• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Về khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại! " của V.I. Lênin

ĐINH HỒNG

New member
Xu
0
Về khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!"củaV.I. Lênin

Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại” của C. Mác và Ph. Ăngghen được đưa ra vào tháng 2 năm 1848 trong cuốn sách nổi tiếng Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Việc phát triển khẩu hiệu này thành khẩu hiệu chiến lược: “ Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” là một cống hiến lớn lao của V.I. Lênin.

V.I. Lênin giải thích việc đưa thêm vế “các dân tộc bị áp bức” vào khẩu hiệu của C. Mác và Ph. Ăngghen như sau: “Đương nhiên, theo quan điểm trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản thì điều đó không đúng, nhưng Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được thảo ra trong những điều kiện hoàn toàn khác và đứng trên quan điểm chính trị hiện nay thì khẩu hiệu mới đó là đúng”. Khẩu hiệu mở rộng này cũng như lời giải thích của V.I. Lênin ngày càng được thực tiễn chứng minh là vô cùng đúng đắn.

Vậy điều kiện khác nhau đó mà V.I.Lênin nói là gì?

C. Mác và Ph. Ăngghen bước lên vũ đài chính trị thì cuộc đấu tranh của các dân tộc ở Mĩ Latinh chống phong kiến – thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để giành độc lập đã qua rồi. Vào giữa thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trực tiếp chống lại sự xâm lược và thống trị của phong kiến nước ngoài, đưa đất nước vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa (như Ba Lan), hay cuộc đấu tranh của nhân dân Airơlen để thoát khỏi ách thuộc địa của Anh đang diễn ra sát nách các trung tâm sống còn của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Những sự kiện này đã tác động vào C. Mác và Ph. Ăngghen. Các ông theo dõi và ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Airơlen và Ba Lan. Các ông cũng phê phán giai cấp công nhân ở các nước tư bản thờ ơ với việc giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa tư bản nước mình áp bức bằng việc đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng “Bất cứ dân tộc nào cũng không thể có tự do, nếu trong khi đó nó vẫn tiếp tục áp bức dân tộc khác”. Mặc dù vậy, trong thời kì này vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc chưa trở thành vấn đề bức xúc, nổi cộm. Chủ nghĩa ta bản còn đang ở giai đoạn tự do cạnh tranh, giai cấp tư sản còn tận dụng thị trường nội địa, bóc lột nhân dân trong nước, sự áp bức lúc đó chủ yếu ở trong chính quốc, đó là sự áp bức của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Cũng vào thời kì đó các khu vực Á, Phi , Mĩ latinh hầu như vẫn là những khu “đất trống” đối với chủ nghĩa tư bản, vấn đề các dân tộc bị áp bức chưa trở nên cấp bách…

Như vậy, thời đại mà C. Mác và Ph. Ăngghen sống, hoạt động cách mạng và chứng kiến là thời đại chủ nghĩa tư bản mới ra đời, còn trong thời kì tự do cạnh tranh, mọi sự áp bức bóc lột còn tập trung vào đối tượng chủ yếu là giai cấp vô sản ở chính quốc. Do đó khẩu hiệu mà C. Mác và Ph. Ăngghen đưa ra là đúng đắn, là phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ. Nhưng đến thời đại V.I.Lênin thì tình hình đã khác đi. Chủ nghĩa tư bản đã từng bước quá độ chuyển lên chủ nghĩa đế quốc, độc quyền đã thay thế cho tạ do cạnh tranh. Bước quá độ này kết thúc vào những năm đầu thế kỉ XIX.

Bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ở tất cả các nước tư bản, tiên tiến Âu – Mĩ – Nhật, thị trường trong nước đã trở nên chật hẹp, sự bóc lột vô sản trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản. Lúc này vấn đề thuộc địa đã trở nên bức thiết và gay gắt đối với các nước tư bản. Việc đua nhau xâm chiếm thuộc địa trở thành một trong năm đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa tư bản đã hình thành một nhóm đế quốc đi xâu xé, xâm lược, áp bức toàn thế giới. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc là sự thống trị thống nhất trên toàn thế giới với hai đối tượng chủ yếu: giai cấp vô sản chính quốc và các dân tộc bị áp bức. Trước kẻ thù như thế, giai cấp vô sản bị áp bức và các dân tộc bị thống trị có chung một kẻ thù, không thể không liên minh với nhau để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh sinh động ví “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi bám vào giai cấp vô sản thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống, cái vòi bị cắt lại sẽ mọc ra”.

Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì phong trào độc lập gắn liền với phong trào công nhân, phong trào dân chủ. Giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa có thể và cần phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc với cuộc đấu tranh cho tiến bộ xã hội và phong trào độc lập dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Vấn đề tương quan lực lượng và yêu cầu cách mạng đã dẫn tới khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”, nhưng nhận thức được vấn đề này là công lao của V.I.Lênin.

Trong phạm vi nước Nga, khi mà chế độ chuyên chế phong kiến liên minh với giai cấp tư sản đã quàng ách áp bức nặng nề không những đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga, trong hoàn cảnh đó, khi lãnh đạo giai cấp vô sản, quần chúng lao khổ và các dân tộc bị áp bức làm cách mạng, V.I.Lênin đặt vấn đề làm thế nào để đánh đổ được ách áp bức phong kiến, tư sản…Giải đáp băn khoăn này, trong chiến lược cách mạng vô sản thực hiện ở nước Nga, V.I.Lênin đã chú ý tới nhiều vấn đề, trong đó Người nhấn mạnh đến nguyên tắc: giai cấp vô sản Nga đoàn kết với các dân tộc bị áp bức không phải Nga, lãnh đạo các dân tộc bị áp bức đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Nga. Để tập hợp lực lượng V.I.Lênin đề ra Cương lĩnh ruộng đất và sau Cương lĩnh ruộng đất là cương lĩnh dân tộc. Chính nhờ cương lĩnh này, Cách mạng tháng Hai và sau đó là Cách mạng tháng Mười 1917 giành được thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời, đánh bại được thù trong, giặc ngoài. Khi nói về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Mười V.I.Lênin và Xtalin đều nhấn mạnh: Nếu như giai cấp vo sản Nga không được sự ủng hộ của các dân tộc trong đế quốc Nga thì không tạo nên sức mạnh đánh đổ đế quốc này. Ngược lại, các dân tộc, nếu không được sự ủng hộ của giai cấp vô sản Nga thì không đánh đổ được phong kiến Nga, đế quốc Nga.

V.I.Lênin đã không dừng ở việc vận dụng và triển khai khẩu hiệu chiến lược của C. Mác và Ph. Ăngghen ở nước Nga, Người đã phát triển thành vấn đề dân tộc và thuộc địa trong phạm vi quốc tế và cho rằng nếu không được sự ủng hộ của các nước thì cuộc cách mạng Nga không đánh được thù trong , giặc ngoài. Đến 1920, trong Đại hội lần thứ hai của Quốc tế cộng sản V.I.Lênin chính thức đưa ra khẩu hiệu này.

Khi giải thích khẩu hiệu chiến lược của C. Mác và Ph. Ăngghen được bổ sung, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng:

- Trong thế kỉ này, chủ nghĩa đế quốc thống trị toàn thế giới, do đó các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới có một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Muốn giải phóng mình, các dân tộc bị áp bức phải liên minh với giai cấp vô sản thì mới đủ sức mạnh đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, ngược lại, giai cấp vô sản phải liên minh với các dân tộc thì mới giải phóng được mình.

- Sau Cách mạng tháng Mười Nga, trên thế giới đã xuất hiện một nhà nước vô sản; do đó, các giai cấp bị áp bức ở phương Đông không thể không liên minh với giai cấp vô sản lúc đó do Liên Xô đứng đầu và phong trào giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Vì thế ở thời kì của C. Mác, khẩu hiệu của C. Mác là đúng, nhưng ở thời đại mới này, khẩu hiệu đó không còn phù hợp nữa và cần được mở rộng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng mình, việc đặt vấn đề các dân tộc bị áp bức liên minh với giai cấp vô sản thế giới là đúng, vì đó là vấn đề chiến lược của các Đảng cộng sản phương Đông.

Khẩu hiệu chiến lược của C. Mác, Ph. Ăngghen được V.I. Lênin phát triển trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là kim chỉ nam cho giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, phị thuộc. Họ phải đoàn kết để đấu tranh giành thắng lợi, giải phóng được dân tộc mình thoát khỏi ách thực dân, đế quốc rồi xây dựng thành những nước độc lập, có chủ quyền.

Ngày nay, hầu hết các dân tộc Á, Phi, Mĩ latinh đã giành được độc lập, tuy nhiên cuộc đấu tranh cho một thế giới công bằng, một nền kinh tế phát triển bền vững vẫn là nhiệm vụ được đặt ra trước các nước mới giải phóng. Vì vậy, khẩu hiệu chiến lược của
C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin còn có ý nghĩa to lớn, dù “các dân tộc bị áp bức” nêu trong khẩu hiệu giờ đây đã trở thành các dân tộc độc lập, có chủ quyền, nhưng chưa được quyền bình đẳng về kinh tế.

Nguồn: vnkienthuc.com*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top