Đề bài: Vì sao chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam đêm đêm cố thức đợi chuyến tàu đi qua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên tác giả muốn nói điều gì?
Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình thất cơ lỡ vận phải chuyển về quê, một phố huyện hẻo lánh. Hai chị em được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hoá bé xíu. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, chúng chờ bán cho người ta những món hàng nhỏ bé không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng… Chiều chiều, trong bóng tối chập choạng của hoàng hôn, với tiếng ếch nhái ngoài đồng và tiếng muỗi vo ve trong nhà, hai chị em cặm cụi tính số tiền bé nhỏ bán được trong ngày. Thế giới xung quanh hai chị em Liên cũng thật tội nghiệp. Đó là chị Tý ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dưới gốc cây bàng với ngọn đèn hoa kỳ leo lét. Đó là bà cụ Thi hơi điên già nua, tối đến đến cửa hàng Liên mua rượu uống rồi lẫn vào bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đó là bác phở Siêu với gánh hàng phở, món quà xa xỉ nơi phố huyện nghèo, có chấm than hồng như ma trơi. Đó là vợ chồng bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh tre, thanh nứa hoặc bất cứ cái gì đó có thể dùng được. Thế giới mà chị em Liên tiếp xúc ngày này qua ngày khác chỉ có vậy. Không có niềm vui biết lấy gì mà hy vọng. Từ cảnh thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì đó tàn lụi, không tương lai, leo lét một cách tội nghiệp, trong nghèo đói, buồn chán và tăm tối. Thạch Lam đã hiểu sâu sắc những con người bé nhỏ trong bóng tối này với những ước vọng đáng thương của họ.
Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, may mắn thay cuối cùng hai chị em Liên cũng tìm được chút niềm vui để mong đợi, để hy vọng. Mỗi đêm, chuyến tàu từ Hà Nội sẽ đi qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm hai chị em Liên cố thức đợi để nhìn chuyến tàu đi qua. Với các em, đó là cái mốc điểm bước đi của thời gian đang cho các em xích lại gần với chuyến tàu. Mỗi đêm chỉ có một chuyến tàu đi qua phố huyện. Các em không thể bỏ lỡ nó, bởi thế, “đã buồn ngủ ríu cả mắt”, An và Liên vẫn cố chống lại cơn buồn ngủ. Cho đến khi, vì chờ đợi quá lâu trong cái không khí buồn tẻ của phố huyện, bé An không thể thức được nữa. Em gối đầu lên tay chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn cố dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé! Nghe lời dặn của An, ta cảm thấy hai đứa trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào.
Trên phố huyện ấy, giữa tâm trạng chờ đợi ấy của hai đứa trẻ, chuyến tàu đêm được Thạch Lam miêu tả với những chi tiết tỉ mỉ và trang trọng làm sao! Chuyến tàu được báo trước từ xa, với hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài, vẻ xôn xao của những người chờ tàu, rồi đèn ghi với ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi xuất hiện. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vọng lại trong đêm khuya kéo theo ngọn gió giữa đêm khuya kéo dài theo ngon gió xa xôi. Và chỉ cần nghe tiếng chị gọi: Dậy đi, An! Tàu đến rồi là An nhổm dậy, dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan sát rất kĩ đoàn tàu thèm khát như được nhìn thấy một thế giới xa lạ. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng, lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng. Đoàn tàu đã đi qua, nhưng tâm hồn chị em Liên thì vẫn gửi hút theo nó mãi, nhìn nó để lại trong đêm tối những đốm than nhỏ bay tung xa trên đường sắt… cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh… xa xa mãi rồi khuất đi sau rặng tre.
Chỉ với đoạn văn ngắn miêu tả cảnh tâm trạng chờ tàu của chị em Liên, nhưng người đọc không thể suy ngẫm về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh chuyến tàu đêm mà Thạch Lam đã cố tình miêu tả rất công phu và tinh tế. Phải chăng Thạch Lam đã cố tình miêu tả nó để làm cuộc sống buồn tẻ đáng thương của chị em Liên? Với các em, chuyến tàu ấy là tất cả niềm vui và hy vọng. Đó là Hà Nội trong quá khứ êm đềm xa xôi. Đó là niềm vui duy nhất để giải toả cho tâm trí sau một ngày mệt mỏi, đơn điệu và buồn chán. Đó là âm thanh, ánh sáng, vẻ lấp lánh của cuộc đời khác, hoàn toàn không giống với cuộc đời nghèo nàn và tẻ nhạt nơi đây. Có lẽ, qua truyện ngắn này, Thạch Lam muốn nói với chúng ta rằng: Có những cuộc đời mới đáng thương làm sao, có những ước mơ nhỏ bé, tội nghiệp nhưng chân thành tha thiết và cảm động làm sao! Nhưng dẫu sao, sự chờ đợi của các em cũng cho chúng ta hiểu rằng: trong cuộc đời, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, cái vô vị hàng ngày để mà hy vọng, dẫu cho hy vọng có nhỏ bé. Hãy biết hy vọng, đừng chìm đắm trong bóng tối. Một chút hy vọng nhỏ bé thôi cũng sẽ là một liều thuốc tiên giúp chúng ta đứng dậy, trụ vững trong cuộc đời.
Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc ở sự li kì hay gay cấn của cốt truyện. Sức mạnh và sức sống của nó nằm trong vấn đề mà nó đặt ra trong cái tâm của người cầm bút: lấy hồn mình để hiểu hồn người, Thạch Lam đã diễn tả thật tinh tế dòng cảm giác, tâm trạng của các nhân vật trong sự chuyển biến của thời gian. Qua hình ảnh Liên, An và những người dân nghèo phố huyện, chúng ta cảm nhận sự tinh tế của một ngòi bút văn xuôi trữ tình.
Bài làm
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình thường được nhắc tới của Thạch Lam. Truyện không có cốt truyện. Nhân vật là nhân vật trữ tình. Tất cả nội dung của truyện đều xoay quanh tâm trạng của một cô gái tên Liên, nhân vật chính của tác phẩm, trước cảnh chiều tà cho đến lúc đêm khuya với khao khát được nhìn thấy chuyến tàu đi qua phố huyện. Truyện có một hương vị buồn man mác, gợi một nỗi buồn về dĩ vãng, nhưng đồng thời cũng gióng lên một niềm tin, một hy vọng về tương lai.
Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình thất cơ lỡ vận phải chuyển về quê, một phố huyện hẻo lánh. Hai chị em được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hoá bé xíu. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, chúng chờ bán cho người ta những món hàng nhỏ bé không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng… Chiều chiều, trong bóng tối chập choạng của hoàng hôn, với tiếng ếch nhái ngoài đồng và tiếng muỗi vo ve trong nhà, hai chị em cặm cụi tính số tiền bé nhỏ bán được trong ngày. Thế giới xung quanh hai chị em Liên cũng thật tội nghiệp. Đó là chị Tý ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dưới gốc cây bàng với ngọn đèn hoa kỳ leo lét. Đó là bà cụ Thi hơi điên già nua, tối đến đến cửa hàng Liên mua rượu uống rồi lẫn vào bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đó là bác phở Siêu với gánh hàng phở, món quà xa xỉ nơi phố huyện nghèo, có chấm than hồng như ma trơi. Đó là vợ chồng bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh tre, thanh nứa hoặc bất cứ cái gì đó có thể dùng được. Thế giới mà chị em Liên tiếp xúc ngày này qua ngày khác chỉ có vậy. Không có niềm vui biết lấy gì mà hy vọng. Từ cảnh thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì đó tàn lụi, không tương lai, leo lét một cách tội nghiệp, trong nghèo đói, buồn chán và tăm tối. Thạch Lam đã hiểu sâu sắc những con người bé nhỏ trong bóng tối này với những ước vọng đáng thương của họ.
Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, may mắn thay cuối cùng hai chị em Liên cũng tìm được chút niềm vui để mong đợi, để hy vọng. Mỗi đêm, chuyến tàu từ Hà Nội sẽ đi qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm hai chị em Liên cố thức đợi để nhìn chuyến tàu đi qua. Với các em, đó là cái mốc điểm bước đi của thời gian đang cho các em xích lại gần với chuyến tàu. Mỗi đêm chỉ có một chuyến tàu đi qua phố huyện. Các em không thể bỏ lỡ nó, bởi thế, “đã buồn ngủ ríu cả mắt”, An và Liên vẫn cố chống lại cơn buồn ngủ. Cho đến khi, vì chờ đợi quá lâu trong cái không khí buồn tẻ của phố huyện, bé An không thể thức được nữa. Em gối đầu lên tay chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn cố dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé! Nghe lời dặn của An, ta cảm thấy hai đứa trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào.
Trên phố huyện ấy, giữa tâm trạng chờ đợi ấy của hai đứa trẻ, chuyến tàu đêm được Thạch Lam miêu tả với những chi tiết tỉ mỉ và trang trọng làm sao! Chuyến tàu được báo trước từ xa, với hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài, vẻ xôn xao của những người chờ tàu, rồi đèn ghi với ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi xuất hiện. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vọng lại trong đêm khuya kéo theo ngọn gió giữa đêm khuya kéo dài theo ngon gió xa xôi. Và chỉ cần nghe tiếng chị gọi: Dậy đi, An! Tàu đến rồi là An nhổm dậy, dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan sát rất kĩ đoàn tàu thèm khát như được nhìn thấy một thế giới xa lạ. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng, lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng. Đoàn tàu đã đi qua, nhưng tâm hồn chị em Liên thì vẫn gửi hút theo nó mãi, nhìn nó để lại trong đêm tối những đốm than nhỏ bay tung xa trên đường sắt… cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh… xa xa mãi rồi khuất đi sau rặng tre.
Chỉ với đoạn văn ngắn miêu tả cảnh tâm trạng chờ tàu của chị em Liên, nhưng người đọc không thể suy ngẫm về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh chuyến tàu đêm mà Thạch Lam đã cố tình miêu tả rất công phu và tinh tế. Phải chăng Thạch Lam đã cố tình miêu tả nó để làm cuộc sống buồn tẻ đáng thương của chị em Liên? Với các em, chuyến tàu ấy là tất cả niềm vui và hy vọng. Đó là Hà Nội trong quá khứ êm đềm xa xôi. Đó là niềm vui duy nhất để giải toả cho tâm trí sau một ngày mệt mỏi, đơn điệu và buồn chán. Đó là âm thanh, ánh sáng, vẻ lấp lánh của cuộc đời khác, hoàn toàn không giống với cuộc đời nghèo nàn và tẻ nhạt nơi đây. Có lẽ, qua truyện ngắn này, Thạch Lam muốn nói với chúng ta rằng: Có những cuộc đời mới đáng thương làm sao, có những ước mơ nhỏ bé, tội nghiệp nhưng chân thành tha thiết và cảm động làm sao! Nhưng dẫu sao, sự chờ đợi của các em cũng cho chúng ta hiểu rằng: trong cuộc đời, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, cái vô vị hàng ngày để mà hy vọng, dẫu cho hy vọng có nhỏ bé. Hãy biết hy vọng, đừng chìm đắm trong bóng tối. Một chút hy vọng nhỏ bé thôi cũng sẽ là một liều thuốc tiên giúp chúng ta đứng dậy, trụ vững trong cuộc đời.
Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc ở sự li kì hay gay cấn của cốt truyện. Sức mạnh và sức sống của nó nằm trong vấn đề mà nó đặt ra trong cái tâm của người cầm bút: lấy hồn mình để hiểu hồn người, Thạch Lam đã diễn tả thật tinh tế dòng cảm giác, tâm trạng của các nhân vật trong sự chuyển biến của thời gian. Qua hình ảnh Liên, An và những người dân nghèo phố huyện, chúng ta cảm nhận sự tinh tế của một ngòi bút văn xuôi trữ tình.