• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Vẻ đẹp tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”

Đỗ Thị Lan Hương

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Trong sáng tác văn chương thì chủ đề tình bạn cũng là một chủ đề được rất nhiều nhà văn đề cập tới. Trong số đó không thể không kể tới bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Cùng cảm nhận vẻ đẹp tình bạn chân thành này nhé!
Vẻ đẹp tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.png

Vẻ đẹp tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”

Người ta thường nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng có thể nói ông là nhà thơ của tình bạn. Ông đã viết nhiều bài thơ về bạn: bạn cùng quê, bạn đồng học. Trong đó bài thơ” Bạn đến chơi nhà” được coi là một bài thơ độc đáo về tình bạn đẹp thắm thiết, chân tình trong một hoàn cảnh “đặc biệt”.

Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm của mình với bạn thật giản dị, thân mật: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. “Đã bấy lâu” là một khoảng thời gian dài. “Bác” là cách gọi thay con vừa dân dã, vừa trân trọng. Câu thơ nghe như một lời chào, một tiếng reo vui. Cách vào đề thật tự nhiên tình cảm rất chân hành, đằm thắm vừa thể hiện sự mừng rỡ vừa có chút tủi hờn vì đã lâu lắm bác mới tới thăm. Nhưng thời điểm bác đến chơi, cũng là lúc gia cảnh gặp”khó khăn”

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu, nước cả khôn chài cá
Vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”


Bác đến chơi thật là một niềm vui lớn, vậy mà không có trẻ nhỏ ở nhà để mà sai bảo chợ búa, cơm nước. Chỉ còn cây nhà lá vườn. Nhưng chúng ta hãy cùng “ngắm” khu vườn của nhà thơ. Đoạn thơ có 5 câu thì có 4 câu liệt kê các loại thực phẩm, rau quả có thể tạo nên một mâm cơm ngon mời bạn. Nhưng thật oái oăm, thực phẩm tươi ngon như cá, thịt thì không lấy được, thức ăn bình thường lại chưa dùng được.

Có mà như không có; không có mà lại có rất nhiều. Của nhà không thiếu nhưng chưa sẵn sàng, chưa kịp lúc. Nhà thơ đã cường điệu hoá cái sự khó khăn, thiếu thốn của mình để đùa vui với bạn. Ta hiểu rằng giữa nhà thơ và bạn đã có mối quan hệ thâm giao, rất hiểu nhau rồi. Nhưng “Đầu trò tiếp khách, trầu không có” thì người đọc sẽ ngạc nhiên lắm. Bởi cha ông ta có câu ”miếng trầu là đầu câu chuyện” vậy mà bây giờ cái tối thiểu là miếng trầu cũng không có thì còn đâu là sự hiếu khách nữa. Nhưng chúng ta chớ vội hiểu lầm, bởi tất cả sự thâm thuý của Nguyễn Khuyến đã dồn cả vào câu cuối “bác đến chơi đây ta với ta”.

Tất cả đều không có gì chỉ còn có chủ và khách. Rõ ràng nhà thơ đã cường điệu tất cả cái sự không có ấy đến cực đại, để nổi bật lên cái sẵn có giành cho bạn: đó là tình cảm, đó là tấm lòng. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “ta” được lặp lại 2 lần. Không phải cái “ta” buồn, cô độc trên đỉnh Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan mà là ta và bạn, hai người như một, gắn bó thân thiết. Nguyễn Khuyến đã tiếp bạn không phải bằng mâm cao, cỗ đầy mà tiếp bạn bằng một tấm chân tình và thái độ đùa vui hóm hỉnh. Tình bạn đó đáng quý biết bao bởi nó vượt lên trên những lễ nghi, vật chất thông thường.

Bài thơ độc đáo trong cách dùng từ, diễn đạt, lời thơ tự nhiên như xuất khẩu thành chương, cách nói quá đạt đến độ nhuần nhuyễn đã góp phần thể hiện một tình bạn thật sâu sắc, thắm thiết. Qua bài thơ tác giả muốn đề cao giá trị tinh thần của tình bạn, tình người. Bởi vậy mà đã qua bao tháng năm, bài thơ vẫn như hạt ngọc nhỏ xinh toả sáng trong nền thơ ca dân tộc.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top