• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Vì sao Việt Nam phải nhập thêm nhiều loại vắc xin ?

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Nhập vắc xin về Việt Nam đã được coi là việc rất quan trong mà chính phủ ưu tiên, từ khi dịch chưa thực sự phát triển tại Việt Nam. Thế nhưng, để nhập được vắc xin phòng ngừa CoVid-19 không phải chuyện một sớm một chiều. Để hiểu hơn, chúng ta cùng xem qua một số thông tin vắc xin và hiện trạng suốt 2 năm vừa qua.

1/ Tóm tắt các loại vắc xin phòng ngừa CoVid-19 hiện nay

Tóm tắt:
- Pfizer/BioNTech: vaccine liên minh Đức - Mỹ, trữ đông -80 đến -60 độ C, rã đông ra ở điều kiện tủ lạnh thông thường chỉ để được tối đa 5 ngày

- Moderna -vaccine Mỹ trữ đông -25 đến -15 độ C, rã đông ra trữ được 30 ngày

- AstraZeneca - vaccine Anh trữ ở điều kiện tủ lạnh thường được 6 tháng

- Janssen: vaccine liên minh Mỹ - Bỉ, nhiệt độ tủ lạnh thường trữ được 3 tháng

- Sinopharm: nhiệt độ tủ lạnh thường, trữ được 2 năm

Đây là tóm tắt còn những thông tin về các loại vaccine này đã có rất nhiều trên báo đài từ tiếng Anh cho đến tiếng Việt rồi.

2/ Những thiệt thòi của Việt Nam

a/ Việt Nam tham gia cơ chế COVAX. Cơ chế này giúp cho các nước kém phát triển và đang phát triển có cơ hội tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19. Số vaccine của AstraZeneca về VN có 2 hướng:

- 30 triệu liều từ hợp đồng mua của công ty VNVC với AstraZeneca với sự giúp đỡ về mặt pháp lý và thủ tục hành chính từ bộ y tế VN

- Các chuyến hàng về từng đợt của COVAX
Đối với Pfizer và Moderna thì VN nhận sự giúp đỡ từ Mỹ qua cơ chế COVAX. Mỹ hiện tại thì quá thừa vaccine vì dân antivax đang cực kì nhiều đến từ cả 2 phe Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Mà như đã thấy vaccine Pfizer, Moderna chỉ trữ được có 6 tháng, nên là không đem đi "làm ngoại giao" thì cũng sẽ phải bỏ mà thôi. Ngoài ra VN cũng chủ động tìm cách đàm phán để mua Pfizer và Moderna theo hướng "tự lực cánh sinh" nhằm chủ động linh hoạt trong việc tiêm chủng cộng đồng.

Tuy nhiên VN không nằm ở nhóm hàng đầu được ưu tiên tiếp cận Pfizer và Moderna. Từ các pha nghiên cứu sơ khởi thì những công ty dược sẽ đi kêu gọi vốn đầu tư từ tư nhân cũng như chính phủ các nước. Những mạnh thường quân của các chương trình đầu tư vaccine không ai khác là các cường quốc. Sau đó những công ty như Pfizer và Moderna sẽ mở bán với tiêu chí "first come first serve" - ai đến trước thì mua trước.

Ví dụ như vaccine Pfizer gốc là được phát triển bởi BioNTech - một công ty hóa sinh có trụ sở ở Đức. Công ty này nhận một khoảng tiền đầu tư cỡ 445 triệu USD từ chính phủ liên bang Đức. Sau khi ra được thành phẩm thì họ bắt tay với Pfizer để chuyển giao công nghệ sản xuất. Operation Warp Speed của chính quyền Trump với tổng vốn ban đầu là 10 tỷ USD đã giúp Mỹ chốt deal với Pfizer và Moderna. Tương tự sau đó là các nước đồng minh của Mỹ.

b/ Vaccine AstraZeneca có 2 nhánh phân phối chính. Chi nhánh của Anh và Bỉ ở châu Âu và chi nhánh ở Ấn Độ ở châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra để tiện cho việc cung ứng thì ở những nước lớn như Hàn, Nhật, Thái thì AstraZeneca cũng có ký kết các thỏa thuận với các công ty hóa dược tại địa phương nhằm tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển. Hiện tại thì EU còn đang kiện AstraZeneca vì giao hàng chậm nên nói chung là chi nhánh ở trời Âu đang quá tải vì cung ứng cho cả châu Âu và Anh.

The Serum Institute of India là chỗ "gia công" vaccine AstraZeneca nhằm cung ứng cho chuỗi các nước ở châu Á và ngay cả Úc. The Serum Institute of India gia công AstraZeneca và mua luôn công nghệ để làm ra Covishield (hàng Ấn).

Vấn đề là các bạn Ấn bị bùng dịch nên các bạn giao chậm vaccine vài tháng. Hiện tại cũng đỡ dịch những vẫn còn nguy cơ cao bùng 1 đợt dịch mới. Do đó nếu Ấn xảy ra dịch nặng lần nữa thì VN coi như chờ đến cuối năm nhiều khi chưa được giao đủ vaccine. Mặc dù số này là số đã bỏ tiền ra mua.

Thậm chí Ấn Độ do tình hình dịch rối ren nên đã "cố ý" giao trễ vaccine AstraZeneca nhằm chạy hết công suất sản xuất vaccine hàng nội địa. Đương nhiên đến lúc này thì các nước đã ký kết với AstraZeneca cũng đành ngậm ngùi chấp nhận chuyện hàng bị giao trễ. Ngoài ra còn phải kể đến chuyện Mỹ đang làm khó việc xuất khẩu "nguyên liệu thô" trong việc "gia công" vaccine ra nước ngoài

c/ Do đó chúng ta mới phải đi nhập một số lượng nhỏ Sinopharm để dự trù. Cái này tính trong kế hoạch từ đầu. Như đã nói ở trên trữ đông tủ lạnh thường Sinopharm trữ được 2 năm. Lý do tại sao ? Tại đây là công nghệ cũ, virus bất hoại, công nghệ này cũng làm ra các loại vaccine như cúm, viêm gan A hay bại liệt. Do đó tại sao vaccine bại liệt các phụ huynh ở quê chỉ cần dẫn con lên trạm y tế huyện là được chích, tại vì trữ lạnh dễ, tuổi thọ vaccine cao.

3/ Những vấn đề trong chiến dịch tiêm chủng của VN

a/ Bệnh viện tư chưa được dùng hết công suất. Nhưng mấy bệnh viện tư cũng phải mua lại từ bên nhà nước vì Pfizer hay Moderna không làm deal với tư nhân trực tiếp. Lý do tại sao ? Vì Pfizer-Moderna hay bất cứ công ty dược nào cũng muốn chính quyền nước sở tại đứng ra lãnh trách nhiệm nếu chích vaccine bị tử vong hay bị phản ứng quá nặng. Cái này là 1 điều kiện tiên quyết trên bàn đàm phán. Do đó không phải các bệnh viên tư muốn có vaccine là có được đâu. Vì mọi thủ tục pháp lý bảo hộ cho vaccine thì nhà nước là người trực tiếp ký kết với các công ty dược
Đây cũng là lý do Ấn chậm có Pfizer và Moderna mặc dù Ấn không thiếu tiền, vì Moderna và Pfizer ngoài chuyện bắt chính phủ Ấn "lãnh hậu quả" dùm thì bên phía các công ty này còn đòi hỏi rất nhiều quyền lợi khác, có ảnh hưởng đến các công ty dược nội địa của Án.
 
Sửa lần cuối:
b/ Kén cá chọn canh

Đây là chủ để rất nóng bỏng, thôi để bẻ ra nói cho rõ ràng

- Vì lý do ở trên nên nếu bạn chờ tư nhân để tiêm Moderna hay Pfizer thì tư nhân cũng chỉ được phân bổ một lượng nhỏ. Vì ngay cả bản thân nhà nước đi mua cũng nằm dưới list ưu tiên so với các cường quốc

- Dịch VN ai cũng biết là tệ nhưng giờ chưa phải đỉnh nghĩa là nó còn tệ thêm nữa. Nếu bạn không tiêm thì nếu người khác muốn tiêm thì bạn cũng đừng bỉ bôi quyết định của họ hay bảo rằng nhà nước tạo thế để bắt dân tiêm vaccine Sinopharm. Nếu đọc đến đây chưa hiểu "cái khó" của VN mời kéo lên trên đọc lại

- Cái cần làm là sự minh bạch của chính quyền. Nơi nào tiêm vaccine Sinopharm thì cần thông báo rõ ràng với người dân trước khi họ đến tiêm.

- AstraZeneca sẽ nhập không bị gián đoạn nếu Ấn không bùng dịch nặng đợt nữa, cái này là một rủi ro lớn chứ chẳng chơi, cứ nhìn biểu đồ dịch của Ấn để thấy. Đâu phải tự nhiên Hongkong, Singapore mua thêm Sinovac hay Sinopharm về để phục vụ chuyện tiêm chủng của người dân

- Pfizer không dễ vận chuyển cũng như lưu trữ. Nên hầu như dân vùng sâu vùng xa khó có khả năng tiếp cận Pfizer, họ cũng có quyền được chích, họ chọn Sinopharm thì cũng đừng dè bỉu họ. Bạn ở Sài Gòn, trung tâm kinh tế thì hẳn khác biệt với những vùng điều kiện khó khăn. Bạn có quyền sống thì người nghèo người ta cũng có quyền sống chứ.

- Dù là vaccine nào đi nữa thì số liệu ở mảng giảm chuyển biến nặng và tử vong đã có số liệu tương đối rõ ràng.

- Nếu VN không phủ được ít là 50% hai mũi trong cuối năm nay đầu năm sau thì khi biến chủng Lambda "hạ cánh" ở VN thì lúc đó sẽ là dịch mới chồng lên dịch cũ, tình hình sẽ càng bi đát hơn.

Gia đình người viết sinh sống tại TP HCM cũng đi tiêm khi được lên danh sách, trước đó cũng đã đồng ý nếu được tiêm Sinopharm. Có người tiêm đợt sau được tiêm Moderna, có người tiêm đợt đầu tiêm Astrazeneca.

Bản thân người viết công tác trong lĩnh vực y tế tại Úc nên đã được tiêm 2 mũi Pfizer theo diện ưu tiên.


Link reference

Chuyện mua vaccine của VN:

unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/hai-tri%E1%BB%87u-li%E1%BB%81u-v%E1%BA%AFc-xin-covid-19-do-hoa-k%E1%BB%B3-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-th%C3%B4ng-qua-c%C6%A1-ch%E1%BA%BF-covax-%C4%91%C3%A3-%C4%91%E1%BA%BFn?fbclid=IwAR14MBOGTdoYVK-3X0CwHtFuQtVUleMCwsR6SX5rToTBp7i8qu4e8iiFwyQ

tuoitre.vn/them-580-000-lieu-vac-xin-astrazeneca-do-vnvc-mua-ve-toi-tp-hcm-2021070910330341.htm?fbclid=IwAR2DguTPKi85OzQQLoe8ajbLGSHYyEmbw7K3CJVSgDRwHgnLuWgMLF9uRX8

unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/covax-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-th%C3%AAm-118-tri%E1%BB%87u-li%E1%BB%81u-v%E1%BA%AFc-xin-covid-19-cho-vi%E1%BB%87t-nam?fbclid=IwAR3QpunUWfqwgcDhzR-gGivwXFjmUGfirUGZaQYsSQRtXlRATWBQk5MBgM4

Chuyện EU kiện AstraZeneca vì giao hàng trễ

bbc.com/news/56483766?fbclid=IwAR02POA3taCBBomBKh-RTcMKUb86duf61yX_AbB0G4H-8aqjlLcyislBdjg

Chuyện Pfizer kì kèo và yêu sách với chính phủ Ấn

reuters.com/article/health-coronavirus-india-pfizer-idUSKBN2B21AN?

Chuyện vaccine mRNA không thể bảo đảm điều kiện lưu trữ phải tiêu hủy

ft.com/content/8e1385cf-1569-4bf8-904e-fdc29367a758?

telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/push-extend-covid-vaccine-shelf-life-african-nations-forced/?

Chuyện các công ty dược được miễn trừ trách nhiệm pháp lý nếu xảy ra tử vong vì vaccine. Lưu ý nếu có khoảng đền bù thì đó là tiền từ chính phủ nước sở tại

abc.net.au/news/2021-05-07/vaccine-compensation-explainer-from-law-report/100107658?

cnbc.com/2020/12/16/covid-vaccine-side-effects-compensation-lawsuit.html?fbclid=IwAR12KENWuyNdQXBZIL7ppMc5TvB_cRG7YcCM3GYL9SHVecEV_0K8nLtqY-Q
Chuyện Ấn Độ rối ren khi bị dịch

technologyreview.com/2021/07/05/1027834/covid-india-crisis-mistake-failure-modi/?fbclid=IwAR1vPJnCTiYawy1X3U2wlSTlrWQImIMvZNGK9w-qnTpCciL7f7-FnwT2eUU

Thông tin dữ liệu Sinopharm
reuters.com/world/americas/peru-study-finds-sinopharm-covid-vaccine-504-effective-against-infections-2021-08-13/?

Công bố về nghiên cứu trên mô hình động vật (đăng ngày 6/8/2020 trên tạp chí Cell)
doi.org/10.1016/j.cell.2020.06.008

Báo cáo pha 1/2 (đăng ngày 15/10/2020 trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases)

doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30831-8

3. Nghiên cứu khả năng trung hòa biến thể Beta (đăng ngày 13/4/2021 trên tạp chí The Lancet Microbe, trước đó đăng ngày 2/2/2021 trên preprint)
doi.org/10.1016/S2666-5247(21)00082-3

4. Đánh giá khả năng trung hòa một số biến thể đang lưu hành bằng huyết thanh người được tiêm BBIBP-CorV (đăng ngày 6/4/2021 trên tạp chí NEJM, correspondence)

doi.org/10.1056/NEJMc2103022

5. Báo cáo pha III của BBIBP-CorV (đăng ngày 26/5/2021 trên tạp chí JAMA)

doi.org/10.1001/jama.2021.8565

Nguồn số của của Sinopharm credit cho bác sĩ Lê Minh
Chuyện Mỹ làm khó việc xuất khẩu “nguyên liệu thô” để làm vaccine

technologyreview.com/2021/07/05/1027834/covid-india-crisis-mistake-failure-modi/?

Vaccine tracker của chính quyền bang NSW, Úc, cập nhật theo tuần về các số liệu của vaccine

aci.health.nsw.gov.au/covid-19/critical-intelligence-unit/covid-19-vaccines?

Mọi source về thông tin vaccine ngoài lấy từ BBC như trong hình, có thể check thêm web của TGA - cục quản lý dược phẩm của Úc

tga.gov.au/media-release/wider-storage-and-transportation-conditions-pfizer-covid-19-vaccine-now-approved?
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top