Triết học Mác ra đời có vai trò gì và sự hiện diện của nó đem đến điều gì cho nền triết học ? "Triết học Mác ra đời là một tất yếu của lịch sử và là cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học." Thật vậy, điều đó đã được lí giải qua những giai đoạn thời kì. Vậy để trả lời cặn kẽ cho câu nói trên, mời bạn đọc tham khảo tài liệu dưới đây.
1. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX
Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý luận của sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với những điều kiện, tiền đề khách quan của nó.
a) Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Sự củng cố và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện cách mạng công nghiệp. Vào những năm 30 - 40 thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng cuộc cách mạng công nghiệp, phương thức sản xuất TBCN đã thực sự đi vào giai đoạn phát triển mới và trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức. Phương thức sản xuất TBCN phát triển thể hiện tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời làm cho những mâu thuẫn xã hội càng ngày càng gay gắt hơn. Xung đột giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ở các nước này đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt.
+ Trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong các nước tư bản này, biểu hiện ở phong trào cộng sản những năm 30 - 40 thế kỷ XIX ngày càng phát triển và trở nên chín mùi. Giai cấp vô sản châu Âu
dần dần trưởng thành và trở thành một lực lượng chính trị - xã hội độc lập trên vũ đài lịch sử.
+ Sự ra đời giai cấp vô sản cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân đã tạo cơ sở xã hội cho sự ra đời lý luận tiến bộ và cách mạng của C.Mác và Ph.Angghen, trong đó, triết học Mác là hạt nhân, lý luận chung của nó. Chính sự ra đời của lý luận này đã lý giải một cách khoa học về sự xung đột không thể điều hòa giữa tư bản và lao động, về sứ mệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản cách mạng đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Có thể nói, sự ra đời triết học Mác chính là sự phản ánh, đồng thời đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi về mặt lý luận của thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng của vô sản ở giai đoạn 30-40 thế kỷ XIX nói riêng.
b) Tiền đề lý luận
Sự ra đời triết học Mác không chỉ là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội TBCN giữa thế kỷ XIX mà còn là sản phẩm tất yếu của sự phát triển hợp qui luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Mác ra đời là một sự kế thừa biện chứng những học thuyết, lý luận trước kia mà trực tiếp và rõ nét nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hồi thế kỷ XIX.
+ Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và của Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Đối với triết học của Hêghen, một mặt C.Mác và Ph.Ănghgen phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học này, mặt khác hai ông đánh giá rất cao tư tưởng biện chứng của nó. C.Mác coi tư tưởng biện chứng trong hệ thống triết học duy tâm của Hêghen là “hạt nhân hợp lý” cần phải được kế thừa, cải tạo. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác không chỉ dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật mà còn trực tiếp cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên triết học mới, trong đó, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
+ Sự ra đời triết học Mác cũng diễn ra trong sự tác động qua lại với quá trình C.Mác kế thừa, cải tạo các lý luận về kinh tế và về CNXH. Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xmít và Đ.Ricácđô đã tạo điều kiện cho C.Mác hoàn thành quan niệm duy vật lịch sử cũng như xây dựng nên học thuyết về kinh tế của mình.
+ Việc kế thừa và cải tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng lý luận khoa học của mình về CNXH. Trên thực tế, sự hình thành và phát triển triết học Mác không tách rời với sự phát triển lý luận về CNXH của Mác, tức CNXH khoa học.
c) Tiền đề khoa học tự nhiên
Cùng với những nguồn gốc lý luận trên, sự ra đời triết học Mác còn dựa vào những tiền đề khoa học tự nhiên. Những thành tựu về khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học cho sự phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật.Trong số những thành tựu KHTN thời đó, Ph.Ăngghen nêu bật ý nghĩa của 3 phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa Đácuyn.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động của vật chất. Thuyết tế bào chứng minh về sự thống nhất và sự phát triển của sự sống từ thấp lên cao, từ đơn giản tới phức tạp. Thuyết tiến hóa Đácuyn đã lý giải về tính biện chứng của sự phát triển phong phú, đa dạngcủa các giống loài.
2. Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học
- Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học trước đó. Trên cơ sở cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ mang tính siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm.Triết học C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên một nền triết học mới - triết học duy vật biện chứng.- Sự ra đời chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học Mác chính là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Với việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để, biểu hiện sự mở rộng học thuyết này từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người.
- Với sự ra đời triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học đã có sự biến đổi. Nếu như đối với triết học trước kia chủ yếu đóng vai trò giải thích thế giới thì triết học Mác ra đời không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới. Triết học Mác trở thành công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Triết học Mác là thế giới quankhoa học của giai cấp công nhân, là “vũ khí lý luận” của giai cấp này trong công cuộc cải tạo xã hội, giải phóng bản thân và giải phóng loài người nói chung. Tương tự, giai cấp công nhân chính là vũ khí vật chất, là lực lượng vật chất quan trọng của triết học mác, để nhờ đó, triết học Mác thể hiện được vai trò cải tạo thế giới của mình.
Ngoài ra, triết học Mác cũng trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học cụ thể. Đồng thời, sự ra đời triết học Mác cũng chấm dứt quan niệm của triết học cũ coi triết học là “khoa học của các khoa học”, đứng trên mọi khoa học. Trái lại, triết học Mác khẳng định về vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với sự phát triển của bản thân triết học; trong đó, tùy vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đòi hỏi triết học cũng phải biến đổi theo, phải thay đổi hình thức cho phù hợp.
1. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX
Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý luận của sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với những điều kiện, tiền đề khách quan của nó.
a) Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Sự củng cố và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện cách mạng công nghiệp. Vào những năm 30 - 40 thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng cuộc cách mạng công nghiệp, phương thức sản xuất TBCN đã thực sự đi vào giai đoạn phát triển mới và trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức. Phương thức sản xuất TBCN phát triển thể hiện tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời làm cho những mâu thuẫn xã hội càng ngày càng gay gắt hơn. Xung đột giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ở các nước này đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt.
+ Trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong các nước tư bản này, biểu hiện ở phong trào cộng sản những năm 30 - 40 thế kỷ XIX ngày càng phát triển và trở nên chín mùi. Giai cấp vô sản châu Âu
dần dần trưởng thành và trở thành một lực lượng chính trị - xã hội độc lập trên vũ đài lịch sử.
+ Sự ra đời giai cấp vô sản cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân đã tạo cơ sở xã hội cho sự ra đời lý luận tiến bộ và cách mạng của C.Mác và Ph.Angghen, trong đó, triết học Mác là hạt nhân, lý luận chung của nó. Chính sự ra đời của lý luận này đã lý giải một cách khoa học về sự xung đột không thể điều hòa giữa tư bản và lao động, về sứ mệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản cách mạng đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Có thể nói, sự ra đời triết học Mác chính là sự phản ánh, đồng thời đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi về mặt lý luận của thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng của vô sản ở giai đoạn 30-40 thế kỷ XIX nói riêng.
b) Tiền đề lý luận
Sự ra đời triết học Mác không chỉ là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội TBCN giữa thế kỷ XIX mà còn là sản phẩm tất yếu của sự phát triển hợp qui luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Mác ra đời là một sự kế thừa biện chứng những học thuyết, lý luận trước kia mà trực tiếp và rõ nét nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hồi thế kỷ XIX.
+ Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và của Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Đối với triết học của Hêghen, một mặt C.Mác và Ph.Ănghgen phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học này, mặt khác hai ông đánh giá rất cao tư tưởng biện chứng của nó. C.Mác coi tư tưởng biện chứng trong hệ thống triết học duy tâm của Hêghen là “hạt nhân hợp lý” cần phải được kế thừa, cải tạo. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác không chỉ dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật mà còn trực tiếp cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên triết học mới, trong đó, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
+ Sự ra đời triết học Mác cũng diễn ra trong sự tác động qua lại với quá trình C.Mác kế thừa, cải tạo các lý luận về kinh tế và về CNXH. Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xmít và Đ.Ricácđô đã tạo điều kiện cho C.Mác hoàn thành quan niệm duy vật lịch sử cũng như xây dựng nên học thuyết về kinh tế của mình.
+ Việc kế thừa và cải tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng lý luận khoa học của mình về CNXH. Trên thực tế, sự hình thành và phát triển triết học Mác không tách rời với sự phát triển lý luận về CNXH của Mác, tức CNXH khoa học.
c) Tiền đề khoa học tự nhiên
Cùng với những nguồn gốc lý luận trên, sự ra đời triết học Mác còn dựa vào những tiền đề khoa học tự nhiên. Những thành tựu về khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học cho sự phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật.Trong số những thành tựu KHTN thời đó, Ph.Ăngghen nêu bật ý nghĩa của 3 phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa Đácuyn.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động của vật chất. Thuyết tế bào chứng minh về sự thống nhất và sự phát triển của sự sống từ thấp lên cao, từ đơn giản tới phức tạp. Thuyết tiến hóa Đácuyn đã lý giải về tính biện chứng của sự phát triển phong phú, đa dạngcủa các giống loài.
2. Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học
- Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học trước đó. Trên cơ sở cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ mang tính siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm.Triết học C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên một nền triết học mới - triết học duy vật biện chứng.- Sự ra đời chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học Mác chính là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Với việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để, biểu hiện sự mở rộng học thuyết này từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người.
- Với sự ra đời triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học đã có sự biến đổi. Nếu như đối với triết học trước kia chủ yếu đóng vai trò giải thích thế giới thì triết học Mác ra đời không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới. Triết học Mác trở thành công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Triết học Mác là thế giới quankhoa học của giai cấp công nhân, là “vũ khí lý luận” của giai cấp này trong công cuộc cải tạo xã hội, giải phóng bản thân và giải phóng loài người nói chung. Tương tự, giai cấp công nhân chính là vũ khí vật chất, là lực lượng vật chất quan trọng của triết học mác, để nhờ đó, triết học Mác thể hiện được vai trò cải tạo thế giới của mình.
Ngoài ra, triết học Mác cũng trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học cụ thể. Đồng thời, sự ra đời triết học Mác cũng chấm dứt quan niệm của triết học cũ coi triết học là “khoa học của các khoa học”, đứng trên mọi khoa học. Trái lại, triết học Mác khẳng định về vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với sự phát triển của bản thân triết học; trong đó, tùy vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đòi hỏi triết học cũng phải biến đổi theo, phải thay đổi hình thức cho phù hợp.
Sửa lần cuối: