Vật chất và ý thức - Chủ nghĩa duy vật biện chứng

* CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG.

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. Vật chất:

a, Phạm trù vật chất: Xuất hiện khoảng 2500 năm trước.

Các quan điểm về vật chất đi trước Mác đều có hạn chế, dẫn đến khủng hoảng thế giới quan.

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” lấy từ tác phẩm “CNDV và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1909) của Lênin.

→ Đã giải quyết 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học là vật chất có trước và quyết định ý thức, con người có thể nhận biết được thế giới.

Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin: (Trang 58-60)

- Phạm trù triết học là những phạm trù chung nhất dùng trong mọi lĩnh vực.

Vật chất với tư cách phạm trù triết học là vật chất nói chung, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi ≠ dạng vật chất của khoa học là vật chất cụ thể, đều có giới hạn, có sinh ra, có mất đi.

- Thuộc tính khách quan là thuộc tính cơ bản khái quát nhất để phân biệt vật chất và ý thức.

+ Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức.

+ Vật chất là cái mà con người có thể cảm biết được khi tác động lên giác quan.

+ Vật chất bao gồm những đối tượng con người đã biết và cả chưa biết.

- Ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trí óc con người mà thôi.

b, Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất:

* Phương thức tồn tại của vật chất là vận động. (Trang 60)

- Theo Ăngghen, vận động là sự biến đổi nói chung, từ thay đổi vị trí đơn giản đến sự thay đổi của tư duy. Có 5 loại vận động, trong đó Vận động xã hội là hình thức cao nhất.

- Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động – vận động trong thế cân bằng ổn định. Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định và tạm thời. Đứng im là tương đối còn vận động là tuyệt đối.

Lưu ý:

+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.

+ Không có vật chất phi vận động và không có vận động phi vật chất.

+ 1 sự vật có thể có một hoặc nhiều vận động.

* Hình thức tồn tại của vật chất là không gian và thời gian. (Trang 64)

+ Không gian: mọi sự vật đều có kích thước, kết cấu dài ngắn cao thấp khác nhau – những cái đó gọi là không gian; không có sự vật nào lại không có không gian của nó.

+ Thời gian: sự vật luôn tồn tại trong trạng thái biến đổi nhanh chậm, chuyển hóa kế tiếp nhau – thời gian.

Không gian đa chiều còn thời gian một chiều.

c, Tính thống nhất vật chất của thế giới: (Trang 65)CNDV biện chứng khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất vì:

- Chỉ có 1 thế giới tồn tại khách quan là thế giới vật chất.

- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận và vô hại.

- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ, thống nhất với nhau.

2, Ý thức:

Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người.a, Nguồn gốc: (Trang 68)

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là não người và thế giới khách quan.

- Não người là dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là dạng vật chất duy nhất có thể tạo ra ý thức.

- Khi não bị tổn thương thì ý thức của con người cũng bị tổn thương.

Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ.

Lao động: quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nhờ có lao động mà cấu trúc cơ thể con người thay đổi → não bộ phát triển. Nhờ có lao động con người phát hiện ra các thuộc tính tự nhiên → hình thành ý thức cho mình.

Lao động dẫn đến nhu cầu truyền đạt kinh nghiệm và giao tiếp với nhau

→ ngôn ngữ xuất hiện → ý thức bộc lộ ra ngoài → ngôn ngữ được coi là vỏ bọc của tư duy ý thức.

b, Bản chất của ý thức: (Trang 72)

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, tức là thông qua lăng kính phản ánh của mọi người mà thu được các hình ảnh khác nhau.

Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, phản ánh thì có ở mọi dạng vật chất nhưng phản ánh sáng tạo thì chỉ có ở ý thức con người. Sáng tạo thể hiện ở chỗ nó chỉ phản ánh các bản chất, các thông tin từ đó đưa ra được các mô hình lý thuyết hoặc các dự báo.

Ý thức mang bản chất xã hội vì nó chỉ được hình thành thông qua thực tiễn xã hội.

c, Kết cấu của ý thức: hết sức phức tạp nhiều yếu tố. (Trang 74)

Có 3 yếu tố cơ bản:

- Tri thức (quan trọng nhất) là hiểu biết, là phương thức tồn tại của ý thức.

- Tình cảm là sự rung động của 1 chủ thể với 1 khách thể.

- Ý chí là sức mạnh giúp con người vượt qua rào cản và đạt được mục đích. Ý chí mà không có lý trí là ý chí viển vông.

3, Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. (Trang 78)

Chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.

- Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức vì:

+ Vật chất quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất của ý thức.

+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.

- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại vật chất theo 2 hướng:

+ Nếu ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất và hiện thực khách quan thì thúc đẩy đối tượng vật chất phát triển.

+ Ngược lại thì kìm hãm đối tượng vật chất phát triển.

4, Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần xuất phát từ thực tế khách quan và tôn trọng khách quan.

- Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo trong ý thức của mỗi người.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top