Tất cả,tất cả họ đã làm nên mùa xuân của ngày hôm nay.Và tất cả họ làm nên lịch sử.Trong giai đoạn văn học 1945-1975 không biết có bao nhiêu tác phẩm văn thơ biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường, dũng cảm và những lối sống nhân ái, nghĩa tình.Song mỗi một tác phẩm đều mang một dư âm ngọt ngào của tình yêu quê hương, đất nước,…
Nếu người Pháp tự hào về một đất nước có dòng sông Sein xanh biếc lững lờ trôi.Nếu người Nhật yêu mến xứ sở với những đỉnh núi Phú sĩ trắng tuyết, rực rỡ hoa anh đào.Và người Trung Hoa tự hào về đất nước vững chãi với vạn lí trường thành đồ sộ.Thì người Việt Nam ta yêu mến và tự hào về đất nước với những con người nhân ái, chan hoà.Nơi đẹp núi, đẹp sông, đẹp những cánh đồng, đẹp những con người trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Đó là niềm tự hào bất tận của những con người đất Việt.Họ luôn mang trong trái tim một dòng huyết quản, sục sôi ý chí chiến đấu chống bè lũ xâm lăng để giữ mãi dáng hình của đất Việt nhỏ bé thân yêu trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.Thế đấy, dòng máu lạc hồng cứ mãi nung nóng như cái hào khí Đông A trường tồn bất tận.Tất cả,tất cả những khí thế ấy đã được các áng văn thơ biểu hiện trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975.
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ XX.
Những áng văn thơ ấy như những bản thiên anh hùng ca đã biểu dương, ngợi ca những con người sống và chiến đấu cho tiếng gọi “Quê hương”…Chính vì vậy mà đã có nhận định chó rằng: Thời kì văn học giai đoạn 1945-1975 là thời kì văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước,khí phách kiên cường, dũng cảm và lối sống nhân ái, nghĩa tình của nhân dân ta.
Leo lên chiếc suồng văn học trở về quá khứ, ta bắt gặp những hình tượng anh hùng trong kháng chiến với tinh thần, ý chí chiến đấu quật khởi.Không phải chỉ có những người thanh niên trai tráng có đầy đủ sức khoẻ mới được đi cách mạng.Mà ngay cả những thanh niên còn ngồi trên ghế nhà trường, họ cũng xếp bút nghiêng đi theo tiếng gọi cứu nước thiêng liêng.Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Thi,hình tượng của những người chàng trai thư sinh này ra đi với tư thế hào hùng, khí phách kiên cường,dũng cảm,từ bỏ sự sung sướng, hạnh phúc riêng tư của bản thân:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cớm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
Tình yêu nước của họ đã vươn lên sự ngăn cản của không gian và thời gian.Mà ở đó đỉnh điểm của lòng yêu nước được phát huy cao độ:
Tây Tến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hừm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Dêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
(Tây Tiến-Quang Dũng)
Nhà thơ Quang Dũng rất khéo léo với những ngôn từ,hình ảnh biết đan cài vào nhau để tạo nên những đau thương, mất mát, khổ đau mà những chiến sĩ của ta phải ngậm ngùi chịu đựng.Thiết nghĩ, sự mất mát ấy là bao so với những lớp cha anh đi trước.Đất nước ngày đêm đang sống dưới gót dày nô lệ của bọn thực dân, nhân dân lầm than đang rên riết trong từng bể máu.Thì sự hi sinh của các chiến sĩ cũng chẳng là bao?Văn học giai đoạn năm 1945-1975 đã mô tả lại quá trình chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam.Mà mỗi khi nghe lại những âm vang, hào khí chiến đấu của dân tộc ta lại càng rừng rợn:
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(Tổ Quốc)
Tất cả,tất cả họ đã làm nên mùa xuân của ngày hôm nay.Và tất cả họ làm nên lịch sử.Trong giai đoạn văn học 1945-1975 không biết có bao nhiêu tác phẩm văn thơ biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường, dũng cảm và những lối sống nhân ái, nghĩa tình.Song mỗi một tác phẩm đều mang một dư âm ngọt ngào của tình yêu quê hương, đất nước,…
Sưu tầm*