songsonggggg
New member
- Xu
- 0
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc trích dẫn này.
Gợi ý làm bài:
Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận. Mục đích của văn chính luận là thuyết phục người khác bằng hệ thống lập luận, với những lí lẽ chắc chắn, những bằng chứng sống động. Trong tranh luận, để bác bỏ một luận điệu của kẻ khác, cách hay nhất là dùng chính lí lẽ của họ.
- Đối với dân tộc ta, bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu cho một thời đại mới. Vì thế, nó phải xuất phát từ những nguyên tắc của thời đại. Nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh tìm thấy ở những bản Tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp, tức là những nước tư bản, đế quốc, họ còn là những nước Đồng minh. Nguyên tắc ấy là gì? Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn nước Mĩ năm 1776) và Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi (Tuyên ngôn nước Pháp năm 1791). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và khẳng định Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Như vậy, trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của các nước, Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập, tự do của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do con người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.
- Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp thể hiện Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tưởng, văn hoá lớn của nhân loại. Đồng thời, đấy cũng là cách nhắc khéo thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên, đừng đi ngược lại lá cờ nhân đạo mà cha ông họ đã giương lên.
- Cách trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp ở bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà "cũng có nghĩa đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng triều Đinh, Lí, Trần của Nam Quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của Bắc quốc".
Nguồn: Diễn đàn Kiến thức (ST)*
- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc trích dẫn này.
Gợi ý làm bài:
Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận. Mục đích của văn chính luận là thuyết phục người khác bằng hệ thống lập luận, với những lí lẽ chắc chắn, những bằng chứng sống động. Trong tranh luận, để bác bỏ một luận điệu của kẻ khác, cách hay nhất là dùng chính lí lẽ của họ.
- Đối với dân tộc ta, bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu cho một thời đại mới. Vì thế, nó phải xuất phát từ những nguyên tắc của thời đại. Nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh tìm thấy ở những bản Tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp, tức là những nước tư bản, đế quốc, họ còn là những nước Đồng minh. Nguyên tắc ấy là gì? Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn nước Mĩ năm 1776) và Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi (Tuyên ngôn nước Pháp năm 1791). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và khẳng định Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Như vậy, trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của các nước, Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập, tự do của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do con người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.
- Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp thể hiện Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tưởng, văn hoá lớn của nhân loại. Đồng thời, đấy cũng là cách nhắc khéo thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên, đừng đi ngược lại lá cờ nhân đạo mà cha ông họ đã giương lên.
- Cách trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp ở bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà "cũng có nghĩa đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng triều Đinh, Lí, Trần của Nam Quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của Bắc quốc".
Nguồn: Diễn đàn Kiến thức (ST)*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: