Tắm cũng thiết yếu như ăn, uống, ngủ, yêu, vui chơi v. v... Từ thượng cổ đến giờ, tắm được coi như sự săn sóc, vệ sinh thân thể con người, làm cho các giác quan được tỉnh táo, hài hoà. Tắm còn có nghĩa làm cho thân thể và tâm hồn trong sạch, như được sống và tươi tốt trở lại. Do đó, tắm lại có nghĩa thiêng liêng. Tắm thỏa mãn sự thư giãn, sự trở về cội nguồn hoan lạc, yên ổn, âu yếm, vuốt ve... Tắm thầm nhắc đến sự lặn, ngụp và xua đẩy những cặn bã của sự mệt nhọc.
Trong Truyện Kiều, Thúc Sinh trở về quê sau một chặng đường gió bụi. Hoạn Thư đã chuẩn bị cho chồng “Tẩy trần vui chén thong dong” và một bữa tắm “tẩy Trần”. Nàng nghĩ thầm trong bụng: “Thứ nhất e kẻ ngà ngà, thứ nhì e kẻ đường xa mới về”. Trước ngày cưới, cô dâu và chú rể cũng tắm cầu kỳ với nước có mùi thơm của hoa mùi hoặc hương nhu thơm mát và thánh thiện. Giáp Tết, mọi người tắm “tất niên” để đón năm mới đầy thanh xuân và phồn thịnh. Cũng trong truyện Kiều, còn có những dòng:
“Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rủ bước, trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên...”
Cụ Nguyễn Du đã tả cô Kiều tắm với tấm lòng nâng niu và ca ngợi cái cơ thể không có mảnh vải nào của cô Kiều với cái đẹp tuyệt đích. Lịch sử và văn hóa Việt Nam còn ghi lại những giờ phút tắm mát của Tiên Dung công chúa dẫn đến cuộc gặp gỡ huyền thoại mà dữ dội với Chữ Đồng Tử. Ở các đình, chùa, trước ngày lễ và tổ chức đám rước, người ta lấy nước giữa dòng sông về tắm cho tượng của Phật và các thần thánh..
Nếu là nữ thần thì sẽ do chị em phụ nữ đảm nhiệm việc tắm. Lẽ dĩ nhiên nước tắm phải có mùi thơm thực vật và xạ hương. Trước khi lên đàn Nam Giao tế lễ trời đất, vua và các quan cũng phải tắm rửa sạch sẽ.
Ca dao Việt Nam nhấn mạnh: “Muốn tắm mát lên ngọn sông đào”. Người ta lại nói: “Ăn no, tắm mát, rủ nhau đi nằm”. Đó là cái mơ ước bình dị mà sâu xa chúng ta ai chẳng qua cái đận 9-10 tuổi cởi truồng tắm trong mưa. Người ta có thể tắm ở khắp nơi: sông, suối, ao, hồ, giếng... ở các nơi miền trung du, cách xa sông, người ta thường tắm ở giếng. Những năm 1949 -1950, bộ đội đóng quân ở các vùng Phú Hộ, Vũ Yến, Lạn Dương rất ngạc nhiên về phong cách tắm ở đây. Anh bộ đội tắm ở giếng. Anh ta được thành giếng cao chừng 60 cm che chắn. Ngay lúc đó, ở thành giếng bên kia có cô gái cũng tắm, cúi lom khom, giơ tay sang phía anh bộ đội: “Cho em xin ít xà phòng”. Anh bộ đội bối rối, liền nói: “ Vâng. Tôi để xà phòng ở đây, chị cứ dùng”: Anh liền vội vàng cầm quần áo khô, trở về đơn vị với cái quần đùi ướt sũng. Cô gái vui, hồn nhiên, gọi các cô khác ra cùng tắm. Họ cười ầm lên, múc nước té nhau. Ở các nơi miền núi, phong cảnh thật đẹp: mây, núi, cây răng các cô gái Thái tắm ở suối rất tự nhiên. Cô mặc chiếc váy dài đen bóng, đi ra suối.
Nước đến đâu, váy được vén đến đấy. Ra đến giữa suối, váy được vén từ từ lên tận đầu. Cô thoả chí vẫy vùng với làn nước. Rồi trong quá trình lên bờ, chiếc váy lại được kéo xuống. Lên đến bờ suối thì chiếc váy đã được buông xuống tận bàn chân. Cả quá trình tắm là một màn múa. Cô đã biểu diễn màn múa một bông hoa lúc toả ra, lúc khép lại. Cùng với cái thân thể là kiệt tác của cô, màn múa như đã tạo ra một vẻ đẹp nín thở. Ở những chỗ ít người qua lại, các cô gái Thái không tắm như thế. Họ cởi phăng tất cả ra, vắt váy, áo lên cành cây bên suối, rồi trần truồng, nhảy ào xuống tắm, nô đùa với nhau. Cảnh này gọi là cảnh “tắm tiên”.
Trên đời có vô vàn kiểu tắm. Người ở cao nguyên Tây Tạng coi việc tắm là điều linh thiêng. Họ chọn ngày, giờ tất lành, rủ nhau đi tắm. Đặc biệt là từ ngày 6 đến 12 tháng bảy lịch Tây Tạng, mọi người làm lễ tắm. Nam, phụ, lão , ấu cùng tắm chung với nhau ở những khúc sông, khúc suối. Với họ, tắm là tái sinh để đón nhận những điều tốt lành mới. Họ đều không mặc quần áo gì cả. Người ta cũng chẳng rụt rè gì mà ngắm nhìn những công trình kỳ diệu của tạo hóa phơi bày la liệt. Như thể nhìn ngắm lá, cây, hoa cỏ vậy. Họ tin rằng sau khi tắm, những cô gái không xinh cũng trở nên nhan sắc.
Người Ấn Độ cảm thấy rất hạnh phúc khi được tắm nước sông Hằng lúc mặt trời mới lên, đó đúng là giờ phút linh thiêng. Tắm xong họ lên bờ, múa hát như điên dại rồi lại xuống tắm. Cứ như vậy nhiều lần. Ở Nhật Bản có nhiều nhà tắm công cộng. Trước đây, cả nam lẫn nữ cùng tắm chung. Nhà tắm công cộng ở Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới từ mấy thể kỷ nay. Nhưng buồng tắm sang trọng có các cô gái phục vụ rất ân cần. Nhưng rất đắt tiền vì những buồng tắm kiểu này cũng là những nơi ăn chơi rất mực mà cũng phong tình rất mực. Trung Quốc còn giữ lại được di chỉ các khuôn viên những bể tắm phù hoa của Dương Quí Phi, Đường Minh Hoàng và bãi tắm của Tây Thi. Người Trung Quốc gọi các cô gái đang tắm là những bông hoa đăm nước: “tẩm hoa”. Xưa nay, các nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng trên đời đều trân trọng đề tài về những cảnh tắm và đã có nhiều bài thơ cũng như những bức tranh bất diệt về tắm.
Có những kiểu tắm như tắm rượu, tắm sữa, tắm dầu, tắm nước dừa, tắm sữa dê có xạ hương, tắm bia, tắm nước trà, tắm trong bồn tắm băng vàng, tắm hơi v.v...Các cô dâu Italia thường đi tắm ở những đoạn suối mà ngày xưa các vị thần đã tắm. Khi ra về, cô đinh ninh là mình không phải là người trần thế nữa, rồi mới về nhà tiếp chú rể.
Khánh du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường ao ước được đến tắm tại những khúc suối huyền thoại ở Mộc Châu, Sơn La...
Trong Truyện Kiều, Thúc Sinh trở về quê sau một chặng đường gió bụi. Hoạn Thư đã chuẩn bị cho chồng “Tẩy trần vui chén thong dong” và một bữa tắm “tẩy Trần”. Nàng nghĩ thầm trong bụng: “Thứ nhất e kẻ ngà ngà, thứ nhì e kẻ đường xa mới về”. Trước ngày cưới, cô dâu và chú rể cũng tắm cầu kỳ với nước có mùi thơm của hoa mùi hoặc hương nhu thơm mát và thánh thiện. Giáp Tết, mọi người tắm “tất niên” để đón năm mới đầy thanh xuân và phồn thịnh. Cũng trong truyện Kiều, còn có những dòng:
“Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rủ bước, trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên...”
Cụ Nguyễn Du đã tả cô Kiều tắm với tấm lòng nâng niu và ca ngợi cái cơ thể không có mảnh vải nào của cô Kiều với cái đẹp tuyệt đích. Lịch sử và văn hóa Việt Nam còn ghi lại những giờ phút tắm mát của Tiên Dung công chúa dẫn đến cuộc gặp gỡ huyền thoại mà dữ dội với Chữ Đồng Tử. Ở các đình, chùa, trước ngày lễ và tổ chức đám rước, người ta lấy nước giữa dòng sông về tắm cho tượng của Phật và các thần thánh..
Nếu là nữ thần thì sẽ do chị em phụ nữ đảm nhiệm việc tắm. Lẽ dĩ nhiên nước tắm phải có mùi thơm thực vật và xạ hương. Trước khi lên đàn Nam Giao tế lễ trời đất, vua và các quan cũng phải tắm rửa sạch sẽ.
Ca dao Việt Nam nhấn mạnh: “Muốn tắm mát lên ngọn sông đào”. Người ta lại nói: “Ăn no, tắm mát, rủ nhau đi nằm”. Đó là cái mơ ước bình dị mà sâu xa chúng ta ai chẳng qua cái đận 9-10 tuổi cởi truồng tắm trong mưa. Người ta có thể tắm ở khắp nơi: sông, suối, ao, hồ, giếng... ở các nơi miền trung du, cách xa sông, người ta thường tắm ở giếng. Những năm 1949 -1950, bộ đội đóng quân ở các vùng Phú Hộ, Vũ Yến, Lạn Dương rất ngạc nhiên về phong cách tắm ở đây. Anh bộ đội tắm ở giếng. Anh ta được thành giếng cao chừng 60 cm che chắn. Ngay lúc đó, ở thành giếng bên kia có cô gái cũng tắm, cúi lom khom, giơ tay sang phía anh bộ đội: “Cho em xin ít xà phòng”. Anh bộ đội bối rối, liền nói: “ Vâng. Tôi để xà phòng ở đây, chị cứ dùng”: Anh liền vội vàng cầm quần áo khô, trở về đơn vị với cái quần đùi ướt sũng. Cô gái vui, hồn nhiên, gọi các cô khác ra cùng tắm. Họ cười ầm lên, múc nước té nhau. Ở các nơi miền núi, phong cảnh thật đẹp: mây, núi, cây răng các cô gái Thái tắm ở suối rất tự nhiên. Cô mặc chiếc váy dài đen bóng, đi ra suối.
Nước đến đâu, váy được vén đến đấy. Ra đến giữa suối, váy được vén từ từ lên tận đầu. Cô thoả chí vẫy vùng với làn nước. Rồi trong quá trình lên bờ, chiếc váy lại được kéo xuống. Lên đến bờ suối thì chiếc váy đã được buông xuống tận bàn chân. Cả quá trình tắm là một màn múa. Cô đã biểu diễn màn múa một bông hoa lúc toả ra, lúc khép lại. Cùng với cái thân thể là kiệt tác của cô, màn múa như đã tạo ra một vẻ đẹp nín thở. Ở những chỗ ít người qua lại, các cô gái Thái không tắm như thế. Họ cởi phăng tất cả ra, vắt váy, áo lên cành cây bên suối, rồi trần truồng, nhảy ào xuống tắm, nô đùa với nhau. Cảnh này gọi là cảnh “tắm tiên”.
Trên đời có vô vàn kiểu tắm. Người ở cao nguyên Tây Tạng coi việc tắm là điều linh thiêng. Họ chọn ngày, giờ tất lành, rủ nhau đi tắm. Đặc biệt là từ ngày 6 đến 12 tháng bảy lịch Tây Tạng, mọi người làm lễ tắm. Nam, phụ, lão , ấu cùng tắm chung với nhau ở những khúc sông, khúc suối. Với họ, tắm là tái sinh để đón nhận những điều tốt lành mới. Họ đều không mặc quần áo gì cả. Người ta cũng chẳng rụt rè gì mà ngắm nhìn những công trình kỳ diệu của tạo hóa phơi bày la liệt. Như thể nhìn ngắm lá, cây, hoa cỏ vậy. Họ tin rằng sau khi tắm, những cô gái không xinh cũng trở nên nhan sắc.
Người Ấn Độ cảm thấy rất hạnh phúc khi được tắm nước sông Hằng lúc mặt trời mới lên, đó đúng là giờ phút linh thiêng. Tắm xong họ lên bờ, múa hát như điên dại rồi lại xuống tắm. Cứ như vậy nhiều lần. Ở Nhật Bản có nhiều nhà tắm công cộng. Trước đây, cả nam lẫn nữ cùng tắm chung. Nhà tắm công cộng ở Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới từ mấy thể kỷ nay. Nhưng buồng tắm sang trọng có các cô gái phục vụ rất ân cần. Nhưng rất đắt tiền vì những buồng tắm kiểu này cũng là những nơi ăn chơi rất mực mà cũng phong tình rất mực. Trung Quốc còn giữ lại được di chỉ các khuôn viên những bể tắm phù hoa của Dương Quí Phi, Đường Minh Hoàng và bãi tắm của Tây Thi. Người Trung Quốc gọi các cô gái đang tắm là những bông hoa đăm nước: “tẩm hoa”. Xưa nay, các nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng trên đời đều trân trọng đề tài về những cảnh tắm và đã có nhiều bài thơ cũng như những bức tranh bất diệt về tắm.
Có những kiểu tắm như tắm rượu, tắm sữa, tắm dầu, tắm nước dừa, tắm sữa dê có xạ hương, tắm bia, tắm nước trà, tắm trong bồn tắm băng vàng, tắm hơi v.v...Các cô dâu Italia thường đi tắm ở những đoạn suối mà ngày xưa các vị thần đã tắm. Khi ra về, cô đinh ninh là mình không phải là người trần thế nữa, rồi mới về nhà tiếp chú rể.
Khánh du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường ao ước được đến tắm tại những khúc suối huyền thoại ở Mộc Châu, Sơn La...
( Theo Hà Nội , văn hóa và phong tục )