Văn học là gì? Đặc trưng của Văn học

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Đôi khi văn học không trực tiếp miêu tả con người nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn nói lên những mơ ước, khát vọng, những tâm tư tình cảm của con người, trong chiều sâu tâm hồn với tất cả sự đa dạng và phong phú của nó.

Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.

HỌC VĂN.png

Lí luận, văn học là gì?


Văn học là gì? Đặc trưng của Văn học

I. Văn học là một môn nghệ thuật

1. Khái niệm


- Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.
- Quy luật: Cái đẹp: nhằm thỏa mãn nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người.
- Đôi khi văn học không trực tiếp miêu tả con người nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn nói lên những mơ ước, khát vọng, những tâm tư tình cảm của con người, trong chiều sâu tâm hồn với tất cả sự đa dạng và phong phú của nó.

2. Đặc trưng của văn học

a. Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học

Những quan niệm khác nhau về đối tượng phản ánh của văn học


-Những nhà mỹ học duy tâm khách quan:
+Văn học hướng nhận thức về thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của cái ý niệm có trước loài người. Sự chiêm nghiệm, sự hồi tưởng và miêu tả cái đẹp của ý niệm tuyệt đối là đối tượng của văn học.
+Đối tượng của văn học không nằm ở thế giới hiện thực mà chỉ có trong ý niệm,nó hiện hình qua linh ứng của người nghệ sĩ.

-Những nhà mỹ học duy tâm chủ quan: đối tượng của văn học nằm ngay trong những cảm giác chủ quan của người nghệ sĩ và nó là cái tôi bề sâu không liên quan gì đến đời sống hiện thực.

-Những nhà duy vật chủ nghĩa:
+Đối tượng phản ánh của văn học nằm ở trong hiện thực khách quan và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ
=> Quan niệm đúng đắn, tiến bộ, đầy đủ.

Những đặc trưng cơ bản của văn học

-Đối tượng của văn học là toàn bộ sự sống của con người, phản ánh:
+Tư tưởng, tình cảm, đạo đức của con người.
+Con người với những giai cấp, bản chất của nó.

b. Đặc trưng về nộ dung phản ánh của văn học

-Là đối tượng đã được ý thức, tái hiện có chọn lọc và khái quát trong tác phẩm và biểu hiện trong tác phẩm như là một tư tưởng về đời sống hiên thực.

-Đặc điểm quan trọng của nội dung văn học là khát vọng tha thiết của nhà văn muốn thể hiện một quan niệm về chân lí của đời sống.

-Nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, giá trị. Nó không chỉ gắn liền về một quan niệm với chân lí của đời sống mà còn gắn liền với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.

c. Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học (ngôn từ nghệ thuật)

Tính chính xác và tinh luyện


-Tính chính xác là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong ngôn từ
=> Gợi ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng, chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.
-Ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, vì vậy cũng đòi hỏi cả người viết lần người đọc phải có sự nhạy cảm và tinh tế.

Tính hàm xúc, đa nghĩa

-Ý tại ngôn thoại: (ý ở ngoài lời) tạo ra dư vang, nén chặt ý tạo ra sức nặng và nhiều lượng ngữ nghĩa.
-Tiếng Việt: các biện pháp tu từ và sự chuyển nghĩa
=> Tính đa nghĩa của văn học

Tính hình tượng:

-Là đặc trưng quan trọng nhất của văn học

-Biểu hiện ở việc làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện trạng thái, truyền được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngoài ra nó còn biểu hiện ở sự nắm bắt những cái mơ hồ nhất, mong manh vô hình nhất chứ không chỉ dừng lại ở những cái hữu hình.

-Hình tượng văn học có thể là con người hoặc là toàn bộ sự vật, hiện tượng đời sống. Ví dụ: bông hoa, vầng trăng, Thúy Kiều, thậm chí chỉ là một nét tâm trạng, một khía cạnh nào đó của tình cảm.
=> Là cách vẽ về toàn bộ cuộc sống, con người, thiên nhiên được nhà văn sang tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách có thẩm mĩ khi ta cảm nhận được hình tượng thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của văn chương.

Tính phi vật thể của ngôn từ nghệ thuật

-Văn học phải cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, phải dùng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy luận cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn mới có thể hình dung được những sự vật, hiện tượng trong đời sống, điều đó nói lên rằng ngôn từ mang tính chất phi vật thể.

-Dù có tính chất phi vật thể nhưng ngôn từ có sức mạnh vạn năng mà không một bộ môn nghệ thuật nào có thể đạt tới được. Nhờ đó văn bản có thể diễn tả được những sự việc theo dòng chảy lịch sử hang ngàn năm, vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc vô hạn.

Tính truyền cảm của ngôn từ nghệ thuật

Tính tổ chức cao của ngôn từ


=> Kết luận: vũ khí của nhà văn là ngôn từ, văn chương quan trọng nhất là chữ nghĩa, từ ngôn từ nghệ thuật ta nhận ra hiện thực, tài năng, thái độ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
J.P.SARTRE VÀ CÂU HỎI: VĂN HỌC LÀ GÌ?

Câu trả lời có vẻ đơn giản: văn học là... văn học. Nhưng trả lời như thế, chính là đặt tiếp một câu hỏi, và lại một câu hỏi nữa, mà câu trả lời đâu như còn thấp thoáng ở phía trước.

Là một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn:tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do? Nhưng nhà văn chân chính lại là người chuyên gắn kết, luôn "cầm tay những đối cực” và luôn hoá giải được những mâu thuẫn tưởng chừng không thể "nhìn mặt nhau”. Nhà văn, theo Sartre, sở dĩ được gọi là nhà văn vì anh ta luôn tồn tại cùng một người khác, một "cái tôi thứ hai" của anh ta: đó là người đọc. Nếu tác phẩm là trung gian giữa nhà văn và người đọc, thì chính sự dọc tác phẩm bởi người đọc (chứ không bởi nhà văn) đã quyết định cho tác phẩm một đời sống, một tồn tại. Và nếu nhà văn là con người tự do khi sáng tác, thì người đọc cũng phải là người tự do khi đọc tác phẩm. Và nhà văn "là con người tự do nói với những con người tự do, chỉ có một đề tài: tự do”. Và như thế, tác phẩm nghệ thuật là giá trị "bởi nó là tiếng gọi". Nhưng cũng theo Sartre, "nhà văn không được tìm cách gây chấn động" dù mục đích tác phẩm là tiếng gọi, mà "tác phẩm nghệ thuật cần có tính chất trình bày đơn thuần: người đọc cần có một độ lùi thẩm mỹ nhất định". Và ở đây, Sartre đã có dịp phê phán T. Gautier rất nặng lời về quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà thực ra, tự thân văn học phải là như vậy, đã là như vậy một khi nó muốn được công nhận là văn học, là nghệ thuật. Một tư tưởng sáng rõ được trình bày bởi một văn phong phức hợp, nhiều lúc rối rắm những luôn độc đáo, Văn học là gì?của Sartre vừa tranh biện vừa thuyết phục, đôi khi “phang" thẳng những đối thủ vô hình và hữu hình, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là vì văn học, vì khát mong đặt văn học, đặc biệt là văn xuôi, đúng chỗ của nó, đúng "đất" của nó, với lòng tin khăng khăng vào sứ mạng cao đẹp của văn học, nhưng không vì thế mà buộc văn học phải trở thành công cụ: nó là “đối tác” của nhà văn, và chỉ khi có người đọc, thì nhà văn mới là nhà văn, tác phẩm mới thành tác phẩm. Có điều, không thấy Sartre nói “người đọc”, là ở số ít hay số nhiều, hoặc theo ông, số ít hay số nhiều cũng thế cả, một người đọc vẫn là "người đọc”, và chỉ cần như thế, tác phẩm đã có thể là tác phẩm rồi, bởi người đọc khát khao, yêu cầu, kỳ vọng ở chính tác phẩm mà mình đọc, họ có thể thấy chính cái mà họ muốn thấy. Và họ phải “liên luỵ", phải cộng đồng trách nhiệm cùng tác giả: "Và toàn bộ nghệ thuật của tác giả là buộc tôi (tức người đọc) phải sáng tạo rạ cái mà anh bóc lộ, tức là, buộc tôi phải liên luỵ". Với Sartre, luôn luôn tự do là sự lựa chọn tự do, và tác phẩm là sự trình bày tưởng tượng về thế giới như một đòi hỏi tự do của con người văn học trở nên gần gũi, thiết cốt mà cũng cao vợi với con người là ở chỗ đó. Cho nên, theo Sartre, "không làm gì có văn học đen", bởi thế giới trong văn học được mô tả dù đen tối tới đâu thì cũng là mô tả cho con người tự do đọc và cảm nhận tất cả niềm tự do nước mắt mình. Vì thế, “chỉ có những cuốn tiểu thuyết hay và những cuốn tiểu thuyết tồi. Và tiểu thuyết tồi là tiểu thuyết toan gây thích thú bằng phỉnh nịnh trong khi tiểu thuyết hay là một đòi hỏi và một tin cậy". Nghĩa là, một tác phẩm hay luôn là người bạn tốt của con người. Do đó, "mọi ý định nô lệ hoá người đọc tác hại ngay đến chính nghệ thuật của nhà văn”. Với Sartre, tự do cầm bút bao hàm tự do công dân, "Người ta không viết cho những người nô lệ". Và văn xuôi, tự thân nó phải mang ý nghĩa dân chủ, và "khi cái này bị uy hiếp thì cái kia cũng bị uy hiếp". Nghĩa là nhà văn không thể vô can, dù nhiều lúc anh ta tỏ ra như vậy. Nhà văn bị buộc phải can dự, và trong khi hướng về một tương lai với cái huyền thoại vinh quang, nhà văn lại thầm lén "ký một thoả ước thần bí với những người chết vĩ đại" của quá khứ và trong hiện tại, nhà văn trông chờ vào một “công chúng chuyên gia”, có thể hiểu và đánh giá được tác phẩm của mình. Những mâu thuẫn ấy trong mỗi nhà văn là có thật, và Sartre chỉ ra không phải để phê phán, mà để thấy tính phức tạp và nước đôi của văn học. Chưa bao giờ chúng ta được sống trong một xã hội không có giai cấp, vì vậy, mỉa mai thay, và cũng đúng thay, theo lời Sartre, nhà văn thường khi phải lựa chọn giữa vai trò "là chó giữ nhà hay là anh hề" (?) Nhưng dù là gì, tác phẩm của nhà văn bao giờ cũng là "một tiếng gọi tuyệt vọng hướng tới niềm tự do của người đọc mà họ giả vờ khinh miệt".

Tác phẩm của nhà văn đẩy những bất hoà được mô tả đến cùng cực, biến thành sự tự bất hoà. Vậy là, trong một xã hội có giai cấp, nhà văn luôn luôn là một khối mâu thuẫn, nhà văn sống và thể hiện những mâu thuẫn xã hội, những mâu thuẫn trong số phận con người bằng chính những mâu thuẫn trong nội tâm mình. Nói cách khác, nhà văn phải “tâm linh hoá" cái thực tại được trình bày trong tác phẩm, cái thực tại chẳng có gì khác hơn là "cái thế giới muôn màu sắc và cụ thế này, với vẻ nặng nề của nó, với cái ác vô hình cứ gặm nhấm nó mà chẳng bao giờ tiêu huỷ nó được". Và, đây là sứ mạng của nhà văn: "Nhà văn sẽ phục hồi lại đúng như vậy, sống sít thế, nặng mùi thế, thường nhật thế để trình bày nó cho các niềm tự do trên nền tảng một tự do". Những lập luận trên đẩy tới một kết luận cuối cùng "rất J.P.Sartrett” như sau: "Tóm lại, văn học, trong bản chất của nó, là tính chủ quan của một thế giới trong tình trạng cách mạng thường trực". Chả trách, những suy tưởng về triết học, những lý luận có vẻ thuần tuý văn học của Sartre đã góp phần vào cuộc “cách mạng trí thức" Pháp tháng 5/1968. Văn phong của Sartre là văn phong bùng nổ, nó "máu lửa" như trong một trận chung kết bóng đá, nó thiết lập một đội ngũ những fans cuồng nhiệt, thậm chí nó tạo ra cả những hoohgans. Một tác phẩm viết đã hơn 50 năm nhưng có vẻ chưa lạc hậu khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Câu hỏi Viết cho ai? vẫn còn nóng hổi tính thời sự. Cái dấn thân mạnh mẽ đầu tiên của nhà văn chính là cái dấn thân vào văn học. Và phải chăng, sự "tự do cuối cùng” cú nhảy cuối cùng của nhà văn là cú nhảy để thoát khỏi chính tác phẩm của mình? Một điều gần như bất khả. Như thế, cũng theo Sartre, nhà văn "bị tự do” nhiều hơn là "được tự do"?

Cuốn Văn học là gì?của Jean-paui Sartre, qua bản dịch khúc chiết của Nguyên Ngọc, đã cho chúng ta được tiếp xúc không chỉ tư tưởng hay kiến giải của nhà văn bậc thầy này, mà còn cho thưởng thức văn phong của ông, một văn phong đi giữa triết học và lý luận văn học, một văn phong nhiều lúc được đẩy tới cực đoan nhưng bao giờ cũng đầy cảm xúc. Một thứ cảm xúc bị dồn nén theo kiểu J.P.Sartre.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top