• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Bài thơ “Về thăm mẹ” – Đinh Nam Khương là lời của người con thể hiện tình yêu thương dành cho mẹ trong một lần xa quê về thăm mẹ. Tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ta thể hiện từ những điều bình dị, giản đơn nhất. Mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Đinh Nam Khương và tác phẩm Về thăm mẹ (Ngữ văn 6 - Cánh Diều)

Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương (Ngữ văn 6 - Cánh Diều) - vnkienthuc.png


Đọc hiểu văn bản “Về thăm mẹ”

- Đinh Nam Khương -

I. Tìm hiểu chung về tác giả - tác phẩm

1. Tác giả Đinh Nam Khương


Nhà thơ Đinh Nam Khương - vnkienthuc.jpg

Nhà thơ Đinh Nam Khương
(Nguồn ảnh: sưu tầm)


- Đinh Nam Khương (1949-2018)
- Quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003.

2. Tác phẩm “Vể thăm mẹ”
a. Xuất xứ bài thơ “Về thăm mẹ”
Bài thơ “Về thăm mẹ” được trích trong tập thơ “Mẹ” – 2002.

b. Thể loại
- Thể loại: thơ lục bát:
+ Dòng thơ: gồm các dòng lục và dòng bát xen kẽ.
+ Vần: bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát (gieo vần chân và vần lưng): tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (đông-không, ra-oà, rồi-ngồi, bừa); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn).
+ Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4.

c. Bố cục bài thơ “Về thăm mẹ”
Bố cục bài thơ được chia làm 3 phần :
+ Phần 1: Hoàn cảnh người con về thăm mẹ
+ Phần 2: Hình ảnh người mẹ trong cảm nhận của người con
+ Phần 3: Tình cảm của người con dành cho mẹ.

II. Tìm hiểu chi tiết bài thơ “Về thăm mẹ”

1. Hoàn cảnh người con về thăm mẹ


- Thời gian: chiều đông
Buổi chiều là thời điểm gợi nhiều cảm xúc nhớ thương, thời gian mùa đông gợi cảm giác lạnh lẽo.
- Không gian:
+ Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà;
Vì về vào buổi chiều, lại là thời điểm mùa đông nên người con đi tìm hơi ấm trong bếp lửa của mẹ, để được gặp mẹ. Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, cho mái nhà, gắn liền với hình ảnh mẹ, thể hiện sự sự tần tảo, yêu thương vun vén của người mẹ.
+ Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
Câu thơ có thể hiểu theo 2 cách :
++ Trời mưa ;
++ Òa mưa rơi gợi ra hình ảnh người con òa khóc vì nhớ mẹ, thương mẹ.
=> Hoàn cảnh đặc biệt, là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát ngôi nhà để hiểu thêm về mẹ, về cuộc đời mẹ.

2. Hình ảnh người mẹ trong cảm nhận của người con


- Những sự vật gần gũi, đời thường gắn bó với mẹ :
+ chum tương đã đậy;
+ nón mê ngồi dầm mưa;
+ áo tơi lủn củn
;
+ đàn gà;
+ cái nơm hỏng vành
;
+ trái na cuối vụ.
→ Các sự vật quen thuộc, đời thường, gần gũi, gắn liền với mẹ hàng ngày.
→ Thậm chí nhiều sự vật còn có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → gợi hình ảnh người mẹ lam lũ, tảo tần.
+ Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...
+ Nhân hóa nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa, áo tơi khoác hờ người rơm.
- Qua đó ta thấy được:
+ Mẹ rất chu đáo;
+ Mẹ tiết kiệm, giản dị, vất vả, tảo tần nuôi con khôn lớn;
+ Mẹ yêu thương con, dành tất cả những gì tốt đẹp cho con.
➩ Người mẹ tần tảo, hi sinh cho con mà quên bản thân mình.

3. Tình cảm của người con dành cho mẹ

- Tâm trạng, cảm xúc: thơ thẩn, nghẹn ngào, rưng rưng (các từ láy).
- Người con có tâm trạng như vậy vì thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ khi mọi thứ trong nhà đều do mẹ vun vén, khi nhìn thấy mẹ lam lũ, vất vả, khi cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.
- Dấu ba chấm cuối dòng thơ:
+ Ý muốn chỉ còn có rất nhiều nghẹn ngào con chẳng nói thành lời, chất chứa trong lòng chẳng thể nói ra.
+ Câu thơ như kéo dài những niềm thương nỗi nhớ của người con dành cho mẹ.
+ Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả.
Thể hiện sự xúc động nghẹn ngào, tình yêu thương, biết ơn dành cho mẹ của tác giả.

III. Tổng kết

1. Nội dung bài thơ "Về thăm mẹ"

Bài thơ bày tỏ tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ.

2. Ý nghĩa
- Tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ta thể hiện từ những điều bình dị, giản đơn nhất ;
- Mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình.

3. Nghệ thuật bài thơ "Về thăm mẹ"
- Thể thơ lục bát ;
- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa;
- Từ láy đặc sắc.

IV. Luyện tập

Câu 1: “Về thăm mẹ” được chia thành mấy phần”

A.5
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 2: Qua hai câu thơ dưới đây của bài thơ “Về thăm mẹ”, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?

“Bất ngờ rụng ở trên cành
Quả na trái vụ mẹ dành cho con”

A. Lòng yêu thương xóm làng
B. Lòng yêu thương con
C. Sự mạnh mẽ, kiên định
D. Sự hi sinh quên mình

Câu 3. Hai từ “rưng rưng” “nghẹn ngào” là loại từ nào?
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ láy.

Xem thêm bài viết: https://vnkienthuc.com/threads/a-oi-tay-me-binh-nguyen-ngu-van-6-canh-dieu.88524/

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nhà thơ Đinh Nam Khương và bài thơ "Về thăm mẹ" (Ngữ văn 6 - Cánh Diều). Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị cho quý thầy cô và các bạn học sinh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Ngọc
 
Sửa lần cuối:

Ngọc Suka

Cộng tác viên
"Về thăm mẹ" - Đinh Nam Khương
Đọc bài thơ "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương: Hình ảnh ngôi nhà của mẹ hiện ra đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương với chum tương đã đậy, chiếc nõn mê cũ, cái áo tơi qua bao buổi cày bừa đã ngắn ngủi... Những hình ảnh này, gợi lên về hình ảnh người mẹ tần tảo, dầm mưa dãi nắng, lặng lẽ hy sinh vì gai đình, vì quê hương.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Đáp án phần Luyện tập bài "Về thăm mẹ"

Câu 1: “Về thăm mẹ” được chia thành mấy phần”

A.5
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 2: Qua hai câu thơ dưới đây của bài thơ “Về thăm mẹ”, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?


“Bất ngờ rụng ở trên cành
Quả na trái vụ mẹ dành cho con”

A. Lòng yêu thương xóm làng
B. Lòng yêu thương con
C. Sự mạnh mẽ, kiên định
D. Sự hi sinh quên mình

Câu 3. Hai từ “rưng rưng” “nghẹn ngào” là loại từ nào?
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ láy.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top