được hòa mình và trải nghiệm, Thành phố vào tết tĩnh lặng lắm, nhưng đẹp và rực rỡ....
Dường như những trải nghiện đó đều được tôi ghi chép để viết thành những bài viết giới thiệu đến mọi người, có khi đi cùng bạn để quay phóng sự về chợ tết, về khí tết, về giao thừa vùng xa xôi , núi cao heo hút, đi nhiều, viết nhiều...giờ bất giác nghĩ lại tôi mới ngẫm thấy tôi chưa dành sự ân ái nào cho quê mình cho tết quê, cho nơi mà cả tuổi thơ mười mấy năm trước đã gắn bó và hò reo.... và bây giờ tôi cũng đang đứng ở Thành Phố, đang sống trong không khí những ngày giáp tết, đang hòa mình vào để dựng nên những trang viết về sắc tết ở xứ người...Ồ, chợt nhận ra chỉ còn vài ngày nữa là đến tết, vài ngày nữa thôi năm cũ sẽ hết, năm mới sẽ đến. Khí trời, dậy tuổi thơ.
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Nhớ lắm tuổi thơ, nhớ lắm vùng đất nghèo, nhớ tết quê hương, nơi mà người nông dân cả đời gắn với đồng ruộng. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, khoàng thời gian họ được thả lòng, được sống thoải mái, được đón 1 năm mới. Cũng là dịp để họ dâng hiến đất trời hương vị bánh chưng bánh tét, để cầu mong một năm mới đầy may mắn, mùa màng bội thu. 27 tết năm đó, chợ tết ở quê đã rộn ràng, nhộn nhịp, người người, nhà nhà, chuẩn bị sắm tết, chuẩn bị cho những ngày tết ấm cúng sung túc và no đủ.
Tết là khoảng thời gian để cả giai đình được sung túc bên nhau, được sống , được cười vui không vướng bận, người người, nhà nhà sum họp, kẻ đi làm, người đi học xa đều tấp nập về để được hòa vào khí tết. Tôi thích tết quê lắm, những đứa trẻ như bọn tôi , đều được mua quần áo mới, mùi của quần áo mới thật thích, hạnh phúc lắm, chúng tôi từng đứa từng đứa khoe nhau áo mới. Ngày 28 Tết, các bác thường làm giò, dọn nhà, đi chợ sắm them đồ dự trữ tết…
Những ngày vui nhất của cái Tết là không khí rộn ràng quét dọn nhà cửa, náo nức làm củ kiệu, củ hành, rửa lá dong….Ôi! Sao mà nhớ cái mùi củ hành, củ kiệu, làm nóng ran cả bàn tay, cay xè cả mắt những lúc bị bắt ngồi hàng giờ để bào vỏ, nhớ cả vị hang hang, cay cay, giòn giòn khi ngậm củ hành trong miệng..
Thích cảm giác 29 tết, nhà nhà, người người lo gói bánh chưng, họ không mua, đặt bánh chưng như ở thành phố, mà mỗi nhà tự lo cho mình, Nhớ lắm, nhớ mùi thơm nức của gạo nếp, mùi mát dịu của đậu xanh , và cả cái mùi béo ngậy của thịt ba chỉ…Bánh chưng quê không vuông vắn, không xanh và đẹp như bánh người ta bán như ở thành phố, nhưng tôi chắc chắn rằng nó thơm hơn, ngon hơn, bởi đó là do có bàn tay gói từ người nông dân quê mùa chất phác, gói bằng cả tấm lòng, bằng hương vị quê nhà để hiến dâng trời đất, tổ tiên. và đặc biệt, khi gói bánh, người quê đã thả vào đó cái hồn, cái tâm, cái tình chan chứa, và cái lòng yêu quê hương đất nước, thấm đậm tình người...Ăn bánh chưng quê xanh màu lá, thơm mùi nếp, ngậy hương thịt, bùi bùi, thơm thơm vị đỗ xanh....gần gũi, thân thuộc và ấm áp biết bao...
Gói xong, sẽ được cho vào một cái nồi to, và luộc bánh, bánh chưng quê thường luộc tầm khoảng 10-12 tiếng. Tôi thích hương vị tết quê, thích được ngồi hàng giờ bên bếp than hồng để nấu bánh chưng, ngồi nghĩ về truyền thuyết bánh chưng, ngồi bên bếp than hồng kể nhau nghe những câu chuyện tuổi thơ, chơi trò đoán chữ, chúng tôi còn nướng khoai ăn…..
Thích nhất là những lúc cùng nội đi chợ ngày 30, chợ quê thật đông vui và chất phát. Nhìn những gương mặt vui vẻ mời hàng của người bán như đang mong đợi chợ tan để kiếm “mớ” tiền tiêu Tết. Về chợ Tết quê sẽ thấy được cái chất phác thật thà của người nông dân nơi quê nghèo, vì đa số những người bán hàng ở chợ Tết là do tự tay vun trồng rồi tự tay mang ra bán không qua một trung gian nào cả.
Chiều 30, chúng tôi quay quần bên gia đình và ăn tất niên, bắt đầu từ 30 thì tất cả mọi việc đều dừng lại, giành thời gian cho việc nghỉ ngơi và thăm hỏi họ hàng. Đêm giao thừa là khoảng thời gian đẹp nhất của năm, mẹ tôi cúng tổ tiên để cầu xin cho một năm mới sung túc và mùa màng bội thu, thời khắc giao thừa ở quê vui lắm, không có pháo nổ, không nhộn nhịp như thành phố, không lộng lẫy ánh đèn như nơi thành thị xa xôi, nhưng mọi người đểu ra đường để chào đón khoảng khắc từng giây phút sang năm mới…. Bước sang năm mới, tôi lẽo đẽo theo bố và chị đi thăm hỏi các bác, các cô, các cậu…
Những ngày tết thật vui, tôi thích cái cảm giác được nhận tiền mừng tuổi, được chúc những lời chúc ý nghĩa “ mau lớn”, “ học giỏi”…..Nhớ lắm, thích lắm….
Bỗng giật mình bởi 1 cơn gió lành lạnh, gió xuân, trời lớt phớt mưa, tết tuổi thơ trong tôi bỗng biến mất, nhưng dư âm vẫn còn vang mãi…. Tuổi trẻ đi xa, vươn cánh rộng, cống hiên công sức, viết về những nét đẹp, về những truyền thống việt nam, về tết ở các vùng xa xôi….Nhưng chợt nhận ra rằng, đã 3 năm rồi tôi chưa được đón tết cùng gia đình, tiếng gọi của trái tim, của đất nước đã đưa tôi đi xa….Bỗng ngậm ngùi, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ tiếng cười vui với những bộ quần áo mới, nhớ cả hương vị bánh quê nhà….
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều,
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều.
Sân gạch tường hoa, người quét lại
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.
Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”.
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đẹp mọi góc cạnh, ẩn chứa nét văn hóa sâu sắc, chan chứa tình người, Tết đẹp khi cả đất trời vào Xuân, Tết đẹp ngay ở từng vùng, từng dân tộc, từng nhà, từng người, tết đẹp ngay trên những chiếc bánh chưng xanh, trên cành hoa đào, trên những lì xì và những lời chúc năm mới an khang...tết đẹp ở tiếng cười vang giòn của trẻ con...Và tết đẹp ngay trong cả ký ức tuổi thơ của mỗi người...
Chợt nhận ra, cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp và ý nghĩa, mà nó hiện hữu ngay bên cạnh mình. Tôi nghe phảng phất tiếng mời gọi của quê nhà, sự mong mỏi của mẹ cha, mùi thơm ngậy của bánh chưng quê, mùi cay cay, mặn mặn giòn giòn của của hành, củ kiệu…. Và chính sự thôi thúc này đã thúc đẩy tôi, và tôi đã quyết định về quên, tôi sẽ viết về chính cái tết của quê hương mình, cái Tết đậm đà tình than thương, Cái tết chan chứa đầy tiếng cười của tuổi thơ….
Yêu lắm hương Vị Tết quê!
b. Tuổi:21
b. Nghề nghiệp: Sinh viên Học viện Báo chí Tuyên Truyền
Buổi sáng xuống phố, bất chợt gặp những cơn gió, gió lùa thênh thang thổi vào lòng thoáng bâng khuâng đến lạ...Hà Nội như trở mình ru tình theo gió, những cành đào phảng phất hương Xuân. Phố lạ, dòng người thân quen cứ tấp nập rộn theo nhịp sống, ai ai cũng hối hả để bắt kịp cái không khí rộn ràng của cả đất trời khi vào xuân, tôi lại có cảm giác lạ, ngỡ như gặp lại đâu đó cái cảm giác xốn xang của năm tháng tuổi thơ gửi nơi quê nhà.
Vị tết, quyến luyến dịu dàng
Lòng bất giác chùng lại, nôn nao nhớ, da diết mong, nằng nặng những hoài niệm nhớ thương, mong mỏi và xôn xao lòng , phải chăng đó là dư vị tết quê. Cảm giác ấm áp, như muốn mượn đôi cánh của loài chim bay trên nền trời xuân kia để vút bay về quê hương, về tuổi thơ, để sà vào cái tết ấm áp, tiếng cười sung túc của gia đình, để ngửi vị thơm của bánh chưng bánh tét, vị mặn mặn của vị giò vị thịt..., để nói cười hồn nhiên như thuở nào..
Nhịp đập của cuộc sống, sự hối hả của công việc dường như biến thành 1 cơn lốc xoáy cuốn tôi vào, và quên đi thời gian trôi như thế nào, quên đi cả tuổi thơ ngập mùi tết.
Rời quê hương ra thành phố học, dường như không khí nhộn nhịp và sang trọng của thành phố đã đẩy tâm hồn tôi theo một nhịp sống mới, cuốn tôi theo dòng đời hối hả đó, quên đi dư vị quê hương , không để ý đến sự chuyển mình, thay đổi của vùng quê nghèo nàn cày sâu cuốc bẫm, nơi nuôi dưỡng tâm hồn tôi.
Không như các sinh viên khác, 3 cái tết tôi không về nhà, theo nhịp bước của tâm hồn và tiếng gọi của tình nghề, tôi đến với những cái tết ở vùng núi cao, được sống trực tiếp được hòa mình vào cái khí tết ở quê người, được sống trọn vẹn với những người nông dân vùng núi sâu thăm thẳm, được thả hồn trong cái lạnh, cái bình yên của xứ núi mây mù xa xôi....được chào đón nồng nhiệt với đầy ắp tiếng cười và mùi thơm lức từ bánh chưng..., Rồi cả cái tết ở thành phố, tôi cũng được hòa mình và trải nghiệm, Thành phố vào tết tĩnh lặng lắm, nhưng đẹp và rực rỡ....
Dường như những trải nghiện đó đều được tôi ghi chép để viết thành những bài viết giới thiệu đến mọi người, có khi đi cùng bạn để quay phóng sự về chợ tết, về khí tết, về giao thừa vùng xa xôi , núi cao heo hút, đi nhiều, viết nhiều...giờ bất giác nghĩ lại tôi mới ngẫm thấy tôi chưa dành sự ân ái nào cho quê mình cho tết quê, cho nơi mà cả tuổi thơ mười mấy năm trước đã gắn bó và hò reo.... và bây giờ tôi cũng đang đứng ở Thành Phố, đang sống trong không khí những ngày giáp tết, đang hòa mình vào để dựng nên những trang viết về sắc tết ở xứ người...Ồ, chợt nhận ra chỉ còn vài ngày nữa là đến tết, vài ngày nữa thôi năm cũ sẽ hết, năm mới sẽ đến. Khí trời, dậy tuổi thơ.
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Nhớ lắm tuổi thơ, nhớ lắm vùng đất nghèo, nhớ tết quê hương, nơi mà người nông dân cả đời gắn với đồng ruộng. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, khoàng thời gian họ được thả lòng, được sống thoải mái, được đón 1 năm mới. Cũng là dịp để họ dâng hiến đất trời hương vị bánh chưng bánh tét, để cầu mong một năm mới đầy may mắn, mùa màng bội thu. 27 tết năm đó, chợ tết ở quê đã rộn ràng, nhộn nhịp, người người, nhà nhà, chuẩn bị sắm tết, chuẩn bị cho những ngày tết ấm cúng sung túc và no đủ.
Tết là khoảng thời gian để cả giai đình được sung túc bên nhau, được sống , được cười vui không vướng bận, người người, nhà nhà sum họp, kẻ đi làm, người đi học xa đều tấp nập về để được hòa vào khí tết. Tôi thích tết quê lắm, những đứa trẻ như bọn tôi , đều được mua quần áo mới, mùi của quần áo mới thật thích, hạnh phúc lắm, chúng tôi từng đứa từng đứa khoe nhau áo mới. Ngày 28 Tết, các bác thường làm giò, dọn nhà, đi chợ sắm them đồ dự trữ tết…
Những ngày vui nhất của cái Tết là không khí rộn ràng quét dọn nhà cửa, náo nức làm củ kiệu, củ hành, rửa lá dong….Ôi! Sao mà nhớ cái mùi củ hành, củ kiệu, làm nóng ran cả bàn tay, cay xè cả mắt những lúc bị bắt ngồi hàng giờ để bào vỏ, nhớ cả vị hang hang, cay cay, giòn giòn khi ngậm củ hành trong miệng..
Thích cảm giác 29 tết, nhà nhà, người người lo gói bánh chưng, họ không mua, đặt bánh chưng như ở thành phố, mà mỗi nhà tự lo cho mình, Nhớ lắm, nhớ mùi thơm nức của gạo nếp, mùi mát dịu của đậu xanh , và cả cái mùi béo ngậy của thịt ba chỉ…Bánh chưng quê không vuông vắn, không xanh và đẹp như bánh người ta bán như ở thành phố, nhưng tôi chắc chắn rằng nó thơm hơn, ngon hơn, bởi đó là do có bàn tay gói từ người nông dân quê mùa chất phác, gói bằng cả tấm lòng, bằng hương vị quê nhà để hiến dâng trời đất, tổ tiên. và đặc biệt, khi gói bánh, người quê đã thả vào đó cái hồn, cái tâm, cái tình chan chứa, và cái lòng yêu quê hương đất nước, thấm đậm tình người...Ăn bánh chưng quê xanh màu lá, thơm mùi nếp, ngậy hương thịt, bùi bùi, thơm thơm vị đỗ xanh....gần gũi, thân thuộc và ấm áp biết bao...
Gói xong, sẽ được cho vào một cái nồi to, và luộc bánh, bánh chưng quê thường luộc tầm khoảng 10-12 tiếng. Tôi thích hương vị tết quê, thích được ngồi hàng giờ bên bếp than hồng để nấu bánh chưng, ngồi nghĩ về truyền thuyết bánh chưng, ngồi bên bếp than hồng kể nhau nghe những câu chuyện tuổi thơ, chơi trò đoán chữ, chúng tôi còn nướng khoai ăn…..
Thích nhất là những lúc cùng nội đi chợ ngày 30, chợ quê thật đông vui và chất phát. Nhìn những gương mặt vui vẻ mời hàng của người bán như đang mong đợi chợ tan để kiếm “mớ” tiền tiêu Tết. Về chợ Tết quê sẽ thấy được cái chất phác thật thà của người nông dân nơi quê nghèo, vì đa số những người bán hàng ở chợ Tết là do tự tay vun trồng rồi tự tay mang ra bán không qua một trung gian nào cả.
Chiều 30, chúng tôi quay quần bên gia đình và ăn tất niên, bắt đầu từ 30 thì tất cả mọi việc đều dừng lại, giành thời gian cho việc nghỉ ngơi và thăm hỏi họ hàng. Đêm giao thừa là khoảng thời gian đẹp nhất của năm, mẹ tôi cúng tổ tiên để cầu xin cho một năm mới sung túc và mùa màng bội thu, thời khắc giao thừa ở quê vui lắm, không có pháo nổ, không nhộn nhịp như thành phố, không lộng lẫy ánh đèn như nơi thành thị xa xôi, nhưng mọi người đểu ra đường để chào đón khoảng khắc từng giây phút sang năm mới…. Bước sang năm mới, tôi lẽo đẽo theo bố và chị đi thăm hỏi các bác, các cô, các cậu…
Những ngày tết thật vui, tôi thích cái cảm giác được nhận tiền mừng tuổi, được chúc những lời chúc ý nghĩa “ mau lớn”, “ học giỏi”…..Nhớ lắm, thích lắm….
Bỗng giật mình bởi 1 cơn gió lành lạnh, gió xuân, trời lớt phớt mưa, tết tuổi thơ trong tôi bỗng biến mất, nhưng dư âm vẫn còn vang mãi…. Tuổi trẻ đi xa, vươn cánh rộng, cống hiên công sức, viết về những nét đẹp, về những truyền thống việt nam, về tết ở các vùng xa xôi….Nhưng chợt nhận ra rằng, đã 3 năm rồi tôi chưa được đón tết cùng gia đình, tiếng gọi của trái tim, của đất nước đã đưa tôi đi xa….Bỗng ngậm ngùi, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ tiếng cười vui với những bộ quần áo mới, nhớ cả hương vị bánh quê nhà….
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều,
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều.
Sân gạch tường hoa, người quét lại
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.
Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”.
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đẹp mọi góc cạnh, ẩn chứa nét văn hóa sâu sắc, chan chứa tình người, Tết đẹp khi cả đất trời vào Xuân, Tết đẹp ngay ở từng vùng, từng dân tộc, từng nhà, từng người, tết đẹp ngay trên những chiếc bánh chưng xanh, trên cành hoa đào, trên những lì xì và những lời chúc năm mới an khang...tết đẹp ở tiếng cười vang giòn của trẻ con...Và tết đẹp ngay trong cả ký ức tuổi thơ của mỗi người...
Chợt nhận ra, cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp và ý nghĩa, mà nó hiện hữu ngay bên cạnh mình. Tôi nghe phảng phất tiếng mời gọi của quê nhà, sự mong mỏi của mẹ cha, mùi thơm ngậy của bánh chưng quê, mùi cay cay, mặn mặn giòn giòn của của hành, củ kiệu…. Và chính sự thôi thúc này đã thúc đẩy tôi, và tôi đã quyết định về quên, tôi sẽ viết về chính cái tết của quê hương mình, cái Tết đậm đà tình than thương, Cái tết chan chứa đầy tiếng cười của tuổi thơ….
Yêu lắm hương Vị Tết quê!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: