Văn hóa một số dân tộc việt nam

  • Thread starter Thread starter dodung
  • Ngày gửi Ngày gửi

dodung

New member
Xu
0

Mục lục
1. Tộc người Tà Ôi…………………………………...2


2. Tộc người Ba Na …………………………………9


3. Tộc người Khơ Mú ………………………………18


4. Tộc người Nùng…………………………………..25


5. Tộc người Gia Rai………………………………...32


6. Tộc người Khơ Me………………………………..40


7. Tộc người Hà Nhì …………………………………51

























Phần I
Tộc người Tà Ôi






I/ Vài nét khái quát
Tên gọi khác: Tà Ôi, Pa Cô, Tà Uốt, KanTua, Pa Hy...
Nhóm địa phương: Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy.
Dân số:
34.960 người ( 99) 26.044 người.( hien nay)
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), Ít nhiều gần gũi với tiếng Cơ Tu và Bru - Vân Kiều. Giữa các nhóm có một số khác biệt nhỏ về từ vựng.
Lịch sử: Người Tà Ôi thuộc lớp dân cư tụ lâu đời ở Trường Sơn.
Hoạt động kinh tế: Làm rẫy, trồng lúa rẫy là nguồn sống chính của người Tà Ôi. Cách thức canh tác tương tự như ở các tộc Cơ Tu, Bru - Vân Kiều. Ruộng nước đã phát triển ở nhiều nơi. Săn bắn, đánh cá, hái lượm đem lại thức ăn đáng kể. Nghề dệt chỉ có ở một số nơi, sản phẩm được các dân tộc láng giềng ưa chuộng (nhất là y phục có đính hoa văn bằng chì và cườm trắng). Ðồ đan mây tre chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp. Ðồ sắt, đồ gốm, đồ đồng chủ yếu do trao đổi với người Việt và các dân tộc khác; quan hệ hàng hoá với bên Lào cũng khá quan trọng. Nay đã sử dụng tiền, nhưng tập quán dùng vật đổi vật vẫn thông dụng.
Ăn: Cơm là lương thực chủ yếu: ngô, sắn, khoai, củ mài... bổ sung khi thiếu gạo. Thức ăn thông thường là các loại rau, măng, nấm, ốc, cá, thịt chim muông. Người Tà Ôi ưa thích món băm trộn tiết gia súc với thịt luộc. Thức ăn gồm nước lã, rượu, đặc biệt rượu chế từ nước thứ cây họ dừa được dùng phổ biến. Họ dùng tẩu tự tạo bằng gốc le hoặc bằng đất nung để hút thuốc lá.
Mặc: Nữ mặc váy ống loại ngắn và áo, hoặc váy loại dài che luôn cả từ ngực trở xuống (ở nhóm Tà Ôi phía biên giới thuộc A Lưới), có nơi dùng thắt lưng sợi dệt, năm quấn khố mặc áo, thường hay ở trần. Ngoài vải do tự dệt người Tà Ôi còn dùng vải mua ở Lào và y phục như người Việt đã thông dụng, nhất là với nam giới. Xưa kia, có những nơi phải dùng đò mặc chế tác từ vỏ cây. Hình thức đeo trang sức cổ truyền là các loại vòng tay, vòng chân, vòng cổ, khuyên tai, bằng đồng, bạc hay hạt cườm, mã não... Phụ nữ đeo cả loại vòng dây đồng quấn thành hình ống ôm quanh đoạn ống chân và cẳng tay. Tục cà răng, xăm trên da và đeo trang sức làm căng rộng lỗ xâu ở dái tai chỉ còn số ít ở các cụ già.
: Người Tà Ôi cư trú trên một dải từ Tây Quảng Trị (huyện Hương Hoá) đến tây Thừa Thiên Huế (Huyện A Lưới và Hương Trà). Họ ở quần tụ thành từng làng; nhà sàn dài, trước kia dài có khi hàng trăm mét, gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các con (gọi là "bếp"). Giữa các bếp trong làng thường có quan hệ bà con thân thuộc với nhau. Mái nhà uốn tròn ở 2 đầu hồi, trên đỉnh dốc có khau cút nhô lên. Trong nhà, mỗi "bếp" (gia đình riêng) đều có buồng sinh hoạt riêng.
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường thật là đeo gùi sau lưng. Có các loại, các cỡ gùi khác nhau, đan bằng mây hoặc tre lồ ô. Ðàn ông có riêng loại gùi 3 ngăn (gùi "cánh dơi") như gùi của đàn ông Cơ Tu, dùng khi đi săn, đi rừng, đi sang làng khác.
Quan hệ xã hội: Người Tà Ôi sống theo tập tục cổ truyền, trọng người già, tin theo "già làng", quý trẻ em không phân biệt trai hay gái. Mỗi làng bao gồm người của các dòng họ khác nhau, từng dòng họ có người đứng đầu, có kiêng cữ riêng và tên gọi riêng. Xã hội đã phân hoá giàu - nghèo và có sự khác nhau nhất định về vị thế, nhưng nếp cộng đồng dân làng vẫn đậm nét. Làng là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và tự quản trong xã hội cổ truyền.
Cưới xin: Trai gái lớn lên sau khi đã cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên thì được tìm hiểu nhau và lấy vợ, lấy chồng. Việc cưới hỏi do nhà trai chủ động. Nhà gái cho con đi làm dâu và được nhận của cải dẫn cưới gồm cồng, chiêng, ché, nồi đồng, trâu, lợn...
Cùng với đám cưới, cô dâu chú rể phải làm lễ "đạp bếp" tại nhà bố mẹ cô gái để đánh dấu từ đó cô ta sẽ thực sự là người nhà chồng, và ít năm sau phải tổ chức lễ tạ ơn "thần linh" đã cho hai người sống yên ổn với nhau. Người Tà Ôi thích cho con trai cô lấy con gái cậu.
Một số người giàu có không chỉ có một vợ.
Sinh đẻ: Phụ nữ phải kiêng kem nhiều trong thời kỳ có thai và sai khi mới sinh, với ý muốn nhờ vậy sẽ dễ đẻ, con dễ nuôi... Việc sinh nở có người giúp đỡ. Con trai hay con gái đều được yêu quý và tâm lý chung thường có cả hai. Sản phụ lao động cho tới khi ở cữ, và cũng chỉ nghỉ ít ngày sau khi sinh con.
Ma chay: Bãi mộ chung của làng chỉ chôn những người chết bình THƯỜNG. QUAN TÀI ÐẼO ÐỘC MỘC. Ở người giàu thì quan tài được làm cầu kỳ hơn ở 2 đầu. Có tục "chia của" cho người chết như ở các dân tộc. Việc mai táng sau khi chết là tạm thời. Vài năm sau khi chôn, tang gia tổ chức lễ cải táng, đưa hài cốt vào quan tài mới và chôn trong bãi mộ, bên cạnh những thân nhân quá cố từ trước. Khi đó, nhà mồ được trang trí đẹp bằng chạm khắc và vẽ.
Thờ cúng: Người Tà Ôi tin mọi vật đều có siêu linh, từ trời, đất, núi, rừng, suối nước, cây cối cho đến lúa gạo, con người, con vật đều có "thần" hoặc hồn. Việc bói toán và cúng lễ là một phần quan trọng trong đời sống cá nhân cũng như cộng đồng dân làng. Mỗi dòng họ có một bàn thờ ở nhà trưởng họ, mọi gia đình đều có thể tới đó làm lễ cúng khi ốm yếu, rủi ro, cần khẩn một điều gì đó. Nhiều làng còn thờ cúng chung vật "thiêng" là hòn đá, cái vòng đồng, chiêng, ché... Chúng dị dạng hoặc có xuất xứ khác lạ, được coi là có quan hệ huyền bí đối với cuộc sống của làng.
Lễ tết: Có rất nhiều lễ cúng, liên quan đến sức khoẻ, tài sản, việc ngăn chặn dịch bệnh, việc làm rẫy... Những lễ lớn đều có đâm trâu tế thần và trở thành ngày hội trong làng. Gắn với chu kỳ canh tác có những lễ thức quan trọng nhằm cúng cầu thần lúa, mong bội thu, no đủ. Tết cổ truyền vào thời kỳ nghỉ ngơi sau khi tuốt lúa, trước mùa rẫy mới.
Lịch: Căn cứ vào quy luật tròn - khuyết của mặt trăng để xác định ngày trong tháng. Tháng có 30 ngày, năm có 12 tháng và có ngày tốt, ngày xấu cho các công việc khác nhau.
Học: Cách đây mấy chục năm, chữ viết ra đời trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh để tạo ra bộ vần, lấy tiếng Pa Cô làm chuẩn.
Văn nghệ: Vốn tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ khá phong phú. Người già am hiểu thường kể cho con cháu các truyện thời xưa, có tác dụng vừa giải trí, vừa giáo dục. Dân ca có điệu Calơi đối đáp khi uống rượu, hội hè, điệu Ba boih hát một mình khi lao động hoặc đi đường, điệu Roih gửi gắm, dặn dò đối với các bậc con cháu nhân các dịp vui vẻ, điệu Cha chap dành cho tình cảm trai gái của thanh niên...
Nhạc cụ gồm nhiều loại: cồng, chiêng, tù và sừng trâu hay sừng dê, khèn 14 ống nứa, sáo 6 lỗ, nhị vừa kéo vừa điều khiển âm thanh bằng miệng, đàn Ta lư... Chúng được dùng vào những hoàn cảnh, tình huống khác nhau và theo các tập quán sẵn có của đồng bào. Ví dụ: Trong đám ma thì gõ một chiêng với một trống, ở lễ hội vui lại có thêm một tù và, một khèn bè...
…………………………………
II/ Tìm hiểu nét văn hoá đặc sắc
Tìm hiểu về hôn nhân của tộc người Tà Ôi
Theo phong tục, nam nữ Tà Ôi đến tuổi trưởng thành, phải cưa 6 chiếc răng cửa. Làm việc này có nghĩa là họ đã đủ tư cách nghĩ đến việc trăm năm.
Quan niệm về cái đẹp của nhan sắc và vóc dáng gần như thống nhất với sự cần cù, khoẻ mạnh trong lao động. Môi trường để đôi lứa tìm hiểu nhau thường là những dịp đi sim.
Sau khi 2 người đã có sự cảm thông và nhận quà của nhau: vòng bạc, chuỗi cườm, vòng tai, đồng bạc. còn cô gái cho chàng trai nhổ 5 sợi tóc để tỏ long chung thuỷ của mình
Sau khi ông mối đã đánh tiếng qua nhà gái, người ta tiến hành lễ hỏi, lễ này đánh dấu sự gập gỡ giữa 2 gia đình, trong đó nhà trai mang đến nhà gái một sô lễ vật: vòng bạc, hạt cườm, gạo nếp.
Trong lễ cưới, nhiều loịa sính lễ quý như ché, nồi đồng, bò, gạo nếp…được nhà trai mang đến nhà gái ( như lời giao ước trong lễ hỏi) để xin hẳn con dâu về nhà. Trong dịp này, bà con hang xóm đến chia vui.
Về nhà chồng, đôi vợ chồng tổ chức lễ đạp bếp, nếu không làm lễ này cô dâu tuyệt nhiên không được làm việc cho gia đình chồng, kể cả nấu cơm.
Sau đám cưới ít năm, đôi vợ chồng còn lo dành dụm tiền bạc, lễ vật tổ chức lễ Trọn Vẹn để tạ ơn thần linh giúp họ sống bình yên và hạnh phúc.
Do tục thách cưới nặng nề, nên trước đây không thiếu những chàng trai nghèo không lo được đồ thách cưới nên sống cô độc suốt đời. cũng có trường hợp vay mượn nhiều đồ sính lễ, nên đôi vợ chồng phải tần tảo đến già mới hết nợ.
Trong quá khứ, hôn nhân của người Tà Ôi mang nặng tính chất mua bán. Người phụ nữ đã trở thành giá để trao đổi những đồ quý. Về nhà chồng, người đàn bà đoạn tuyệt với các mối quan hệ với gia đình mình do vậy họ khó có thể thoát khỏi những rang buộc từ gia đình chồng.
Trong người Tà Ôi, hôn nhân con cô con cậu rất được khuyến khích, tuy nhiên nguyên tắc này chỉ chấp nhận một chiều: con trai của chị em gái lấy con gái của anh em trai.
……………..
Tìm hiểu về tang lễ của người Tà Ôi
Người Tà Ôi phân biệt những trường hợp chết khác nhau: chết do ốm đau, già yếu, chết ở nhà trước sự chứng kiến của người thân thì ma được gọi là cư múi và được thờ cúng trong nhà; còn những trường hợp chết bất thường thì được coi là Pireng, thường quấy nhiễu cuộc sống yên lành của con người. Trong trường hợp này người ta làm lễ “ tống quái” rất cẩn thận và không được chon trong nghĩa địa cộng đồng.
Khi trong nhà có người chết, thân nhân đánh chống chiêng báo hiệu cho bà con biết. Xác chết được đặt nằm ngang trong nhà, chân hướng ra phía cửa lớn. Con cháu đi xung quanh, vừa thọc gậy xuống sàn nhà, vừa khóc lóc thương tiếc.
Sau khi chon cất được vài năm, con cháu tổp chức lễ cải tang. Xương người chết được đào lên, cho vào quan tài bằng thân cây khoét rỗng và đem chon. Trong trường hợp này không được áp dụng với loại “ Pireng”. Người ta xây dựng nhà mồ có mái lợp. Ở đây các công trình mỹ thuật được thể hiện rất công phu qua những hang cột nhà mồ.
Trong dịp này con cháu tổ chức cúng bái rất tốn kém với ý nghĩa là mốc đánh dấu đoạn tuyệt hẳn với người chết, tiễn đua hồn ma về với thế giới vĩnh hằng.



















Phần II
Tộc người Ba Na















I/ Vài nét khái quát
Tên tự gọi: Ba Na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.
Dân số:
174.456 người (năm 1999).
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
Hoạt động sản xuất: Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này. Với ruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy. Ruộng khô thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu. Công việc chăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển.
: Ðịa bàn cư trú của người Ba Na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây của Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hoà. Họ cư trú trên nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng, ở giữa làng được xây cất một ngôi nhà công cộng - nhà làng, nhà rông với hai mái vồng và cao vút. Ðó là nhà khách của làng, nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án...
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi. Gùi nhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một mô típ cổ truyền.
Trang phục dân tộc Ba Na
Nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Họ thường mang khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.
Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, có khi búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vải hay vòng cườm. Có nhóm như ở An Khê, Mang Giang hoặc một số nơi khác họ chít khăn trùm kín đầu, khăn chàm quấn gọn trên đầu. Trước đây, họ đội nón hình vuông hoặc tròn trên có thoa sáp ong để khỏi ngấm nước, đôi khi có áo tơi vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang theo quan niệm của cộng đồng hơn là trang sức. Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường là ngắn hơn váy của người Ê Đê, ngày nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó.
Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân tộc Gia-rai hoặc Ê-đê. Tuy nhiên, nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na dành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn một nửa áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu, được thắt và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông.
Nghệ thuật trang trí hoa văn trên thổ cẩm của người Ba Na
Nghệ thuật trang trí của người Ba Na rất phong phú và độc đáo, thể hiện trên các loại hoa văn, hoạ tiết sống động trên trang phục, đồ đan.
Hoạ tiết thổ cẩm được sử dụng nhiều ở thổ cẩm (áo, váy, chăn, đồ đan). Người Ba Na thường sử dụng các màu: đen, đỏ, trắng, tạo ấn tượng mạnh mẽ. Hoạ tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, lý âm dương, trời đất lấy thiên nhiên làm hình mẫu, thổ cẩm của người Ba Na không khác nào cảnh thiên nhiên thu nhỏ. Đó là cách điệu của hình học, cảnh núi rừng… mỗi người con gái Ba Na đều có nghệ thuật trang trí độc đáo thể hiện qua nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Hoa văn trên thổ cẩm làm màu sắc sặc sỡ, chủ yếu là chạy dọc theo chiều tấm vải, màu đen là màu chủ đạo gây ấn tượng mạnh mẽ về phong cách, đây chính là những hoa văn phản ánh đường nét văn hóa truyền thống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Ba Na. Thổ cẩm tươi sáng, rực rỡ bay bổng như ước mơ, khát vọng. Mỗi màu lại có tiếng nói riêng, màu đen tượng trưng cho đất rừng trù phú, màu đỏ của khát vọng và tình yêu. Khăn đội đầu của thiếu nữ mang trong mình một giai thoại về tình yêu, lòng thuỷ chung, ngoài ra chiếc khăn đội đầu làm cho duyên thêm các cô gái, những hàng cúc màu trắng, chuỗi cườm tua tủa, cúc bạc lung linh bao hàm sự ước mơ, hạnh phúc luôn đầy đủ.

Trải qua năm tháng cùng với sự giao lưu phát triển nghệ thuật trang trí của người Ba Na vẫn luôn được giữ gìn và phát huy, góp phần làm nên một bản sắc văn hóa đặc thù. Ngày nay đến với buôn làng của người Ba Na vẫn còn in đậm nghệ thuật trang trí thể hiện qua trang phục, đồ đan. Các sản phẩm được làm từ thổ cẩm đã trở thành hàng hóa thời mở cửa và được nhiều người ưa thích
Quan hệ xã hội: Làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh và duy nhất. Tàn dư mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ ở đây đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. Xã hội có người giàu, người nghèo và tôi tớ.
Cưới xin: Hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình. Hình thức luân cư sau lễ cưới rất phổ biến. Kết thúc các chu kỳ luân cư (ở bên vợ rồi ở bên chồng) thì đôi vợ chồng ra ở riêng tạo lập cơ ngơi của một gia đình mới, một tế bào mới của cộng đồng làng.
Học: Việc giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên được tổ chức thường xuyên tại nhà làng (nhà rông) do các già làng đảm nhiệm. Ðó là nơi dạy nghề, huấn luyện chiến đấu và học tập các truyền thống văn hoá của cộng đồng làng.
Văn nghệ: Dân ca rất phong phú nhưng phổ biến là điệu hmon và roi. Nhạc cụ rất đa dạng gồm cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ. Múa dân gian Ba Na trong đó có múa phục vụ nghi lễ và biểu diễn ở hội hè được nhiều người ưa chuộng. Trường ca, Truyện cổ của dân tộc Ba Na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Chơi: Phổ biến là các trò chơi : đuổi bắt (đru đra), cướp dây, hất đá, nhảy đập nhịp, thả diều, đá cầu, đi cà kheo, đánh quay, đánh vòng...
……………………
II/ Nét văn hoá đặc sắc
Tìm hiểu hôn nhân của người BaNa
Nguyên tắc hôn nhân của người Ba Na đã dịch gần hôn nhân của người Việt về hệ thống gia tộc ngang cũng như dọc.
Nam nữ được tự do hôn nhân nhưng phải được bố mẹ đồng ý. Xã hộ Ba Na đã nghiêng sang chế độ phụ hệ.Vì vậy chị gái, em gái dựng vợ gả chồng cho con cái phải hỏi ý kiến của anh trai mình. Xã hội cũng không cho phép trai gái ăn ở với nhau trước khi cưới nhau.
Hôn nhân một vợ một chồng đã bền vững. Vợ chồng đã lấy nhau thì ít khi xảy xa ly dị. Việc ly dị không chỉ do họ hang mà do hội đồng già làng thu xếp một cách rất thận trọng. Đó là do sự ly dị của 2 người sẽ dẫn đến sự cắt đứt quan hệ giữa 2 họ. Kẻ gây ra ly dị sẽ sử phạt rất nghiêm trọng. Người Ba Na được phép lấy vợ bé dưới sự đồng ý của vợ cả hoặc trong trường hợp vợ cả vô sinh hoặc bị bệnh.Chỉ sau khi người vợ hoặc chồng chết đi sau 2 năm, người goá mới được tái giá.
Người Ba Na trong cùng một họ tuyệt đối không được lấy nhau. Vì phạm tội luận luân bị phạt rất nặng phải trần truồng ăn vào máng lợn trước công chúng. Người ta cấm ngặt anh em con gì con già, con cô con cậu, con chú con bác ruột lấy nhau. Trường hợp người cùng một cụ, kỵ tức là đã tách ra khỏi cùng một ông bà có thể lấy được nhau, sau khi chịu làm một lễ tạ tội với thần linh.
Người Ba Na cho phép, chồng chết, cợ lấy em chồng, vợ chết, chồng lấy em vợ

.lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây NguyênViệt Nam.
Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau song thường là bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông, ...
Người chủ trì lễ hội là một già làng.
Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ. Người Ba Na gọi cây cột này là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga, người gọi Ê Đê gọi là blang kbâo.
Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.
Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật.
Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.
.lễ hội bỏ mả
Đối với phong tục người Bana, khi mùa rẫy đã thu hoạch xong là bước mùa “Ning Nong” (mùa rảnh rỗi); tương ứng độ tháng 9 tháng 10 âm hằng năm, và dịp này người Bana tổ chức lễ bỏ mả cho người quá cố đã chuẩn bị hội đủ các điều kiện cần thiết.
Lễ hội bỏ mả (bỏ nhà mồ) thường diễn ra từ 3 đến 7 ngày, nhưng không khí tưng bừng, chuẩn bị cho ngày lễ đã có trước đó cả hàng tháng trời, xưa kia đến vài ba tháng. Trai làng vào rừng đốn gỗ tốt, chặt trúc (trảy), cắt tranh đem về khu nhà mồ. Khi mà việc chuẩn bị đã được tươm tất, già làng làm lễ cúng và chọn ngày, chọn nghệ nhân đẽo tượng, làm nhà mồ, trang trí hoa văn nhà mồ. Ai cớ rượu đem rượu, ai có heo góp heo, mới người đều chung sức chung lòng để mùa lễ hội của làng được trọn vẹn.
Ngày khai lễ, mở đầu của lễ bỏ mả là ngày dỡ nhà mồ cũ để dựng nhà mồ mới. Giai đoạn này thường diễn ra gọn trong một đến hai ngày. Khi đã hoàn tất, nhà mới đã dựng và trang trí xong, tượng nhà mồ đã đặt và vị trí thì già làng làm lễ với ý niệm thông báo cho ATâu (linh hồn người chết) đã hoàn tất việc dựng nhà mồ, sau đó mời người ăn uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng.
Ngày tiếp theo là giai đoạn chính của lễ, tức là làm lễ tiễn đưa ATâu về thế giới bên kia, thế giới của ông bà tổ tiên. Tờ mờ sáng, mọi người đã tề tựu ở nhà rông để thịt trâu, bò... Già láng cúng Giàng, thần linh, sau đó cùng dân làng đem thịt rượu tới khu nhà mồ, tế lễ vong hồn người quá cố về với tiên tổ. Già làng hành lễ xong, thân nhân người quá cố vào nhà mồ khóc lần cuối và chia biệt. Trong không gian nghi lễ đó, nhiều hoạt động khác cùng nới tiếp diễn ra như hòa tấu cồng chiêng, cùng xoang, chung vui ca hát, vít cần rượu.
Tiếp đến ngày sau nữa, nghi thức lễ lại được diễn ra ở các bếp nhà sàn của các chủ gia, hay còn gọi là lễ rỉa nồi. Thực chất là ngày gia chủ thết đãi bà con họ hàng, bạn bè trong và ngoài làng. Những người thân, bè bạn của của người góa cùng đem họ ra suối tắm gội, với ý niệm rửa hết mọi ràng buộc đới với kẻ quá cố. Sau đó dân làng cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiết tấu cồng chiêng lúc đằm thắm, lúc rộn ràng thúc giục. Nhiều mối quan hệ tình cảm được thiết lập, bày tỏ để rồi đồng cảm và hiểu nhau hơn, đặc biệt là nam nữ thanh niên một dịp để cùng nhau hẹn ước. Khi điệu nhạc cồng chiêng hòa vang thì những cô gái, chàng trai liên kết thành những vòng xoang uyển chuyển. Giờ đây thì không còn âm hưởng của nghi thức tang lễ mà tự do cùng chung vui, chơ phép những thành viên có khả năng nổi trội hơn, biểu diễn tài nghệ trước đám đồng. Âm vang cồng chiêng lúc trầm lúc bỗng, vòng xoang lúc ẩn lúc hiện, lũ làng cùng vui say thâu đêm suốt sáng...
Lễ hội bỏ mả là dịp tiễn đưa linh hồn người quá cố, buồn vui hòa trộn; song niềm vui được bộc lộ mạnh hơn vì người sống đã làm tròn trách nhiệm của mình đối với người thân qua đời và không lo hồn ma (Tâu) quấy nhiễu,làm hại cuộc sống con người. Dịp lễ là thời điểm thông báo với cộng đồng về sự giải phóng người góa trước tục lệ, dịp lễ là để các nghệ nhân sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, những tượng nhà mơ, nghệ thuật cồng chiêng, múa hát. Tục lệ bỏ mả là lễ hội quan trọng trong đời sống xã hội của người Bana. Song lễ hội này đã bị mai một và nhiều địa phương không còn tồn tại; còn chăng ở những làng rẻo cao như Kon Truch xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Thạnh, Kon Trú xã Bock Tới huyện Hoài Ân... Trong tháng năm gần đây, lễ hội bỏ mả đã được khôi phục lại ở một số bản làng Bana cùng với việc triển khai các ngày hội văn hóa của các dân tộc miền núi do chính quyền các cấp tổ chức. Việc các gia đình dù giàu hay nghèo, dù lễ vật là trâu bò hay con gà, dù làm nhà mồ to đẹp, nhiều tượng nhà mồ hay chỉ là nhà tranh đơn sơ nhưng họ sẽ thấy thanh thản, tâm hồn được cởi mở vì đã làm tròn bổn phận đối với người quá cố, đối với tổ tiên,
Lễ bỏ mả của người Bana ở Bình Định nói riêng, của các dân tộc Tây Nguyên chắc sẽ được tồn tại trong đời sống cộng đồng của mỗi Pơ lây nếu việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đích thực, góp phần thúc đẩy phong trào xây đựng đời sống văn hóa hiện nay. Nếu ta lấy đây là một không gian văn hóa cần thiết để nhân đó cho việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng thì dễ gây được hiệu quả tết. Giả sử ta tổ chức được nhiều Pơ lây cùng tạc tượng nhà mồ, để chọn ra những tác phẩm đặc sắc nhất và đánh giá đích thực nó, thì đó là môi trường chơ hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú, là dịp tụ họp, biểu diễn, thi tài, giao lưu văn hóa. Quả thực lúc ấy, nghi lễ đối với người quá cố tại lễ bỏ mả không những thiêng liêng, những lễ vật quý giá dâng lên tổ tiên mà không gian văn hóa thật là hấp dẫn, lại được nhiều hiệu quả tốt chơ việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.






Phần III
Tộc người Khơ Mú


















I/ Vài nét khái quát
Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ.
Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.
Dân số: 42.853 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.
Hoạt động sản xuất: Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên được gọi là "Xá ăn lửa". Ngoài hình thái du canh du cư là chủ yếu, bộ phận định cư thường canh tác nương theo chu trình vòng tròn khép kín. Cây trồng ngoài lúa ngô ra còn có bầu bí, đỗ và các loại cây có củ. Công cụ sản xuất gồm rìu, dao, cuốc, trong đó đáng lưu ý nhất là chiếc gậy chọc lỗ. Hoặc gậy đơn hoặc gậy kép (bịt sắt) có thể dùng nhiều năm. Hái lượm và săn bắn vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Nghề phụ gia đình chủ yếu là đan lát đồ gia dụng. Một số nơi biết thêm nghề rèn, mộc, dệt vải. Việc trao đổi, mua bán chủ yếu là hình thức hàng đổi hàng. Vỏ ốc "kxoong" trước kia được coi như vật ngang giá. Người Khơ Mú chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà phục vụ sức kéo và nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng.
Ăn: Người Khơ Mú thường đồ xôi hay đồ ngô, độn sắn. Họ thích ăn những món có vị cay, chua, đắng, các thức ăn nướng có mùi như chẻo, nậm pịa, cá chua...
Mặc: Người Khơ Mú mặc giống người Thái, nhưng có điều khác là cách trang trí những hàng tiền bạc và vỏ ốc ở phía thân áo của phụ nữ. Ngày nay, phần lớn người Khơ Mú, nhất là nam giới đều ăn mặc theo người Việt.
: Hiện nay họ cư trú tại các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Vì điều kiện du canh, du cư nên bản làng thường nhỏ bé, rải rác. Nhà sàn chủ yếu dùng cột không ngoãm, vách phên, sàn bương. Hiện nay nhiều nơi đã làm nhà khang trang, vững chãi hơn.
Phương tiện vận chuyển: Cơ bản là gùi có dây đeo trên trán, có ách và các loại túi đeo, bộ phận người Khơ Mú làm ruộng dùng thêm sọt gánh.
Quan hệ xã hội: Người Khơ Mú quan hệ chặt chẽ giữa những người đồng tộc và những người láng giềng, nhất là người Thái.
Mỗi bản gồm nhiều gia đình thuộc các dòng họ khác nhau. Mỗi họ có trưởng họ. Người dân bản trong bản đã có phân hoá giàu nghèo. Những dòng họ người Khơ Mú đều mang tên thú, chim, cây cỏ... có thể chia làm 3 nhóm tên họ. Nhóm tên thú gồm hổ, chồn, cầy hương... Nhóm tên chim gồm phượng hoàng đất, chìa vôi, cuốc, bìm bịp... Nhóm tên cây gồm guột, rau đớn, dương xỉ, tỏi ... Ngoài ra còn một số họ mang tên vật vô tri như: rọ lợn, môi múc canh...
Cưới xin: Hôn nhân theo nguyên tắc thuận chiếu, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ. Trong hôn nhân, nhiều tàn dư mẫu hệ còn tồn tại như tục ở rể, chồng mang họ vợ, hôn nhân anh em vợ, chị em chồng... Ðám cưới được tiến hành qua các khâu dạm hỏi, ở rể, lễ cưới ở bên nhà vợ và lễ đón dâu... Trai gái được tự do tìm hiểu nhưng quyền quyết định do bố mẹ, đặc biệt là ông cậu. Ông cậu là người có ý kiến quyết định tiền thách cưới, đồ sính lễ.
Ma chay: Ðám ma của người Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ngưỡng. Ðặc biệt bài cúng tiễn hồn người chết kéo dài hàng giờ sau đó mới đem thi hài đi chôn.
Nhà mới: Lên nhà mới là dịp vui của gia đình và cả bản. Chủ nhà thường mổ lợn thiết đãi bà con xóm giềng. Ðây là dịp dân bản trình diễn các sinh hoạt văn nghệ có tính cộng đồng.
Lễ tết: Ngoài tết Nguyên đán ra, người Khơ Mú còn ăn tết cơm mới. Tết được tổ chức sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Ðây là dịp vui của cả bản sau một thời gian lao động mệt nhọc. Tết cơm mới của người Khơ Mú thể hiện hiện sắc thái văn hoá tộc người đậm nét. Họ còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp, trồng trọt.
Thờ cúng: Người Khơ Mú quan niệm có 5 loại ma quan trọng nhất là: ma trời, ma đất, ma thuồng luồng, ma tổ tiên và ma nhà. Ðó là các loại ma mang điều lành cho con người nhưng đôi khi giận dữ có thể gây tai hoạ trừng phạt con người.
Ngoài lễ cúng mường, người Khơ Mú còn lễ cúng bản, đặc biệt là lễ cúng ma nhà trong các dịp tết và khi con cháu trong nhà đau ốm. Bàn thờ ma nhà đặt trên gác bếp, còn ông bà thờ ở một gian riêng kín đáo và rất kiêng kỵ đối với người ngoài. Mỗi dòng họ vẫn duy trì tục thờ ma dòng họ với nghi thức và các động tác mang tính đặc trưng riêng.
Lịch: Ngoài theo lịch Thái, người Khơ Mú phổ biến cách tính ngày giờ căn cứ theo bảng cà la để vận dụng trong việc dựng nhà, cưới gả...
Học: Nhiều người biết đọc, viết chữ Thái.
Văn nghệ: Làn điệu dân ca quen thuộc nhiều người ưa thích là Tơm. Làn điệu này mang đậm tính sử thi, trữ tình. Cách hát theo kiểu đối đáp. Người Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo, đặc biệt là thổi kèn môi.
Chơi: Trong các ngày lễ tết, trẻ em hay đánh cầu lông làm bằng lông gà, đánh quay và các trò chơi dân gian khác

II/ Nét văn hoá đặc sắc


Tẹ cạ grang - vũ điệu của tình yêu và ước vọng của người Khơ Mú


“Tẹ cạ grang” - múa Cá lượn, là vũ điệu dân gian truyền thống của đồng bào Khơ Mú trong các lễ hội, ngày vui của làng, của bản. Với những động tác vẫy tay, đánh hông, lắc vai... vừa uyển chuyển mềm mại lại mạnh mẽ, tràn đầy nhựa sống, “Tẹ cạ grang” thể hiện tình yêu và ước vọng sống của người Khơ Mú.

Xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn - nơi tập trung đông đồng bào Khơ Mú ở Yên Bái sinh sống. Định cư xen kẽ với đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Kinh, Tày..., nhưng người Khơ Mú vẫn gìn giữ được khá nguyên vẹn những giá trị văn hoá truyền thống ngàn đời của mình. Những lễ mừng nhà mới, lễ cưới, lễ tra hạt vẫn được người Khơ Mú Nghĩa Sơn tổ chức theo đúng phong tục, mang đậm nét văn hoá. Những giá trị văn hoá đó được ví như thiết chế gắn kết cộng đồng, tạo nên sự bền vững. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Khơ Mú và nghệ nhân dân gian thì điệu “Tẹ cạ grang” được bắt nguồn từ khát vọng tình yêu và sự no ấm sung túc của người Khơ Mú.

Nghệ Nhân Vì Văn Sang - xã Nghĩa Sơn kể: “Ngày xưa, người Khơ Mú chủ yếu sống bằng nương rẫy, săn bắn chim trong rừng và bắt cá dưới nước. Một ngày xuân nọ, có một người đi tìm bắt cá dưới suối, thấy chúng bơi lội tung tăng dưới nước, vẫy đuôi, xoè vây, so đầu, cọ mình, lượn đi lượn lại rồi nhao lên mặt nước như giỡn đùa thật đẹp mắt. Về nhà, ông hình dung và nghĩ ra điệu múa “Tẹ cạ grang” (Cá lượn). Điệu múa gồm 6 động tác chính giống như những cái vẫy đuôi, xoè vây, ghẹ đầu quấn quýt bên nhau của những con cá trong lòng khe”.

6 động tác chính trong điệu “Tẹ cạ grang” đều thể theo hình ảnh con cá đang bơi lội: động tác cá ở trong hang; cá di chuyển; cá vượt thác ghềnh; cá vui vẻ múa lượn; cá từng đôi ghẹ nhau và động tác lắc mông. Ngôn ngữ hình thể giàu sức biểu cảm trong điệu “Tẹ cạ grang” khiến cho người xem như mê đắm theo đàn cá đang bơi lượn. “Tẹ cạ grang” có thể múa từ 6-8 người hoặc múa đôi trai gái với các động tác đánh vai, lắc hông, vẩy tay vừa uyển chuyển, mềm mại lại vừa mạnh mẽ, tràn đầy sức sống.

Các động tác và bước múa trong “Tẹ cạ grang” luôn nồng nàn mê đắm, tràn đầy khát vọng tình yêu và tình cảm gắn bó cộng đồng. Động tác tay khi thì trông như hai con cá đang vờn nhau trên mặt nước, khi lại nhao xuống như ghẹ nhau. Bên cạnh động tác tay là động tác lắc hông, thể hiện chất phồn thực của điệu múa nhưng lại kín đáo ý nhị, không thô kệch. Đối với “Tẹ cạ grang” múa đôi nam nữ, những động tác lắc hông của người con trai có thể là lắc hông đơn hoặc kép đều thể hiện sự dí dỏm đáng yêu nhưng mạnh mẽ. Động tác lắc hông của người con gái lại đều đều uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng đầy khát vọng nội sinh. Đó chính là cái độc đáo của “Tẹ cạ grang”.

Biên đạo múa Hoàng Anh Đậu - Phó giám đốc Đoàn Nghệ thuật tỉnh Yên Bái - người đã có nhiều năm nghiên cứu, dàn dựng những tiết mục dân vũ của người Khơ Mú cho biết: “Những động tác trong dân vũ của người Khơ Mú luôn mạnh mẽ và có thể nói là mạnh mẽ nhất trong dân vũ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Nó thể hiện sức khoẻ của con người và qua đó cũng thể hiện khát vọng sống mãnh liệt. Trong điệu múa Cá lượn còn thể hiện đậm chất phồn thực của người Khơ Mú, mang theo cả ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Trong lễ mừng nhà mới, điệu “Tẹ cạ grang” như một câu chuyện kể lại quá trình làm nhà của gia chủ. Những động tác uyển chuyển, mềm mại của các thiếu nữ Khơ Mú trong điệu “Tẹ cạ grang” cùng với âm thanh rộn rã của các nhạc cụ đệm đã tạo nên không khí vui tươi, tràn đầy lạc quan cùng những lời mong ước tốt đẹp trong lễ mừng nhà mới, cầu chúc cho gia chủ mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt, nhà cửa dựng xong lúc nào cũng đủ đầy.

Còn trong lễ tra hạt (Chư mo hờ rệ), điệu “Tẹ cạ grang” được diễn ngay bên cạnh bãi nương mới tra xong. Sau những giờ lao động miệt mài, điệu múa như xua tan mệt nhọc, tạo thêm hưng phấn lao động sản xuất, đồng thời cũng mang theo lời cầu nguyện xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng, cùng cầu cho mưa thuận gió hoà, lúa nương tươi tốt để mang đến cho người Khơ Mú cuộc sống no đủ. Giữa thiên nhiên hùng vĩ, những cô gái Khơ Mú trong điệu “Tẹ cạ grang” như hoà quyện với thiên nhiên. Những âm thanh của các nhạc cụ đệm như thôi thúc khát vọng sống mãnh liệt của con người trào dâng.

Ngày xuân, “Tẹ cạ grang” cũng được múa, mang theo ước vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc, ấm no cho bản làng.


























Phần IV
Tộc người Nùng
I/ Vài nét khái quát
Tên tự gọi: Nồng.
Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín...
Dân số: 705.709 người
Ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc...

Lịch sử: Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.
Hoạt động sản xuất: Người Nùng làm việc rất thành thạo nhưng do cư trú ở những vùng không có điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nương rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa họ còn trồng các loại củ, bầu bí, rau xanh...
Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương... Nhiều nghề có truyền thống lâu đời nhưng vẫn là nghề phụ gia đình, thường chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt), một số nghề khác được duy trì và phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao Bằng) rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào cũng có người biết làm nghề rèn.
Chợ ở vùng người Nùng phát triển. Người ta thường đi chợ phiên để trao đổi mua bán các sản phẩm. Thanh niên, nhất là nhóm Nùng Phàn Slình, thích đi chợ hát giao duyên.
Ăn: Ở nhiều vùng người Nùng ăn ngô là chính. Ngô được xay thành bột để nấu cháo đặc như bánh đúc. Thức ăn thường được chế biến bằng cách rán, xào, nấu, ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, bò, chó.
Mặc: Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá hông.
: Người Nùng cư trú ở các tỉnh Ðông Bắc nước ta, họ thương sống xen kẽ với người Tày. Phần lớn ở nhà sàn. Một số ở nhà đất làm theo kiểu trình tường hoặc xây bằng gạch mộc. Ở ven biên giới trước kia còn có loại nhà làm theo kiểu pháo đài, có lô cốt và lỗ châu mai để chống giặc cướp.
Phương tiện vận chuyển: Các phương thức vận chuyển truyền thống là khiêng, vác, gánh, mang, xách. Hiện nay ở một số địa phương người Nùng sử dụng xe có bánh lốp do các vật kéo để làm phương tiện vận chuyển.
Quan hệ xã hội: Trước Cách mạng tháng Tám, xã hội người Nùng đã đạt đến trình độ phát triển như ở người Tày. Ruộng và nương thâm canh đã biến thành tài sản tư hữu, có thể đem bán hay chuyển nhượng. Hình thành các giai cấp: địa chủ và nông dân.
Cưới xin: Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và khi yêu nhau họ thường trao tặng nhau một số kỷ vật. Các chàng trai tặng các cô gái đòn gánh, giỏ đựng con bông (hắc lì) và giỏ đựng con sợi (cởm lót). Còn các cô gái tặng các chàng trai áo và túi thêu.
Tuy nhiên hôn nhân lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai gia đình có môn đăng hộ đối không và lá số đôi trai gái có hợp nhau hay không. Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con gái càng cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn nhà chồng.
Sinh đẻ: Ngoài lễ đặt bàn thờ bà mụ và lễ mừng trẻ đầy tháng ở một số nhóm Nùng còn tổ chức lễ đặt tên cho trẻ khi chúng đến tuổi trưởng thành.
Ma chay: Có nhiều nghi lễ với mục đích chính là đưa hồn người chết về bên kia thế giới.
Nhà mới: Làm nhà mới là một trong nhiều công việc hệ trọng. Vì thế khi làm nhà người ta rất chú ý tới việc chọn đất, xem hướng, chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới với ước mong có cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt.
Thờ cúng: Thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng, được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn)... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai, dịch bệnh... Khác với người Tày, người Nùng tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ.
Lễ tết: Người Nùng ăn tết giống như ở người Việt và người Tày.
Lịch: Người Nùng theo âm lịch.
Học: Có chữ nôm Nùng dựa theo chữ Hán, đọc theo tiếng Nùng và chữ Tày - Nùng trên cơ sở chữ cái La-tinh.
Văn nghệ: Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới hình thức diễn xướng tập thể, thường là đôi nam, đôi nữ hát đối đáp với nhau và được hát theo hai bè.
Người ta thường Sli với nhau trong những ngày hội, ngày lễ, ngày chợ phiên, thậm chí ngay trên tàu, trên xe.
Chơi: Trong các ngày tết, ngày lễ, ngày hội thường có một số trò chơi như tung còn, đánh cầu lông, đánh quay, kéo co...
II/ Nét văn hoá đặc sắc
Tang Ma tộc người Nùng
a. Tục Làm hiếu
Bất cứ gia đình nào có người mất, trước hết con cháu phải đun một nồi nước lá thanh táo để tắm rửa, sau đó đặt người chết nằm ở gian giữa. Ở người Nùng lòi, nếu bố mẹ chết, mỗi người con mang một mét vải trắng đắp lên theo thứ tự con trai trưởng đắp trước, các con trai thứ đắp đè lên, sau đó là đến lớp vải của các con gái, nếu có con nuôi thì đặt lên trên cùng, làm như thế để đền ơn ơn nghĩa sinh thành và nuôi nấng mình. Gia đình lấy chiếc màn của người quá cố thường dùng xếp thành hình tam giác và phủ lên thi hài.. Làm xong thủ tục đó, mới bắn súng hoặc gõ mõ báo cho dân làng biết. Khi đó con trai trưởng đi mời thầy Tào về làm lễ.
Tại nhà tang chủ, thày Tào làm phép lấy nước rửa mặt cho người chết rồi mới liệm. Trước khi cho tử thi vào quan tài, con trưởng lấy kéo cắt một nhánh tóc người chết giữ lại treo ở hiên nhà, gần chỗ ngủ của người đó. Tiếp đó, thầy Tào làm lễ nhập quan. Ông bê một chậu nước lá bưởi ra ngoài sàn và cầu khấn. Khấn xong, ông quay vào nhà, tay cầm cái liềm, một mảnh giấy có ghi chữ nho buộc ở đầu của cái que,. rồi bấm giờ đưa thi hài vào quan tài. Trong khi chờ đợi giờ tốt, ông lẩm nhẩm khấn và lần lượt gọi con cháu cầm lá bưởi nhúng vào chậu nước, đến chỗ người chết đưa lá bưởi từ đầu xuống cầm 3 lần.
Ở người Nùng An, lễ “ Boòng may” được tiến hành càng sớm càng tốt vì con cháu họ hàng của người quá cố chỉ được khóc và ăn cơm sau khi làm lễ này. Sau khi thầy Tào thu hồn người chết vào áo quan, con cháu khiêng người chết vào áo quan, đầu quay vào bàn thờ tổ, chân hướng ra ngoài cửa. Khi chuẩn bị đóng lắp quan tài, con cái nhìn mặt người chết và nói: Đi yên nghỉ thì để lại phúc đức cho gia đình”, rồi mỗi người cầm kéo cắt một miếng chiếu nhỏ để trong ngực gọi là “ cắt phúc”.Khi tiếng đóng đinh vang lên thì con cháu mới cất tiếng khóc. Kể từ sau lễ nhập quan, con cháu phải ăn chay, vợ chồng cách ly, trước mỗi bữa an phải đặt cơm canh thịt ở cuối quan tài thắp hương mời linh hồn về ăn.
b. Tang lễ
Lễ phá ngục ( thay xuốc): người Nùng Lòi làm một cái lán cách nhà mươi mét, trong đó có một bàn thờ, bên cạnh đặt một bát gạo, một quả trứng vịt sống, một chậu nước lá bưởi, trên bàn thờ có 3 bát gạo, xôi nếp, bánh dày, thủ lợn, chân giò, con gà sống thiến đã luộc. Thầy Tào cúng khấn gọi các hồn về tập trung vào bát gạo, sau đó dùng phép thuật xem 12 hồn đã về chưa. Thày Tào tay phải cầm gươm, tay trái cầm que có gài mảnh giấy ghi tên tuổi người chết, đi vòng quanh bàn thờ 3 lần, theo sau là con chau người chết.
Lễ đưa ma ( thống sang): Ở người Nùng Phàn Slình, trước khi đưa ma cả gia đình ăn cháo, trong khi đó con thứ và con rể khiêng cái mẹt đựng vuông vải trắng, một bát gạo, một hình nhân bằng giấy, đi vòng quanh quan tài 3 lần rồi đặt lên nắp quan tài. Đèn trong nhà phụt tắt, các cô con gái nhanh chóng xếp con gà, quả trứng, bát cơn nếp, tiền giấy, vàng mã để ở đầu quan tài, gánh ra nghĩa địa.Các con trai ở lại để thày Tào làm lễ “ tiến linh hồn người chết”.Xong nghi lễ này, quan tài được 8 người trai khoẻ khiêng ra khỏi nhà.
Ở người Nùng Anh và người Nùng Cháo, làm lễ vào buổi sáng. Chân quan tài phải đi trước với quan niệm: người chết đi mà không quay trở về được nữa, các con trai con rể nằm cầu thang để khiêng quan tài qua.
Nếu chồng chết mà vợ còn sống thì người Nùng Lòi làm lễ biệt ly. Vợ và các con cháu tay phải cầm chén rượu đưa ra sau lưng, và quỳ phía dưới quan tài, mặt ngoảnh ra ngoài. Sau khi các con trai đi quanh quan tài 3 lần, thì quan tài được đưa ra khỏi nhà.Người Nùng Lòi còn làm lễ đáp ma: các con phải đem cúng một con lợn đã mổ xếp dưới chân quan tài, trên vai mỗi con lợn đặt một lá mỡ có cắm con dao. Trong thời gian hành lễ, cứ trước bữa ăn con cháu quỳ trước quan tài, lấy thìa múc rượu đổ 3 lần vào trong chén đặt trước con lợn. theo phong tục, bố mẹ chết thì con cháu không được cắt tóc. Tròn 100 ngày, gia đình làm một mâm cúng, xôi thit lợn.
Đúng 3 năm, người ta làm lễ mãn tang. Người Nùng Lòi mang ống hương trên bàn thờ người quá cố đem đi đốt.Người Nùng An, gia đình cắt một số con vật và dụng cụ sản xuất bằng giấy, xếp vào tronmg một cái hũ rồi mang ra mộ, chôn phía cuối mộ. Sau lễ này, bàn thờ đặt bài vị được dỡ bỏ đi, bát hương chuyển lên bàn thờ tổ, con cháu không phải kiêng kị gì nữa.


Phần V
Tộc người Gia Rai



I/ V ài nét khái qu át
Tên tự gọi: Gia Rai.
Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.
Dân số: 242.291 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Malayô Pôlynêixa (ngữ hệ Nam Ðảo).

Lịch sử: Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.
Hoạt động sản xuất: Kinh tế trồng trọt là cái gốc của hoạt động sản xuất. Ðất đai là đối tượng tác động lao động được phân chia thành hai loại - đất chưa canh tác có tên: đê, trá, lon, vô chủ và đất canh tác gọi chung là Hma, phần sở hữu của mỗi gia đình. Hma gồm những mảnh đất trồng trọt theo cách nửa vườn, nửa rẫy; nương phát, đốt, cuốc xới đất và trọc lỗ tra hạt. Còn ruộng nước dùng cuốc xới ; sục bùn và đang chuyển sang cày, bừa dùng 2 bò kéo.
Chăn nuôi gia đình có: trâu, bò, ngựa, voi, lợn, gà, chó... Trong đó trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quý như chiêng, ché và hiến sinh trong lễ nghi tín ngưỡng. Nghề phụ gia đình có: mộc, rèn và đan lát. Những người thợ thủ công đã làm ra những chiếc gùi dùng để đựng đồ mặc, trang sức, vận chuyển. Nghề dệt với khung dệt kiểu Inđônêdiêng khá thịnh hành tạo được tấm vải khổ rộng, hoa văn đẹp.
Ăn: Gạo tẻ là lương thực chính; lương thực phụ là ngô. Thức ăn có rau, muối, ớt, canh rau, lâu lâu mới có bữa thịt, cá. Bữa cơm hàng ngày có thể cả gia đình ngồi quanh nồi cơm, bát ớt... hoặc chia thành từng phần cho mỗi người. Bữa tiệc, lấy ché rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh chiêng. Trừ trẻ thơ, mọi người bất kể nam nữ đều hút thuốc lá.
Mặc: Ðàn ông đóng khố vải trắng kẻ sọc nhiều màu (toai), ngày lễ đóng khố vải chàm dài 4 m và rộng 0,30 m, có đường viền hoa văn và buông tua chỉ nhiều MÀU Ở HAI ÐẦU. Áo màu đen cộc tay, hở nách, đường viền hoa văn chỉ màu chạy dọc hai sườn mang đậm dấu vết kiểu pông-sô. Pơtao hoặc chủ làng mặc áo chàm che kín mông, tay dài, chui đầu, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ cổ đến ngực. Dưới dải cúc là miếng vải đỏ hình vuông khâu đáp vào để làm dấu hiệu là áo. Ðàn bà mặc váy chàm (dài 1,40 m x rộng 1 m), có đường viền hoa văn chạy quanh gấu. Phần cạp có tua chỉ trắng hoặc màu. Váy không khâu liền thành ống nên khi mặc chỉ cuốn vào thân để chỗ giáp hai đầu về phía trước. Họ mặc áo cánh ngắn bó sát thân, dài tay. Trên cánh tay áo có chiếc được thêu những đường vòng hoa văn chỉ màu. Nơi ở quanh năm nóng nực nên cả nam lẫn nữ ưa thích cởi trần.
: Nhà sàn cho mỗi gia đình một vợ một chồng mẫu hệ. Kiến trúc có hai loại. Nhà sàn dài kiểu la-yun-pa, dài 13,5 m và rộng 3,5m là kích thước trung bình cho mỗi nhà. Nhà được phân thành hai phần: bên mang và bên óc. Cửa bên óc chỉ quay về hướng Bắc và bên óc dành cho những người đàn bà - chủ gia đình mẫu hệ. Trong nhà có hai bếp. Nhà nhỏ kiểu Hđrung với kích thước rộng 3m x dài 9m. Chiều cao từ đất lên đòn nóc không quá 4,50m. Cửa chính thông ra sàn phơi chỉ quay về hướng Bắc. Hai bên cửa chính có hai cửa sổ. Trong nhà chỉ có một bếp.
Phương tiện vận chuyển: gùi có hai dây đeo qua vai là hình thức phổ biến. Ngoài ra có ngựa, voi để thồ và cưỡi. Voi còn dùng để kéo...
Quan hệ xã hội: Làng (Plơi hoặc Bôn) vừa là đơn vị cư trú vừa cấu kết thành tổ chức xã hội, có một hội đồng gồm những ông già chủ trì chung (Phun pơ bút). Hội đồng chọn người đứng đầu làng (Ơi pơ thun, Thap lơi hay Khoa plơi), có lệ làng gọi là Kđi. Xã hội Gia Rai truyền thống có hình thức cố kết vùng gọi là Tơ ring. Người đứng đầu Tơ ring là Khoa Tơ ring, giúp việc xét xử có Po phắt kđi và Thao kđi. Tơ ring là cộng đồng lãnh thổ, khi có chiến tranh trở thành liên minh quân sự.
Dòng họ theo chế độ mẫu hệ nên phả hệ hoàn toàn tính về dòng mẹ. Khối cộng đồng máu mủ được tập hợp thành từng họ - Kơ nung hoặc Ðgioai. Mỗi họ thường được phân chia nhiều ngành hoặc phân đôi, thành họ khác. Mỗi họ, mỗi ngành kiêng một tô tem riêng. Gia đình nhỏ mẫu hệ là nét nổi bật của người Gia Rai khác với trường hợp người Ê Ðê là đại gia đình mẫu hệ.
Cưới xin: Luật tục nghiêm cấm những người cùng ngành họ và dòng mẹ lấy nhau. Tuổi từ 18-19 nam nữ tự do lựa chọn người yêu, trong đó nữ chủ động lựa chọn lấy chồng. Phong tục giản đơn, không mang tính chất mua bán và do nhà gái chủ động. Bảo lưu tục chồng chết, vợ lấy em chồng và ngược lại vợ chết, chồng có thể lấy chị vợ. Khi đã thành vợ thành chồng thì đàn ông phải sang nhà vợ, không có trường hợp ngược lại.
Sinh đẻ: Bà mẹ được coi trọng. Khi mang thai họ không được làm việc nặng nhọc. Họ rất lo sợ đẻ khó và chết vì sinh nở. Khi sinh nở sản phụ phải kiêng khem nhiều thứ như không ăn cơm nấu mà chỉ dùng cơm lam, không ăn thịt mà chỉ ăn rau...
Ma chay: Người Gia Rai theo tục tất cả người cùng họ mẹ chôn chung một huyệt. Người đàn ông chết phải khiêng về chôn ở huyệt phía mẹ mình. Trong huyệt chung ấy, các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi chồng lên theo chiều dọc. Khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê bốn bề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ "bỏ mả" (Họa lui, Thi nga hay Bó thi) - một nghi thức lớn trong quá trình tang lễ.
Nhà mới: Việc làm nhà mới bắt đầu bằng nghi thức bói tìm đất. Bà chủ đem 7 hạt gạo đặt trên đất rồi lấy cái bát úp lên để bói tìm sự linh ứng của thần đất. Sau 3 ngày, 3 đêm đi lật bát lên xem nếu hạt gạo còn nguyên là thuận. Ngược lại, mất hạt nào thì phải đi phải đi bói tìm chỗ khác. Ðặt hạt gạo để bói xong tổ chức ăn uống, hò reo, múa chiêng 3 ngày. Dựng nhà xong lại mở hội nhà mới 3 hôm nữa mới kết thúc.
Thờ cúng: Người Gia Rai theo vạn vật hữu linh. Thần linh (Yang) có nhiều loại, trong đó có ba loại nổi bật được nhắc đến trong lễ cúng hàng năm hay nhiều năm một lần:
· Thần nhà (Yang sang) lực lượng bảo vệ nhà cửa được cúng trong nhà. Khi nhà mới dựng thì phải tiến hành nghi thức lễ đâm trâu và trồng cây gạo.
· Thần làng (yang ala bôn) và thần nước (yang ia) là lực lượng bảo vệ làng xóm và cuộc sống của mọi thành viên được cúng ở bến nước và chân núi.
· Thần vua (Yang pó tao) do vua lửa, vua nước, vua gió (ptao agin) tiến hành lễ cầu trời, mưa thuận, gió hoà và mùa màng tươi tốt.
Ngoài ra, người Gia Rai còn tin khi chết các linh hồn biến thành ma. Có hiện tượng gán cho người có ma thuật làm hại gọi là ma lai.
Lễ tết[COLOR=blac
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top