1. Chưa xác định được nguyên nhân thành lập doanh nghiệp
Vì muốn kiếm thật nhiều tiền? Do bạn nghĩ rằng khi không phải đi làm thuê nữa thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình chăng? Hay bạn chỉ đơn giản cho rằng có một doanh nghiệp riêng để không phải “báo cáo” công việc với cấp trên hay với bất kỳ ai khác? Nếu vì những nguyên nhân như thế, đã đến lúc bạn phải xem lại quyết định thành lập doanh nghiệp của mình.
2. Không hoạch định cụ thể
Hãy dẹp bỏ quan niệm sai lầm là kế hoạch kinh doanh chỉ cần những “phút giây lóe sáng” của trí óc bạn. Viết ra kế hoạch kinh doanh cụ thể là cách tốt nhất để có thể áp dụng ý tưởng của bạn vào kinh doanh.
3. Không làm nghiên cứu thị trường
Không phải ý tưởng hay nào cũng có thể trở thành một công việc kinh doanh phát đạt. Niềm tin mãnh liệt và đam mê vào sản phẩm của bạn chưa đủ để khiến mọi người sẽ mua nó. Không gì có thể thay thế được nghiên cứu thị trường.
4. Qúa nhiều đối thủ cạnh tranh
Không có bất kì đối thủ cạnh tranh nào có tốt không? Đó là một dấu hiệu nguy hiểm – rất có thể thị trường đó không tồn tại. Nhưng nếu bạn làm một phép tra cứu đơn giản trên Google và tìm ra 10 đối thủ cạnh tranh hay hơn, thì thị trường này quá khắc nghiệt. Những gã khổng lồ ngủ quên có thể thức dậy bất cứ lúc nào, và hất cẳng bạn ra khỏi cuộc đua. Đã có rất nhiều người thử tung ra sản phẩm cạnh tranh với những “ông lớn chậm chạp” như Microsoft hay P&G và thất bại thảm hại.
5. Thiếu vốn
Không có đủ nguồn vốn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các doanh nghiệp mới thành lập không tránh khỏi thất bại.Các chủ doanh nghiệp thường đánh giá không chính xác nguồn vốn dự trữ cần thiết.Họ thường hy vọng rất cảm tính vào nguồn thu nhập từ hàng hóa bán được sẽ giúp “cứu vãn” tình thế.
Do đó, việc xác định chính xác số tiền doanh nghiệp sẽ cần là cực kỳ cần thiết, bao gồm chi phí thành lập lẫn chi phí duy trì hoạt động doanh nghiệp. Một công ty mới thành lập sẽ cần một khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm để ổn định. Điều này có nghĩa là bạn cần có đủ nguồn tiền dự trữ để chi dùng từ lúc mới thành lập doanh nghiệp cho đến khi nó tạo được thu nhập và tự chi trả.
6. Lập kế hoạch kinh doanh không phù hợp
Không ai ngạc nhiên vì đây là vấn đề có nguyên nhân giống như thiếu vốn và lưu động tiền mặt kém. Nó rất quan trọng để bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh càng toàn diện càng tốt, để trang trải cho các vấn đề tài chính, marketing, tăng trưởng và một danh sách các yếu tố khác. Quả là nó có thể mất nhiều thời gian, nhưng khi một kế hoạch được chuẩn bị tốt, thì có thể cần thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên đó chính là thời gian để phát hiện một ý tưởng mà bạn nhận thấy chúng không có tác dụng gì, còn nếu như bạn không có kế hoạch và vẫn tiến lên phía trước, thì chắc chắn bạn có thể kết thúc bằng cơn đau tim và hàng nghìn USD biến theo mây khói.
7. Marketing kém cỏi
Người thân của bạn biết rõ về bạn, nhưng còn những người tiêu dùng tương lai của bạn? Và đó là thiết yếu để phát triển một chiến lược marketing, không chỉ để nhận diện những ai có thể mua hàng của bạn, mà còn tại sao. Hãy chắc chắn rằng chiến lược marketing của bạn đã tách bạn ra do đó một khách hàng có thể nhìn thấy rõ tại sao người ta sẽ đi đến với bạn còn hơn là một đối thủ.
8. Ông chủ khá, nhân viên tồi
Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những người làm không có kinh nghiệm và không có mục đích. Bởi vậy cần có những người làm được đâo tạo tốt, được trả lương xứng đáng và phần nào đó chia sẻ được những suy nghĩ trong kinh doanh của bạn.
9. Tăng cường không kiểm soát được
Có vẻ như đùa, nhưng một DN nhỏ đơn giản là thành công quá nhanh thường thúc đẩy chính nó sớm đi vào con đường chết. Nếu sản xuất của bạn không theo kịp được với nhịp độ đòi hỏi hoặc là sự mở rộng cần thiết lại trùng khớp với không có đủ tiền, thì sự tăng trưởng bạn mơ ước có thể thật sự bị đe doạ chính sự tồn tại của doanh nghiệp. Một lần nữa, sự tăng trưởng có thể nhìn thấy được trong kế hoạch ban đầu của bạn và theo dõi nó một cách phù hợp, thì chắc chắn không bao giờ bạn gặp nguy hiểm do không kiểm soát được tình hình.
10. Quản lý kém
Đây là lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập. Các ông chủ mới thường thiếu những kiến thức liên quan cũng như không có trình độ quản lý, chẳng hạn như các lĩnh vực tài chính, thu mua, bán hàng, sản xuất, thuê và điều hành nhân công. Nếu không tự nhận ra những lỗ hổng kiến thức này và tìm sự hỗ trợ, các chủ doanh nghiệp sẽ sớm đối mặt với những khó khăn lớn.
11. Địa điểm kinh doanh
Đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Một vị trí tốt có thể là cứu cánh để doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn để phát triển. Ngược lại, địa điểm kinh doanh tồi là nguyên nhân dẫn đến thất bại, ngay cả đối với những doanh nghiệp được quản lý, điều hành và hoạt động rất tốt.
12. Mở rộng kinh doanh quá nhanh
Sự nhầm lẫn giữa thành công với việc mở rộng quy mô kinh doanh là nguyên nhân thất bại phổ biến nhất của các công ty mới thành lập. Lưu ý là doanh nghiệp cần phải duy trì được mức tăng trưởng từng bước và ổn định. Trên thực tế, nhiều công ty đã đi đến phá sản do họ đã vội vã mở rộng quy mô kinh doanh quá nhanh.
13. Không có website công ty
Làm kinh doanh trong thời điểm hiện tại, bạn phải có một website cho công ty. Ngày càng có nhiều người sử dụng internet hơn và thương mại điện tử cũng mở ra một tương lai nhiều hứa hẹn. Ít nhất mỗi công ty phải có được một website chuyên nghiệp để khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu về doanh nghiệp cũng như những ích lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Ngoài ra, bạn còn có thể “kiếm chác” được từ website của công ty mình bằng việc bán quảng cáo hoặc làm trung gian giới thiệu sản phẩm của các công ty khác qua wbsite của mình.Ở những quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet lớn, không có website nghĩa là bạn đã tự đánh mất khách hàng của mình vào tay các đối thủ cạnh tranh khác nếu họ có sở hữu một website
.
14. Bỏ cuộc quá sớm
Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến nhất khiến khởi nghiệp thất bại là vì người khởi nghiệp trở nên chán nản, bỏ cuộc và giải thể công ty. Bất chấp những khó khăn, rất nhiều doanh nhân như Steve Jobs hay Thomas Edison vẫn giữ vững niềm tin vào khả năng của họ cho đến khi họ thành công. Đừng bỏ cuộc khi còn dang dở!