Gần đây làn sóng bỏ học ở sinh viên ĐH năm 2, năm 3 gia tăng. Có thể kể đến vài nguyên nhân như sau:
1. Học chán, ngành chọn là do bố mẹ chọn.
2.Học chán, do lúc đó chọn sai hoặc không biết nên chọn đại. Năng lực học yếu, mà ĐH tào lao nó mở nhiều, mười mấy điểm là vô được mấy trường tào lao nên học không nổi, không hiểu được toán cao cấp hay triết học. Lẽ ra học nghề thì sĩ diện, ham ĐH.
3. Nghĩ là học ở nước ngoài tốt, thế này thế kia. Trường dạy dở, thầy cô dở.
4. Mộng du học với học bổng toàn phần (dù không có tài năng gì nhưng vẫn mộng được cấp học bổng).
5. Thấy người ta working holiday hay gap year ở NZL, Israel, Úc, Mỹ....đăng hình FB thấy ham quá nên nghỉ để đi, do đọc không hiểu, vì người ta yêu cầu là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng ĐH (năm cuối tức đã học xong phần chữ, giờ tới phần thực tập, thay vì thực tập trong nước thì đi thực tập nước ngoài). Nghỉ xong thì lên đăng ký mới thấy không được, xong về đi lang thang vì không học lại được.
6. Học mấy khoá làm giàu, phát triển bản thân...nhưng hiểu sai, tưởng nghỉ học có thể trở thành Bill Gates, chú Đoàn Nguyên Đức. Nghĩ là "người ta nhận năng lực, không nhận bằng cấp", do ảo tưởng là mình có năng lực. Đứa nào càng trẻ con càng nghĩ mình có năng lực. Xong, lập tức "quyết đoán", thể hiện mình bản lĩnh bằng cách nghỉ ngang, không bảo lưu, nghĩ rồi tính tiếp đường làm giàu. Xong 1 năm, 2 năm, 3 năm....tính không được, xin vô những chỗ ưa thích họ không nhận (toàn tập đoàn này nọ). Rồi một là xin tiền cha mẹ tiếp tục (nếu cha mẹ mù quáng vẫn cho tiền và mình không chút xíu tự trọng nào, vẫn mở miệng ra xin) hoặc đi làm linh tinh kiếm ăn qua ngày như xe ôm Grab, shipper giao hàng, bán quần áo hay cà phê,....xong đi học lại từ đầu, tiếp tục vô học lại 1 đống môn đã từng học. Hoặc dang dở chuyện học hành, lúc lớn lớn, cỡ 30 trở lên, lúc đó chững chạc mới thấy hối hận, nhưng học lại không được.
7. Sự bỏ ngang thường có ở những bạn cảm xúc lớn, suy nghĩ rất nông cạn, không có khả năng tư duy tốt. Đọc không hiểu hết, nghe không hiểu hết, nói gà hiểu vịt. Không riêng trong việc học, các sự việc khác cũng vậy. Vô làm ba bữa là nghỉ ngang, vì tự dưng tụt mood là nghỉ.
=> Tóm lại là bạn có thể nghỉ học nếu đã có một lối rẽ khác đã chắn chắn theo đuổi. Bill Gates đã mở công ty Microsoft khi đang học ĐH ở Harvard. Vừa học vừa điều hành công ty, Bill chọn bỏ 1 cho toàn tâm toàn ý phát triển nó thành số 1, chứ không phải bỏ xong rồi mới tính.
=> Gap year nên thực hiện ở giai đoạn vừa tốt nghiệp cao đẳng ĐH, tức thay vì đi làm liền thì đi chơi lang thang trên thế giới 1 năm. Nhưng GAP YEAR có nghĩa là tự mình kiếm tiền đi chơi, chưa thấy ai trên thế giới chọn gap year mà xin tiền cha mẹ. Tiền của cha mẹ, họ cho mượn để đi học, còn đi chơi thì phải tự làm.
=> Working holiday, tiêu chuẩn đầu tiên của họ là tốt nghiệp ĐH, cao đẳng và có tiếng Anh tối thiểu 4.5 IELTS hoặc cỡ đó trở lên để có thể nghe nói hiểu. Sang nước ngoài sẽ lao động chân tay để kiếm tiền trang trải cho kỳ nghỉ. Họ không tuyển vô làm manager hay big boss đâu, đừng có mơ mộng. Nếu ở VN chưa bao giờ làm việc nhà thì không nên đi nước ngoài DƯỚI BẤT CỨ DẠNG GÌ, mặt mũi khờ khạo, tự sống tự xoay sở cho cuộc sống cá nhân không nổi, rất dễ chán nản và nguy hiểm tính mạng.
=> Nếu trình không đủ tiếp thu thấy triết học hay toán cao cấp là hay, thì nên học nghề. Phải học để có nghề nghiệp cụ thể trong tay khi vào đời.
MONG CÁC BẠN HIỂU NỘI DUNG NÀY, DÙ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CỦA NHIỀU BẠN RẤT KÉM, ĐỪNG NGHĨ BẢN THÂN MÌNH GIỎI NỮA. NẾU CHƯA BAO GIỜ ĐOẠT HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA (GIẢI NHẤT-NHÌ-BA), CHƯA CÓ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT GÌ TRONG LÚC HỌC PHỔ THÔNG, CHƯA TỰ KIẾM TIỀN ĐƯỢC TRONG LÚC ĐI HỌC ĐH, HỌC MÃI MÀ TIẾNG ANH KHÔNG THỂ ĐẠT 7.5 IELTS....THÌ BẠN LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG, KHÔNG CÓ CƠ HỘI HỌC BỔNG DU HỌC ĐƯỢC TÀI TRỢ 100% ĐÂU. CŨNG KHÔNG THỂ MỘT PHÁT BƯỚC VÔ TẬP ĐOÀN LỚN LÀM QUẢN LÝ ĐƯỢC. HIỂU BIẾT VẬY ĐỂ TRÁNH TỐN THỜI GIAN VÌ SUY NGHĨ NÔNG NỔI, HỞ RA LÀ ĐÒI BỎ HỌC. AI NÓI CŨNG BẬT LẠI TANH TÁCH VÌ NGHĨ "BE MYSELF, HÃY LÀ CHÍNH MÌNH".
BỎ XONG THÌ LÀM GÌ VỚI TRÍ ÓC, NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM CỦA 1 ĐỨA TRẺ CON ĐÓ? TUỔI TRƯỞNG THÀNH Ở NGƯỜI VIỆT LÀ 22, TỨC BẰNG 18 Ở NƯỚC NGOÀI, DO VĂN HOÁ GIA ĐÌNH NÍU KÉO RÀNG BUỘC, 25 LÀ TUỔI HIỂU SỰ VIỆC, NHIỀU CÔNG TY CHỈ NHẬN NGƯỜI TRÊN 25 TUỔI. 30 MỚI LÀ TUỔI THỰC SỰ CHỮNG CHẠC, LẬP GIA ĐÌNH NÀY NỌ MỚI KHÔNG CÓ CÃI PHÁT LÀ LY HÔN, HÙN HẠP LÀM ĂN MỚI KHÔNG CÓ BẤT ĐỒNG 1 CÁI LÀ RÚT VỐN, NGHỈ CHƠI. DƯỚI 30 TUỔI, PHẦN LỚN NGƯỜI VIỆT VẪN TƯ DUY TRẺ CON, SUY NGHĨ THƯỜNG TÀO LAO VÀ SAI BE BÉT, CẢM XÚC NHIỀU, LÃNG PHÍ THỜI GIAN...
Nguồn: chưa biết
1. Học chán, ngành chọn là do bố mẹ chọn.
2.Học chán, do lúc đó chọn sai hoặc không biết nên chọn đại. Năng lực học yếu, mà ĐH tào lao nó mở nhiều, mười mấy điểm là vô được mấy trường tào lao nên học không nổi, không hiểu được toán cao cấp hay triết học. Lẽ ra học nghề thì sĩ diện, ham ĐH.
3. Nghĩ là học ở nước ngoài tốt, thế này thế kia. Trường dạy dở, thầy cô dở.
4. Mộng du học với học bổng toàn phần (dù không có tài năng gì nhưng vẫn mộng được cấp học bổng).
5. Thấy người ta working holiday hay gap year ở NZL, Israel, Úc, Mỹ....đăng hình FB thấy ham quá nên nghỉ để đi, do đọc không hiểu, vì người ta yêu cầu là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng ĐH (năm cuối tức đã học xong phần chữ, giờ tới phần thực tập, thay vì thực tập trong nước thì đi thực tập nước ngoài). Nghỉ xong thì lên đăng ký mới thấy không được, xong về đi lang thang vì không học lại được.
6. Học mấy khoá làm giàu, phát triển bản thân...nhưng hiểu sai, tưởng nghỉ học có thể trở thành Bill Gates, chú Đoàn Nguyên Đức. Nghĩ là "người ta nhận năng lực, không nhận bằng cấp", do ảo tưởng là mình có năng lực. Đứa nào càng trẻ con càng nghĩ mình có năng lực. Xong, lập tức "quyết đoán", thể hiện mình bản lĩnh bằng cách nghỉ ngang, không bảo lưu, nghĩ rồi tính tiếp đường làm giàu. Xong 1 năm, 2 năm, 3 năm....tính không được, xin vô những chỗ ưa thích họ không nhận (toàn tập đoàn này nọ). Rồi một là xin tiền cha mẹ tiếp tục (nếu cha mẹ mù quáng vẫn cho tiền và mình không chút xíu tự trọng nào, vẫn mở miệng ra xin) hoặc đi làm linh tinh kiếm ăn qua ngày như xe ôm Grab, shipper giao hàng, bán quần áo hay cà phê,....xong đi học lại từ đầu, tiếp tục vô học lại 1 đống môn đã từng học. Hoặc dang dở chuyện học hành, lúc lớn lớn, cỡ 30 trở lên, lúc đó chững chạc mới thấy hối hận, nhưng học lại không được.
7. Sự bỏ ngang thường có ở những bạn cảm xúc lớn, suy nghĩ rất nông cạn, không có khả năng tư duy tốt. Đọc không hiểu hết, nghe không hiểu hết, nói gà hiểu vịt. Không riêng trong việc học, các sự việc khác cũng vậy. Vô làm ba bữa là nghỉ ngang, vì tự dưng tụt mood là nghỉ.
=> Tóm lại là bạn có thể nghỉ học nếu đã có một lối rẽ khác đã chắn chắn theo đuổi. Bill Gates đã mở công ty Microsoft khi đang học ĐH ở Harvard. Vừa học vừa điều hành công ty, Bill chọn bỏ 1 cho toàn tâm toàn ý phát triển nó thành số 1, chứ không phải bỏ xong rồi mới tính.
=> Gap year nên thực hiện ở giai đoạn vừa tốt nghiệp cao đẳng ĐH, tức thay vì đi làm liền thì đi chơi lang thang trên thế giới 1 năm. Nhưng GAP YEAR có nghĩa là tự mình kiếm tiền đi chơi, chưa thấy ai trên thế giới chọn gap year mà xin tiền cha mẹ. Tiền của cha mẹ, họ cho mượn để đi học, còn đi chơi thì phải tự làm.
=> Working holiday, tiêu chuẩn đầu tiên của họ là tốt nghiệp ĐH, cao đẳng và có tiếng Anh tối thiểu 4.5 IELTS hoặc cỡ đó trở lên để có thể nghe nói hiểu. Sang nước ngoài sẽ lao động chân tay để kiếm tiền trang trải cho kỳ nghỉ. Họ không tuyển vô làm manager hay big boss đâu, đừng có mơ mộng. Nếu ở VN chưa bao giờ làm việc nhà thì không nên đi nước ngoài DƯỚI BẤT CỨ DẠNG GÌ, mặt mũi khờ khạo, tự sống tự xoay sở cho cuộc sống cá nhân không nổi, rất dễ chán nản và nguy hiểm tính mạng.
=> Nếu trình không đủ tiếp thu thấy triết học hay toán cao cấp là hay, thì nên học nghề. Phải học để có nghề nghiệp cụ thể trong tay khi vào đời.
MONG CÁC BẠN HIỂU NỘI DUNG NÀY, DÙ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CỦA NHIỀU BẠN RẤT KÉM, ĐỪNG NGHĨ BẢN THÂN MÌNH GIỎI NỮA. NẾU CHƯA BAO GIỜ ĐOẠT HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA (GIẢI NHẤT-NHÌ-BA), CHƯA CÓ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT GÌ TRONG LÚC HỌC PHỔ THÔNG, CHƯA TỰ KIẾM TIỀN ĐƯỢC TRONG LÚC ĐI HỌC ĐH, HỌC MÃI MÀ TIẾNG ANH KHÔNG THỂ ĐẠT 7.5 IELTS....THÌ BẠN LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG, KHÔNG CÓ CƠ HỘI HỌC BỔNG DU HỌC ĐƯỢC TÀI TRỢ 100% ĐÂU. CŨNG KHÔNG THỂ MỘT PHÁT BƯỚC VÔ TẬP ĐOÀN LỚN LÀM QUẢN LÝ ĐƯỢC. HIỂU BIẾT VẬY ĐỂ TRÁNH TỐN THỜI GIAN VÌ SUY NGHĨ NÔNG NỔI, HỞ RA LÀ ĐÒI BỎ HỌC. AI NÓI CŨNG BẬT LẠI TANH TÁCH VÌ NGHĨ "BE MYSELF, HÃY LÀ CHÍNH MÌNH".
BỎ XONG THÌ LÀM GÌ VỚI TRÍ ÓC, NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM CỦA 1 ĐỨA TRẺ CON ĐÓ? TUỔI TRƯỞNG THÀNH Ở NGƯỜI VIỆT LÀ 22, TỨC BẰNG 18 Ở NƯỚC NGOÀI, DO VĂN HOÁ GIA ĐÌNH NÍU KÉO RÀNG BUỘC, 25 LÀ TUỔI HIỂU SỰ VIỆC, NHIỀU CÔNG TY CHỈ NHẬN NGƯỜI TRÊN 25 TUỔI. 30 MỚI LÀ TUỔI THỰC SỰ CHỮNG CHẠC, LẬP GIA ĐÌNH NÀY NỌ MỚI KHÔNG CÓ CÃI PHÁT LÀ LY HÔN, HÙN HẠP LÀM ĂN MỚI KHÔNG CÓ BẤT ĐỒNG 1 CÁI LÀ RÚT VỐN, NGHỈ CHƠI. DƯỚI 30 TUỔI, PHẦN LỚN NGƯỜI VIỆT VẪN TƯ DUY TRẺ CON, SUY NGHĨ THƯỜNG TÀO LAO VÀ SAI BE BÉT, CẢM XÚC NHIỀU, LÃNG PHÍ THỜI GIAN...
Nguồn: chưa biết