Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” của Bùi Mạnh Nhị được học trong chương trình Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng tạo. Tác giả Bùi Mạnh Nhi đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao về cả nghệ thuật và nội dung. Đồng thời ca ngợi vẻ dẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
Chúng ta cùng nhau khám phá bài “Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”” trong bài viết này nhé!
Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
- Bùi Mạnh Nhị -
I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Bùi Mạnh Nhị
Bùi Mạnh Nhị (1955)
- Quê quán: Xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương:
+ Nhà giáo Ưu tú
+ Huân chương Lao động hạng Nhất.
2. Tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
a. Phương thức biểu đạt chính
PTBĐ chính: Nghị luận.
b. Xuất xứ
Xuất xứ: Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
c. Bố cục
Bố cục bài Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu …đầy sức sống): Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật
- Phần 2 (Trên cái nền…thầm kín và hồn nhiên?): Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái
- Phần 3 (Phần còn lại): Vấn đề bài thơ là lời của ai?
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
1. Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật
- Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng.
- Hai dòng thơ dùng nhiều biện pháp tu từ:
+ Phép đối xứng (Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng; Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông).
+ Điệp từ, điệp ngữ: Đứng bên, ni đồng, tê đông, mênh mông, bát ngát.
- Những từ ngữ chỉ hình ảnh địa điểm hồn nhiên, mộc mạc đầy tính địa phương: ni, tê.
→ Gợi sự mênh mông, to lớn, tươi đẹp của cảnh; sự thay đổi vị trí góc nhìn của con người.
2. Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái
- 2 câu đầu miêu tả thiên nhiên, sang đến 2 dòng cuối con người
=> làm cho cảnh có hồn hơn.
- Biện pháp so sánh: Cô gái >< “Chẽn lúa đòng đòng”, “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.
=> Sự trẻ trung, duyên dáng, tràn đầy sức sống.
- Biện pháp đối lập: Cánh đồng mênh mông >< Cô gái nhỏ bé, mảnh mai.
Người con gái mảnh mai đó đã làm ra sự mênh mông của cánh đồng. Hai hình ảnh cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.
3. Vấn đề bài thơ là lời của ai
- Bài có thể là lời của cô gái. → Lời tự khen thầm kín và hồn nhiên.
- Bài có thể là lời của chàng trai làng nào đó. → Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.
4. Tình cảm của tác giả
- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…).
- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác giả đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao về cả nghệ thuật và nội dung. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật
Văn bản nghị luận, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
IV. Luyện tập
Câu 1: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu đầu
A. Phép đối xứng
B. Điệp từ
C. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị
D. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng.
Câu 2: Cô gái được so sánh với sự vật gì trong bài ca dao?
A. Nắng hồng ban mai
B. Chẽn lúa đòng đòng
C. Gió hồng ban mai
D. Chẽn lúa đồng đồng.
Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/viet...-dinh-thi-chan-troi-sang-tao-ngu-van-6.88845/
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” – Bùi Mạnh Nhị. Hi vọng, bài viết này sẽ đem đến giá trị hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trần Ngọc
Chúng ta cùng nhau khám phá bài “Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”” trong bài viết này nhé!
Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
- Bùi Mạnh Nhị -
I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Bùi Mạnh Nhị
- Quê quán: Xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương:
+ Nhà giáo Ưu tú
+ Huân chương Lao động hạng Nhất.
2. Tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
a. Phương thức biểu đạt chính
PTBĐ chính: Nghị luận.
b. Xuất xứ
Xuất xứ: Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
c. Bố cục
Bố cục bài Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu …đầy sức sống): Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật
- Phần 2 (Trên cái nền…thầm kín và hồn nhiên?): Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái
- Phần 3 (Phần còn lại): Vấn đề bài thơ là lời của ai?
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
1. Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật
- Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng.
- Hai dòng thơ dùng nhiều biện pháp tu từ:
+ Phép đối xứng (Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng; Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông).
+ Điệp từ, điệp ngữ: Đứng bên, ni đồng, tê đông, mênh mông, bát ngát.
- Những từ ngữ chỉ hình ảnh địa điểm hồn nhiên, mộc mạc đầy tính địa phương: ni, tê.
→ Gợi sự mênh mông, to lớn, tươi đẹp của cảnh; sự thay đổi vị trí góc nhìn của con người.
2. Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái
- 2 câu đầu miêu tả thiên nhiên, sang đến 2 dòng cuối con người
=> làm cho cảnh có hồn hơn.
- Biện pháp so sánh: Cô gái >< “Chẽn lúa đòng đòng”, “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.
=> Sự trẻ trung, duyên dáng, tràn đầy sức sống.
- Biện pháp đối lập: Cánh đồng mênh mông >< Cô gái nhỏ bé, mảnh mai.
Người con gái mảnh mai đó đã làm ra sự mênh mông của cánh đồng. Hai hình ảnh cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.
3. Vấn đề bài thơ là lời của ai
- Bài có thể là lời của cô gái. → Lời tự khen thầm kín và hồn nhiên.
- Bài có thể là lời của chàng trai làng nào đó. → Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.
4. Tình cảm của tác giả
- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…).
- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác giả đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao về cả nghệ thuật và nội dung. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật
Văn bản nghị luận, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
IV. Luyện tập
Câu 1: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu đầu
A. Phép đối xứng
B. Điệp từ
C. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị
D. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng.
Câu 2: Cô gái được so sánh với sự vật gì trong bài ca dao?
A. Nắng hồng ban mai
B. Chẽn lúa đòng đòng
C. Gió hồng ban mai
D. Chẽn lúa đồng đồng.
Xem thêm bài: https://vnkienthuc.com/threads/viet...-dinh-thi-chan-troi-sang-tao-ngu-van-6.88845/
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” – Bùi Mạnh Nhị. Hi vọng, bài viết này sẽ đem đến giá trị hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trần Ngọc