I. Văn học dân gian là gì?
Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính truyền miệng
- Không lưu hành bằng chữ viết mà được truyền miệng từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.
- Được biểu hiện trong diễn xướng dân gian.
Tác dụng:
- Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
- Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.
Ví dụ: Văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy,...
2. Tính tập thể
Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng" tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận)" tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
3. Tính thực hành
- Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Ví dụ: Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...
Bài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...
III. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
- Tự sự
- Trữ tình
- Nghị luận
- Sân khấu
- Thần thoại
- Sử thi
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện cười
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện thơ
- Vè
- Ca dao
- Tục ngữ
- Câu đố
- Chèo