• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vì sao đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự phát triển ?

  • Thread starter Thread starter were123
  • Ngày gửi Ngày gửi
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.

*Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập:

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Ví dụ: điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế...
*Tính chất chung của mâu thuẫn

Tính khách quan và phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy cũng tồn tại, vận động trên cơ sở các mâu thuẫn nội tại của các mặt đối lập của nó hoặc giữa nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; giữ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Đó là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng...Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.

*Quá trình vận động của mâu thuẫn

Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Xét về phương diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó.

Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể

Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật: Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

Theo quan điểm biện chứng thì sự vật nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, tức là, các mặt có xu hướng, khuynh hướng trái ngược nhau. Chính sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn sự vật. Khi nói mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu của những mặt trái ngược nhau, ví dụ, điện có cực âm><cực dương, nông dân >< địa chủ, giai cấp TB>< giai cấp vô sản, sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền… Trong các mặt đối lập, chúng vừa đấu tranh với nhau (với nghĩa tác động theo xu hướng trái ngược nhau) nhưng các mặt đối lập lại là thống nhất với nhau.

Thống nhất là tồn tại không tách rời nhau, làm điều kiện cho nhau tồn tại, phát triển, có mặt này thì mới có mặt kia. Thống nhất còn bao hàm thâm nhập nhau, trong mặt này chứa đựng mầm mèng mặt kia, cho nên, chúng ta không nên tạo ra hàng rào tuyệt đối giữa các mặt đối lập mà phải thấy được có sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Chuyển hoá có trình độ từ thấp đến cao và dẫn đến sự chuyển hoá cuối cùng, tức là khi mâu thuẫn đã được giải quyết. Chuyển hoá cuối cùng có hai hình thức cơ bản: hình thức thay đổi vị trí cho nhau và hình thức các mặt đối lập cũ mất đi và hình thành những mặt đối lập mới.
Hầu hết các nhà triết học đều cho rằng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đều có vai trò trong sư phát triển của sự vật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn phát triển mà ta phải nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. Khi sự vật còn ở giai đoạn phát triển, khi mâu thuẫn chưa gay gắt thì khi đó mặt thống nhất giữ vai trò chủ đạo, còn khi mâu thuẫn trở nên gay gắt, đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn lại là chủ đạo, chính yếu.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top