Vi sinh vật-1

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
Vi sinh vật-1


1.Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật thuộc giới nào?

2.Vi khuẩn gồm những cơ thể nào?

3.Vi khuẩn có những đặc điểm gì?

4.Vi khuẩn cổ (Archaca) khác với vi khuẩn thật ở những điểm nào?

5.Vi sinh vật có vai trò gì trong tự nhiên?

6.Mặt trái của vi sinh vật trong tự nhiên là gì?


TRẢ LỜI:

1.Trong hệ thống phân loại 5 giới gồm: giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật, thì 3 giới đầu thuộc vi sinh vật, trong đó giới khởi sinh là cơ thể nhân sơ, còn giới nguyên sinh và giới nấm là cơ thể nhân thực. Tuy nhiên hiện nay có xu hướng dùng 3 hệ thống lãnh giới (do main) dựa trên so sánh trình tự ARN riboxom. đó là lãnh giới vi khẩu cổ, lãnh giới vi khuẩn và lãnh giới cơ thể nhân thực.

2.Vi khuẩn là 1 trong 2 nhóm, cơ thể nhân sơ, thuộc giới khởi sinh. nhóm thứ nhất là vi khuẩn, bao gồm cả xạ khuẩn và vi khuẩn lam. nhóm thứ 2 là vi khuẩn cổ.

3.Vi khuẩn có hình dạng nhất định: hình cầu (cầu khuẩn), hình que (trực khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn, xoắn thể), hình sợi (xạ khuẩn).
-Vi khuẩn chưa có nhân thực sự, chưa được bao bởi màng nhân, mà mới chỉ có thể nhân là phân tử ADN vòng.
-Bào quan chưa có màng bao.
-Có phương thức dinh dưỡng đa dạng ( hoá dị dưỡng, hoá tự dưỡng, quang tự dưỡng, quang dị dưỡng).
-Có mặt ở khắp nơi, 1 số kí sinh gây bệnh cho người, động vật và thực vật.

4.Những điểm khác biệt cơ bản của vi khuẩn cổ bao gồm:
-Thành tế bào không chứa peptidoglican.
-Màng sinh chất không chứa axit béo.
-Trong ADN có intron.
-Axit amin đầu tiên trong tổng hợp peptit là metionin (như ở cơ thể nhân thực) chứ không phải là N-formyl metionin như ở vi khuẩn thật.
-Nhiều loài chịu mặn cao (20-30%), chịu axit và chịu nhiệt cao.

5.Vi sinh vật tham gia vào các vòng tuần hoàn vật chất trong tư nhiên, như vòng tuần hoàn các nguyên tố nitơ, phốt pho, lưu huỳnh và cacbon.
-Chúng phân giải các hợp chất hưu cơ (vô cơ hoá) làm thức ăn trong các cơ thể khác trong chuỗi thức ăn.
-Vi sinh vật biến đá mẹ thành đất trồng trọt.
-Tham gia vào sự hình thành nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu hoả).
-Đóng vai trò quyết định trong qua trình tự làm sạch môi trường tự nhiên (phân giải xác động vật, thực vật, phân giải các chất độc hại).
-Chúng quyết định thành phần của khí quyển (tạo oxi, hidro, khí cacbonic).

6.Trong tự nhiên, ngoài những nhóm vi sinh vật có ích, còn có những nhóm vi sinh vật gây hại
-chúng là thủ phạm gây nhiều loại bệnh tật cho con người, động vật và thực vật.
-Chúng là nguyên nhân gây hư hỏng lương thực, thực phẩm.
-Chúng phá hoại từ vật dụng hằng ngày cho đến những công trình xây dựng.
Tuy nhiên, nếu nắm vững cơ sở sinh học của vi sinh vật gây hại, người ta có thể đưa ra những biện pháp phòng trừ và hạn chế mặt có hại của chúng.


Nguồn: diendankienthuc.net*​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top