Vì sao giới trẻ ngày nay viết lách kém?

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Bài viết năm 1897: Lời lý giải cho lý do “vì sao giới trẻ ngày nay viết lách kém?”

Theo phân tích của tác giản Annie Holmquist về bài viết của Tiến sĩ Edwin Lewis là “A First Book in Writing” (Sách luyện viết cơ bản) được viết từ năm 1897 đã rút ra được rằng: trong thời đại ngày nay, do người trẻ đang mắc phải 3 sai lầm khủng khiếp này nên khiến họ càng ngày càng kém trong việc viết lách.

Họ không đọc những tác phẩm văn học chất lượng, những bài viết có chiều sâu

Thị trường sách ngày càng phát triển, những người có chút năng khiếu viết lách cũng có thể trở thành nhà văn theo đó thị trường sách chất lượng ngày một bị thu hẹp, đến cả trường học – nơi có môi trường học thuật cao nhất thì các sách được đầu tư về mặc câu từ, sử dụng chính xác, trau chuốt ngôn ngữ cũng khá ít. Thị trường ít chứ không phải không có những sách tốt, vấn đề ở đây là người trẻ cần được định hướng để tìm ra được loại sách phù hợp nhất với bản thân.


Một trong những cách tốt nhất để học tốt ngôn ngữ là đọc bằng miệng. Việc đọc giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức giúp chúng ta có thể viết tốt hơn, đặc biệt là với những ai mới bắt đầu học cách viết lách. Đọc to mỗi ngày một vài câu văn với cảm xúc thăng hoa chính là một thói quen tuyệt vời.

Khi đọc to một tác phẩm văn học được viết một cách tự nhiên với tư tưởng phóng khoáng, hành văn độc đáo sẽ khiến người đọc không chỉ cảm nhận được sâu sắc cảm xúc của bản thân mà còn thấu cảm được phần nào tâm tư của tác giả. Khi hòa mình vào trong tác phẩm, tự biến mình thành một phần của tác phẩm, chúng ta sẽ cảm nhanh hơn, yêu nhanh hơn, đắm chìm hơn từ đó mà ngấm nhanh hơn, trau dồi được cách hành văn và cấu tứ viết bài hơn.

Có thói quen đọc nhanh, đọc lướt

Phương pháp skim hay còn gọi là phương pháp đọc lướt chỉ nên được vận dụng khi làm bài kiểm tra chứ không dành cho việc cảm thụ một tác phẩm văn học. Sự phát triển nhanh chóng của Internet càng làm cho các bạn trẻ có thói quen đọc lướt nhiều hơn, họ dần thích xem video, xem ảnh hơn là đọc chữ hoặc nếu có đọc cũng chỉ đọc một cách hời hợt, qua loa để nắm thông tin chính chứ không có sự đọng lại sau khi đọc, nhiều này thật đáng báo động.


Đọc chậm là điều tất yếu để việc đọc có hiệu quả. Người đọc trẻ có thói quen đọc quá nhanh để nổi đôi khi họ chỉ còn quan tâm đến cách từ khóa mà bỏ lỡ mất phần nội dung hay nhất. Ai cũng biết rằng, ý nghĩa của một bài viết sẽ không chủ động “đập” vào mắt người đọc ngay khi ta nhìn thấy nó mà cần có thời gian, sự nghiên cứu kỹ lưỡng và suy ngẫm khi đọc.

Không còn xem trọng việc học thuộc lòng những câu nói, đoạn văn là quan trọng

Nhiều người vẫn thường lên án việc học vẹt, học thuộc lòng như một cái máy nhưng trên thực tế, việc không học thuộc lòng những tác phẩm, bài viết, đoạn văn hay sẽ là giảm đi nguồn tư liệu viết lách có giá trị.

Các tác giả ngày nay sử dụng tư liệu từ những tác phẩm kinh điển xưa rất nhiều, chủ yếu theo hình thức “trích dẫn”, đó được xem là kho tàng ngôn ngữ không bao giờ cạn kiệt.

Bạn đã nhận thấy mình trong những điều trên? Bạn đã biết mình phải thay đổi từ đâu chưa? Vận dụng tốt những kỹ năng trên sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt khả năng viết lách của mình đấy.

Nguồn: ĐH Duy Tân
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top