Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Vấn đề trong phạm trù triết học Ấn Độ cổ đại
Lê Công Sự
Các hệ thống phạm trù trong triết học Ấn Độ cổ đại có một số lượng phạm trù tương đối lớn, phạm vi phản ánh rộng, phong phú, đa dạng, bao quát được nhiều lớp sự vật khác nhau của thế giới, nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và nhận thức. Điều này thể hiện "các nhà triết học Ấn Độ cổ đại đã có một tư duy phân loại đạt đến trình độ cao và sự phân tích sâu sắc đến kinh ngạc. Họ không dừng lại ở các vấn đề nhân sinh quan mà đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bản thể luận.
Trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo, triết học có một vai trò khá quan trọng. Chính vì sự gần gũi đó mà triết học Ấn Độ gắn liền với các tôn giáo. Đúng như lời nhận xét của Radhakrishnan:"Triết học Ấn Độ mang đượm màu sắc chủ nghĩa duy linh, chính chủ nghĩa duy linh đã cho Ấn Độ khả năng chống lại các cuộc chiến tranh của thù trong giặc ngoài. Hết người Hy Lạp, người Mông Cổ, đến người Pháp, người Anh đã muốn tàn phá và huỷ diệt nền văn minh của đất nước này, nhưng người dân Ấn Độ vẫn ngẩng cao đầu. Trong suốt quá trình lịch sử của mình, đất nước Ấn Độ tồn tại vì một mục đích: Đấu tranh cho chân lý và chống lại mọi sai lầm... Lịch sử tư tưởng Ấn Độ đã và đang minh chứng về những cuộc kiếm tìm vô tận của trí tuệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai".
Giống như triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ ra đời sớm và chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc về thế giới, trong đó có vấn đề phạm trù triết học. Điều này dễ hiểu, bởi nếu không có các phạm trù triết học thì không thể có tư duy logic và quá trình nhận thức thế giới khách quan. Theo cách phân chia truyền thống, triết học Ấn Độ cổ đại được chia thành hai hệ thống với 9 trường phái. Hệ chính thống gồm 6 trường phái: Mimansa, Vêdanta, Samk- huya, Nyaya, Vaisesika. Hệ không chính thống gồm 3 trường phái: Jainism (Kỳ na giáo), Budđhism (Phật giáo), Lokayata hay còn gọi là Carvaka. Trong 9 trường phái kể trên, có 3 trường phái đề cập đến vấn đề phạm trù triết học một cách chuyên sâu và hệ thống, đó là: Jainism, Nyaya, Vaisesika.
Jainism - trường phái triết học mang đượm màu sắc tôn giáo, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN. Người sáng lập là Ma- havira. Tư tưởng triết học của trường phái này được phản ánh trong "Tattvartha". Quan điểm của các nhà triết học theo trường phái này mang tính mâu thuẫn. Họ là những người duy vật khi giải quyết vấn đề bản thề luận. Theo họ, vật chết là bản thể vũ trụ, tồn tại một cách khách quan trong không gian và thời gian. Nhưng khi giải quyết vấn đề nhận thức luận, họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và tương đối luận. Theo họ, mọi mệnh đề cung như khách thể nhận thức đều có tính ước lệ, tương đối, chưa đầy đủ vì nó dược xác định bởi chủ thể nhận thức. Dựa trên nhưng quan điểm triết học như vậy, các nhà triết học theo trường phái Jainism đưa ra một hệ thống bao gồm 9 phạm trù triết học như:
1) Giới hữu cơ (jiva): Phạm trù này bao gồm các thực thể có linh hồn, trong đó có con người.
2) Giới vô cơ (ajiva): Phạm trù này bao gồm các thực thể không có linh hồn nhưng chúng có thể nhận thức được bằng các giác quan, trong đó vật chất đóng vai trò quan trọng. Vật chất được xem như một thực thể cấu tạo tử nguyên tử, không gian, thời gian, vận động và đứng yên. Không gian là khoảng trống cho vật chết tồn tại, còn thời gian là hình thức của vũ trụ liên kết chuỗi vận động liên tục của thế giới.
3) Cái thiện: sự thể hiện nhưng hành động tốt.
4) Tội lỗi: sự thể hiện những hành động.
5) Asrava: sự di chuyển vật chất vào linh hồn, được hiểu như nguyên nhân của sự phụ thuộc.
6) Samvara: hành động ngăn chặn quá trình đi chuyển vật chất vào linh hồn.
7) Phụ thuộc: được coi như là sự thể hiện mối quan hệ giữa linh hồn và các hành vi liên kết nó.
8) Nírjan: cái phá huỷ hay đập tắt các nghiệp liên kết như thân nghiệp, khẩu nghiệp, hành nghiệp.
9) Giải thoát: được hiểu như là sự phân cách tuyệt đối giữa linh hồn và thể xác.
Theo các nhà triết học thuộc trường phái này, người nào củng cố và làm chủ được 9 phạm trù kể trên sẽ có những hành động đạo đức đúng, niềm tin vững vàng và tri thức đầy đủ. Nhìn vào hệ thống 9 phạm trù nêu trên chúng ta thấy các phạm trù đã bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau của thế giới, từ tự nhiên đến xã hội, đạo đức, tôn giáo… Trong số 9 phạm trù kể trên, hai phạm trù "giới hữu cơ" và "giới vô cơ" được đặt lên vị trí hàng đầu, từ chúng có thể triển khai thành các phạm trù con khác. Qua việc phân tích các phạm trù đó chúng ta cũng thấy rằng các nhà triết học đã nhìn thấy vai trò của các phạm trù đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn, coi chúng như những phương tiện để con người có thể đạt được tri thức.
Vaisesika - trưởng phái triết học xuất hiện vào thế kỷ thứ III TCN. Nội dung chủ yếu của trường phái này được phản ánh trong "Vaisesika sung", trong đó trình bày học thuyết nguyên tử (Atomism) và hệ thống bao gồm 7 phạm trù triết học sau:
1) Thực thể.
2) Thuộc tính hay là chất (gừng).
3) Vận động hay là nghiệp (karma).
4) Cái chung.
5) Cái đặc thù.
6) Tồn tại.
7) Không tồn tại.
Trong 7 phạm trù nêu trên, các nhà triết học tập trung phân tích 2 phạm trù chủ yếu thực thể và thuộc tính. Phạm trù thực thể được triển khai thành 9 phạm trù phụ thuộc (phạm trù con), thuộc hai nhóm vật chất và phi vật chất. Nhóm vật chất gồm 5 phạm trù: đất, nước, lửa, không khí, ethe. Nhóm phi vật chất gồm 4 phạm trù: thời gian, không gian, linh hồn, trí tuệ. Phạm trù thuộc tính được triển khai thành 24 phạm trù con: xúc giác, vị giác, thị giác, khướu giác, thính giác, lượng, liên kết, phân rã, đại lượng, xác đính, khuyếch tán, hội tụ, khả năng, học hỏi, thoả mãn, đau khổ, mong muốn, thiện và ác, nỗ lực, ấn tượng, ghét bỏ, nhầy nhụa, nặng nề, lưu động và nhanh nhẹn.
Cũng giống như phái Jainism, phái Vaisesika đã nêu lên được một hệ thống phạm trù triết học phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của thế giới ( Điều khác biệt ở đây là các nhà triết học thuộc phái Vais- esika đã đi sâu phân tích hai phạm trù thực thể và thuộc tính, coi chúng như những phạm trù đóng vai trò cơ bản trong quá trình nhận thức thế giới. Họ đã có một trình độ phân loại cao, sự phân tích khá sâu. Hơn nữa, khi đi sâu phân tích phạm trù thuộc tính, các nhà triết học đã nhìn thấy tính đa dạng, phức tạp của phạm trù này, nêu được nhưng thuộc tính khác nhau của giới hữu cơ và vô cơ.
Nyaya - trường phái triết học xuất hiện vào thế kỷ thứ I sau CN. Quan điểm triết học của trường phái này chủ yếu được phản ánh trong "Nyaya sutra” mà tác giá là Gau- tama. Theo các nhà triết học thuộc trường phái này, thế giới tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con người, nhận thức là quá trình phát hiện khách thể và tiêuchuẩn của nhận thức là thực tiễn. Trường phái triết học này chú trọng đến vấn đề logic, họ đưa ra hệ thống bao gồm 16 phạm trù logic sau:
1) Phương tiện hay công cụ nhận thức: được biểu hiện dưới 4 dạng: tri giác, kết luận, so sánh, chứng minh bằng lời.
2) Đối tượng nhận thức chân chính: đó là linh hồn, thể xác, tình cảm, khát vọng.
3) Nghi ngờ là tri giác không xác định (ví dụ: không rõ đàng kia là cây cột hay con người).
4) Nguyên nhân.
5) Ví dụ: là sự kiện không thuộc đối tượng tranh luận.
6) Quy tắc: bao gồm 4 dạng khác nhau:
Quy tắc chung được mọi người công nhận,
Quy tắc được công nhận bằng một trường phái nào đó.
Quy tắc từ đó có thể rút ra nhưng quy tắc khác.
Quy tắc được chấp nhận như một niềm tin.
7) Các thành phần của tam đoạn luận bao gồm 5 thành phần:
Phán đoán làm tiền đề cần phải chứng minh (đồi có lửa cháy).
Cơ sở của sự chứng minh đó (bởi trên đồi có khói).
Phán đoán chung trong đó ví dụ đưa ra là trường hợp phụ thuộc (ở đâu có lửa, ở đỏ có khói).
Phán đoán chứng thực cho phán đoán chung trong trường hợp cụ thể (trên đồi có khói).
Kết luận (cho nên đồi có lửa).
8) Giả định: nhờ có giả định mà sự nghi ngờ được cởi bỏ (ví dụ nghi ngờ đã nêu trên: không rõ đằng kia là cây cột hay con người. Nhưng khi thấy con quạ đậu ở phía trên thì rõ ràng đó chỉ là cây cột chứ không phải con người).
9) Khẳng định hay tin tưởng, là tri thức xác định có sau nghi ngờ và giả định.
10) Đàm luận: là tranh luận có thiện ý, trong đó cả hai bên đều mong muốn tìm đến sự thực chân lý.
11) Tranh cãi: là sự bác bỏ ý kiến của đối phương bằng sự xuyên tạc nó.
12) Bắt bẻ: tìm kiếm mâu thuẫn của đối phương.
13) Luận cứ giả: là điều vô căn cứ.
14) Xuyên tạc: ví dụ, trong giếng có nước mới.
15) Diễn tả không chân thật: là sự xuyên tạc có tính mờ ám.
16) Luận cứ chính: là luận cứ làm cho đối phương phải tuân phục trong lúc tranh Trên đây chúng tôi chỉ nêu một số nét khái lược về phạm trù của các hệ thống triết học ấn Độ cổ đại. So với hệ thống phạm trù của Arixtốt trong triết học Hy Lạp cổ đại và các quan niệm phạm trù của Lão Tử của phái Danh Gia (?) trong triết học Trung Quốc cổ đại, chúng ta thấy các hệ thống phạm trù trong triết học Ấn Độ cổ đại có một số lượng phạm trù tương đối lớn, phạm vi phản ánh rộng, phong phú, đa dạng, bao quát được nhiều lớp sự vật khác nhau của thế giới, nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và nhận thức. Điều này thể hiện "các nhà triết học Ấn Độ cổ đại đã có một tư duy phân loại đạt đến trình độ cao và sự phân tích sâu sắc đến kinh ngạc. Họ không dừng lại ở các vấn đề nhân sinh quan mà đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bản thể luận.
Bên cạnh những thành công như đã nói trên về vấn đề phạm trù, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, các nhà triết học Ấn Độ cổ đại chưa quan tâm đến vấn đề lý luận chung về phạm trù, chưa lý giải được nguồn gốc, tính chất, vai trò của phạm trù đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Điều này chỉ được giải quyết khi có sự ra đời của học thuyết phạm trù của Cantơ, của Hêgen đặc biệt là hệ thống và lý luận về phạm trù của triết học Mác - Lênin.
Nguồn: Tạp chí Triết học