• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Về những đặc điểm cú pháp của kết cấu AB trong tiếng Việt

Hide Nguyễn

Du mục số
Tác giả: Hồ Lê

1. Kết cấu lời là tổ hợp từ có nghĩ mà mỗi bộ phận đều thuộc vào một quan hệ cú pháp nhất định. Như vậy, từ tổ hợp và câu từ là kết cấu lời. Câu có chứa nhừng bộ phận chêm xen, như cảm từ, hô ngữ, đồng vị ngữ… mà bản thân không thể có quan hệ cú pháp với bộ phận khác thì không thể làm KC lời.

Kết cấu AB (KC. AB) là KC lời gồm hai từ. Nghĩa là: tất cả các từ tố và câu từ gồm hai từ đều là KC. AB. Trong các ngôn ngữ, KC. AB là KC cơ bản, là nền tảng của mọi KC lời.

2. KC.AB trong mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm cú pháp riêng. Thí dụ: trong tiếng Việt, “danh từ + động từ” và “động từ + danh từ” có thể làm KC. AB: hoa nở, đóng cửa... Nhưng không thể có KC.AB tương ứng trong tiếng Pháp (không nói: fleur s’épanouit, fermer porte), hoặc chỉ có một cách hạn chế trong tiếng Anh (không nói: flower open, close door, mặc dù nói flowers open). Muốn diễn đạt những ý trên, phải nói: la fleur s’épanouit, fermer la porte, a flower opens, close the door, tức là phải dùng KC. AB.. N (KC gồm trên hai từ).

Trong tiếng Việt, một hình thức KC. AB có thể chứa hai, có khi ba qun hệ cú pháp, song điều này không thể có trong nhiều ngôn ngữ khác. Thí dụ: chim bay, trong “chim bay, bướm lượn” chứa quan hệ chủ - vị nhưng trong “Tôi bắn con chim bay” thì chứa quan hệ chính - phụ. Tiếng Nga, tiếng Hán đều phải dùng hai KC. AB để diễn đạt hai ý trên: ptica letact, letajushaja ptica (tiếng Nga) và niao fei (tiếng Hán). Hoặc hình thức KC. AB ngày đi có thể đồng chứa ba quan hệ cú pháp: quan hệ chủ - vị (ss: ngày đi, đêm đến, xuân qua, thu lại), quan hệ đề - thuyết (ss: ngày đi, đêm nghỉ, sáng học, chiều làm, khi học). Để diễn đạt những tổ hợp nghĩa ấy, tiếng Nga, tiếng Hán (cổ và hiện đại) đều phải dùng ba kết cấu khác nhau: den’ proidet, dn’ em podem y den’ kogda poshel (tiếng Nga), jư txy, jư tsou, tsou sư (tiếng Hán cổ), jư zư quo txy, pai thian tsou, shu txy tơ sư hou (tiếng Hán hiện đại).

3. Đặc điểm cú pháp thứ nhất: KC. AB tiếng Việt có khả năng tiếp nhận phần lớn từ loại làm thành phần của KC, chỉ trừ trợ từ, liên từ và cảm từ. Đặc biệt là, trong khuôn khổ KC. AB, khả năng kết hợp củ một từ loại với những từ loại khác và khả năng thy đổi vị trí củ từ loại đều rất lớn. Thí dụ: Từ loại danh từ trong KC. AB có những khả năng ấy như sau: “danh + danh”, “danh + động”, “danh + tính”, “danh + đại”, “danh + phụ từ”, “động + danh”, “tính + danh”, “phụ từ + danh”, “giới từ + danh”,

4. Đặc điểm thứ hai: tính đa quan hệ cú pháp trong KC. AB

4.1. Nói chung, mỗi hình thức KC. AB “danh + động” hoặc “danh + tính” đều có thể chứa đồng thời quan hệ chủ - vị và quan hệ chính - phụ, tương ứng với hai nội dung thích hợp. Ví dụ: trường hợp chim bay đã nói trên, hoặc gà béo trong “Mùa này gà béo” chứa qun hệ chủ - vị, còn trong “Nấu xúp bằng gà béo” thì chứa quan hệ chính - phụ.

Nói chung, ngữ cảnh có thể giúp xác định nghĩa và quan hệ cú pháp của KC. Nhưng nó không có hình thức đánh dấu mang tính quan yếu, nên không phải lfa phương thức cú pháp. Đối với những KC.AB đang xét, trọng âm cú pháp là phương thức dùng để xác định ranh giới giữa quan hệ chủ - vị (có trọng âm 11) và quan hệ chính - phụ (có trọng âm 01) (1).

Trong một số trường hợp nhất định, KC. AB “danh + động”, “danh + tính” còn có thể chứa thêm quan hệ đề - thuyết. Đó là những trường hợp mà danh từ là thời vị từ. Ví dụ: ngày đi, đêm nghỉ, trong uống, ngoài xoa, sáng vui, chiều buồn… Trọng âm cũng là 11, nhưng với khác với quan hệ chủ - vị, quan hệ đề - thuyết còn được xác định bởi phương thức quãng - ngắt: 1, 1.

4.2. Các KC. AB “danh + danh”, “động + động”, “tính + tính” có thể chứa QH chính - phụ hoặc đẳng lập với quan hệ chính + phụ, KC. AB mang trọng âm O1. Với quan hệ đẳng lập, nó mang trọng âm 11.

Trong một số trường hợp hạn chế, một hình thức KC. AB cụ thể có thể đồng thời chứa quan hệ chính - phụ và đẳng lập và biểu thị hai ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: đường đất, trong “Tôi không biết đường đất gì cả” chứa quan hệ đẳng lập, còn ở trong “Đường ở đó là đường đất” thì chứa quan hệ chính - phụ.

Thường trong quan hệ đẳng lập, giữa AB có quãng ngắt, song ở đây nó không phải là hình thức quan yếu để phân biệt quan hệ này với quan hệ chính phụ, nên không thể xem nó là phương thức cú pháp.

5. Đặc điểm thứ ba: tính phong phú và độc đáo của các phương thức cú pháp trong KC. AB. Có bốn phương thức: a) cương vị từ loại, b) trật tự từ, c) trọng âm cú pháp, d) quãng ngắt. Trong đó, a và b có hiệu lực đối với mọi KC. AB, còn c và d chỉ có hiệu lực đối với một số KC. AB mà thôi.

--------------

tiếp...


5.1. Cương vị là phương thức cú pháp vì:

1) Vì vô hình thái, bản thân tổ hợp “từ + từ” của tiếng Việt không tự xác định được là KC. AB hay phi KC. AB. Trái lại, tổ hợp “từ loại + từ loại” có được khả năng đó. Ví dụ: “danh + danh”… có thể làm KC. AB, còn “danh + liên” không thể làm KC. AB.

2) Từ loại tiếng Việt được đánh dấu bằng hình thức trong chu cảnh kết hợp. Đó là mặt hình thức của phương thức cú pháp.

5.2. Về trật tự từ: Trong KC. AB nó là phương thức cú pháp tuyệt đối (tức là: nếu đổi AB thành BA hoặc BA có quan hệ cú pháp khác AB, hoặc BA không kết thành quan hệ cú pháp và sẽ vô nghĩa), còn trong KC. AB… N, nó là phương thức cú pháp tương đối (vì có khi trật tự từ thay đổi mà quan hệ cú pháp không thay đổi. Ví dụ: Gửi thư này cho bạn / Gửi cho bạn thư này, Một con chim bay mất / Bay mất một con chim.

5.3. Trọng âm là phương thức cú pháp chỉ tồn tại trong những KC. AB “danh + động”, “danh + tính”, “danh + danh”, “động + động”, “tính + tính” như đã nói ở mục 4.1, 4.2.

5.4 Quãng ngắt là phương thức cú pháp chỉ tồn tại trong những KC. AB “danh + động”, “danh + tính” mà danh từ là thời vị từ, như đã nói ở mục 4.1.

6. KC. AB là bộ phận quan trọng, có tính chất nền tảng của toàn bộ KC lời. Vì vậy, theo tôi, nghiên cứu những đặc điểm cú pháp của KC. AB có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc tiến tới nhận thức các đặc điểm cú pháp tiếng Việt.

Ngoài ra, những đặc điểm cú pháp của KC. AB có khả năng phản ánh rõ nét đặc trưng loại hình học tiếng Việt.

Chú thích:

(1) Xem: Cao Xuân Hạo, Trọng âm và các quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt. “Thông báo ngữ âm học”. Viện KHXH tại TP. HCM, tr. 63 – 76. Tôi có sử dụng những kết quả nghiên cứu trong bài của Cao Xuân Hạo về “Trọng âm trong các tổ hợp chủ - vị, chính phụ và đẳng lập”” (tr. 68 – 69).

Nguồn : e-tiengviet.com
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top