Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Trong nửa sau thế kỷ XX, nhân loại trải qua cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai được bắt đầu từ những năm 40. Với quy mô to lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa lại nhiều thành tựu và đổi thay vô cùng to lớn trên mọi mặt của đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những đòi hỏi bức thiết đặt ra cho cách mạng khoa học - kỹ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo những công cụ sản xuất mới có kỹ thuật, có năng suất cao, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và tạo ra những vật liệu mới thay thế.
Khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX (còn gọi là cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất) với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay (còn gọi là cách mạng kỹ thuật lần thứ hai) có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều.
Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên cứu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ trước, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghiệp hàng ngày.
Một đặc điểm khác trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay dễ dàng nhận thấy là thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ rõ: đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến đầu những năm 70 với những đặc trưng cơ bản là:
1. Sự phát triển của ngành năng lượng mới.
2. Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỷ nguyên vũ trụ.
3. Cách mạng sinh học.
4. Máy tính có thể làm từ hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.
Giai đoạn thứ hai từ khoảng giữa những năm 70, bắt đầu có những đặc điểm mới. Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học.
Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp, trong giai đoạn này, cách mạng tin học, máy tính thay thế nhiều chức năng của lao động trí óc.
Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật và đã thu được những thành tựu kỳ diệu. Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa. Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho cộng đồng, cuộc sống trở nên dễ chịu. Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh.
Công nghệ cũng được hiểu cụ thể là kỹ năng và các thủ tục nhằm chế tạo, sử dụng những sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ còn bao hàm cả kỹ năng quản lý, tổ chức, tài chính và tiếp thị...
Như vậy, theo sự thống nhất của các tổ chức quốc tế về công nghiệp - công nghệ thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần: phần thiết bị (máy móc, kết cấu xây dựng, nhà xưởng); phần con người (đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị...); phần thông tin (tư liệu, dữ kiện, bản mô tả sáng chế, bí quyết...); phần quản lý - tổ chức (các hoạt động, tạo lập mạng lưới, tuyển dụng nhân lực, trả lương...).
Do đó, công nghệ nhất thiết phải chứa đựng hàm lượng về trí tuệ, thông minh, cải tiến để đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.
( Còn Tiếp )
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những đòi hỏi bức thiết đặt ra cho cách mạng khoa học - kỹ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo những công cụ sản xuất mới có kỹ thuật, có năng suất cao, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và tạo ra những vật liệu mới thay thế.
Khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX (còn gọi là cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất) với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay (còn gọi là cách mạng kỹ thuật lần thứ hai) có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều.
Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên cứu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ trước, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghiệp hàng ngày.
Một đặc điểm khác trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay dễ dàng nhận thấy là thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ rõ: đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến đầu những năm 70 với những đặc trưng cơ bản là:
1. Sự phát triển của ngành năng lượng mới.
2. Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỷ nguyên vũ trụ.
3. Cách mạng sinh học.
4. Máy tính có thể làm từ hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.
Giai đoạn thứ hai từ khoảng giữa những năm 70, bắt đầu có những đặc điểm mới. Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học.
Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất. Trong giai đoạn trước, máy móc thay thế lao động cơ bắp, trong giai đoạn này, cách mạng tin học, máy tính thay thế nhiều chức năng của lao động trí óc.
Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật và đã thu được những thành tựu kỳ diệu. Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa. Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho cộng đồng, cuộc sống trở nên dễ chịu. Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh.
Công nghệ cũng được hiểu cụ thể là kỹ năng và các thủ tục nhằm chế tạo, sử dụng những sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ còn bao hàm cả kỹ năng quản lý, tổ chức, tài chính và tiếp thị...
Như vậy, theo sự thống nhất của các tổ chức quốc tế về công nghiệp - công nghệ thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần: phần thiết bị (máy móc, kết cấu xây dựng, nhà xưởng); phần con người (đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị...); phần thông tin (tư liệu, dữ kiện, bản mô tả sáng chế, bí quyết...); phần quản lý - tổ chức (các hoạt động, tạo lập mạng lưới, tuyển dụng nhân lực, trả lương...).
Do đó, công nghệ nhất thiết phải chứa đựng hàm lượng về trí tuệ, thông minh, cải tiến để đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.
( Còn Tiếp )
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: