Truyện ngắn Chí Phèo khép lại bằng hai cái chết của hai nhân vật đối địch nhau: bá Kiến và Chí
Phèo. Một người bị giết, một người tự sát. Hai cái chết xảy ra cùng một lúc: Chí Phèo văng dao tới
chém bá Kiến túi bụi và quay ngang lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cổ họng mình. Vì sao lại có
chuyện như vậy? Giết được kẻ thù, lẽ ra phải sống, nhưng sao Chí Phèo lại tự sát? Điều này chỉ có
thể lí giải khi ta nhìn lại toàn bộ cuộc đời nhân vật trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong quan hệ
với các nhân vật khác của truyện.
Chí Phèo là một đứa con hoang không cha không mẹ, được nhặt về nuôi và qua tay nhiều
người, cuối cùng trở thành anh canh điền cho nhà lí Kiến (sau này là Bá Kiến). Đó là một người nông
dân hiền lành lương thiện. Từ điểm xuất phát ban đầu này, trước khi đi đến cái chết bất đắc kì tử nói
trên, Chí Phèo đã trải qua hai chặng đường đời trong cái làng Vũ Đại quần như tranh thực ấy.
Thứ nhất là từ người nông dân hiền lành lương thiện, Chí Phèo biến thành con quỷ dữ ở làng
Vũ Đại. Đây là quá trình lưu manh hóa, tha hóa của vật chất. Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy vào tù đế
quốc, y về làng và biến thành một con người khác hẳn, từ ngoại hình đến sinh hoạt, tính cách. Y đã
bị lưu manh hóa đến mức biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào không biết. Quá trình tha
hóa đã làm y mất cả nhân tính, nhân hình, nhân dạng, đã đẩy y sang thế giới của một loài vật. Cuộc
đời y chỉ còn là một cơn say dài ngày này sang ngày khác với những tiếng chưởi rủa điên khùng,
những vụ rạch mặt ăn vạ tóe máu, những cuốc chém giết người không ghê tay để rồi cũng chính y
phải tự kết liễu đời mình bằng một cái chết bất đắc kì tử. Bị Bá Kiến mua chuộc, y đã thỏa hiệp, mất
phương hướng. và thảm hại hơn, y đã trở thành tay sai cho kẻ thù mà không biết. Cứ thế, y trược dài
trên cái dốc tha hóa của đời mình…
Sau đó Chí Phèo gặp thị Nở và muốn trở lại làm người lương thiện. Đây là quá trình thức tỉnh của
nhân vật. May thay, y lại gặp thị Nở và được thị thương yêu, chăm sóc. Người đàn bà xấu ma chê
quỷ hờn ấy, với tình thương yêu mộc mạc chân thành, đã đánh thức phần nhân tính còn lại trong con
người y, khiến y muôn trở lại làm người lương thiện: trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa
với mọi người biết bao! thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì làm sao
người khác không thể được. Mùi cháo hành đã đẩy lùi hơi rượu trong lương tri đã tắt, giờ lại bùng lên
với một ước mơ được sống lương thiện trong đời thường: chồng cuốc nương cày thuê, vợ dệt vải,
chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Liệu cái ước mơ khiêm tốn ấy có thành hiện thực
trong bối cảnh xã hội của làng Vũ Đại bấy giờ không?
Chí Phèo muốn làm người lương thiện nhưng xã hội lúc bấy giờ không cho y được làm người lương
thiện: đó là bi kịch tuyệt quyền làm người trong chế độ cũ trước cách mạng tháng tám. Xã hội ở đây
là làng Vũ Đại và người phát ngôn ra điều đó là bà cô của thị Nở khi bà trả lời đứa cháu gái: đã nhìn
được đến đằng tuổi này thì nhìn hẳn, ai lại đi lấy cái thằng Chí Phèo!” Thế là rõ. Trong ý thức của bà
cô thị Nở -cũng là dân của làng Vũ đại –thì Chí Phèo là một con vật không hơn không kém. Đến như
thị Nở là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, lại dở hơi, lại có giống mả hủi mà Chí Phèo vẫn
không xứng, thì y có thể chỉ là một con vật, đã đẩy y sang thế giới của loài vật thì làm sao y có thể
quay trở lại thế giới loài người? Vì vậy, đang thương yêu y, nghe lời bà cô, thị Nở đã cự tuyệt mối
tình của y. Ta hiểu cự tuyệt mối tình của y cũng có nghĩa là xã hội, mà ở đây là dân làng Vũ Đại, đã
cự tuyệt quyền làm người của y. Bởi y tha hóa, đã trở thành con quỷ dữ, không thể trở lại làm người
được nữa. Bi kịch ấy phải được giải quyết bằng con đường tất yếu: xã hội đã không cho y sống thì y phải chết,
vì nếu có sống mà không được công nhận làm người thì sống để làm gì. Bị thị Nở cự tuyệt, cùng một
lúc, y nhận ra y không còn là con người nữa và người đã đẩy y sang thế giới loài vật chính là Bá
Kiến. Y phải chết nhưng trước khi chết y phải hạ thủ Bá Kiến. Bi kịch và cách giải quyết bi kịch cua
Chí Phèo đã được Nam Cao diễn tả bằng những câu đối thoại sắc lạnh của hai nhân vật:
- Tao muốn làm người lương thiện
- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt
này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không! Chỉ còn một cách..biết
không!...Chỉ còn một cách là …cái này! Biết không!..
Và sau khi giết Bá Kiến, Chí Phèo đã quay ngay lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cổ họng mình để
kết liễu một cuộc đời đầy bi thảm với cái chết hết sức thảm thương: chết vì xã hội không cho mình
được quyền sống làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết bất đắc kì tử, hơn
nửa thế kỉ qua, vẫn không thôi nhức nhói trong lòng người đọc chúng ta.
Bi kịch Chí Phèo vang lên day dứt trong hai câu nói cuối cùng của nhân vật trước khi tự sát đã
bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện ngắn:” Tao muốn làm người lương thiện” nhưng “ Ai cho tao lương
thiện? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Đó là cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc và giá
trị nhân đạo của tác phẩm.
Trước hết là giá trị hiện thực của truyện. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo chỉ xảy ra ở
đoạn cuối truyện ngắn nhưng bi kịch đó cho ta thấy rõ một cuộc đời vô cùng thê thảm, một số phận
cực kì bi đát của người nông dân nghèo bị đẩy vào con đường lưu manh hóa trong xã hội cũ đến
mức mất cả nhân tính, nhân hình và nhân dạng. Đó là lí do khiến họ không thể quay về cuộc sống
làm người, dù họ muốn sống lương thiện
Không những thế, bi kịch này còn tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến vô cùng độc ác, bất nhân,
bóp chết từ trong trứng cái ước mơ muốn hoàn lương của con người. Chính cái xã hội này đã đẩy
Chí Phèo vào con đường tha hóa rồi lại sập cánh cửa, chặn đứng không cho y quay trở về với cuộc
sống của con người. Một xã hội như thế thấy rõ sự dã man, tàn nhẫn của nó đến mức nào. Tiếng nói
phê phán, tố cáo của Nam Cao ở đây cũng thật mạnh mẽ, sâu sắc.
Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện Chí Phèo còn có giá trị nhân đạo cả. Nam Cao đã có một con mắt
nhìn đầy nhân đạo đạo đối với con người. Đó là một con mắt cảm thông, thương yêu và trân trọng
đối với những nạn nhân của chế độ cũ. Ông đã phát hiện và nhìn thấy một điều hết sức quý giá và có
ý nghĩa của họ: ngay cả những con quỷ dữ như Chí Phèo thì phần nhân tính chưa mất hết, và khi có
điều kiện, nó sẽ thức tỉnh để trở lại làm người lương thiện. Mối tình Chí Phèo - thị Nở đã được nhà
văn xây dựng bằng một ngòi bút chứa chan tình người “mùi cháo hành” đã đẩy lùi “ hơi rượu” là một
sáng tạo nghệ thuật đặc sắc bắt nguồn từ trái tim nhân đạo của nhà văn.
Từ bi kịch này vang lên tiếng kêu gọi khẩn thiết của nhà văn đòi quyền sống cho con người.
Người đọc cứ tự hỏi những câu nói cuối cùng vang lên day dứt là của nhân vật hay của chính tác
giả? Nó làm nhức nhối tâm can bao thế hệ người đọc từ bấy đến nay chỉ vì một câu hỏi lớn Nam Cao
đã đặt ra mà chưa tìm được câu trả lời: Tao muốn làm người lương thiện” câu hỏi ấy ngày nay,
chúng ta đã trả lời cho Nam Cao.