Tongthieugia
New member
- Xu
- 0
TÂY NGUYÊN VIỆT NAM - ĐỊA LÝ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM - THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN VIỆT NAM
- Gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Diện tích tự nhiên gần 54,7 nghìn km[SUP]2[/SUP], số dân gần 4,9 triệu người (năm 2006), chiếm 16,5% diện tích và 5,8% dân số cả nứơc.
1. Vị trí địa lí:
- Có vị trí quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế, có tiềm năng lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Là vùng duy nhất không giáp biển, giáp duyên hải Nam Trung Bộ (có tiềm năng lớn về thủy sản và giao thông đường biển), liền kề với Đông Nam Bộ (vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta), giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia (thuận lợi cho giao lưu kinh tế).
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Playcu, Mơ Nông, Di Linh) với bề mặt bằng phẳng và rộng lớn.
- Đất đỏ badan (khoảng 1,4 triệu ha), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên các mặt bằng rộng lớn, thuận lợi để thành lập các nông trường, các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,…) thuận lợi để phơi sấy, bảo quản cây công nghiệp. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, thích hợp cho các cây công nghiệp nhiệt đới và các cây cận nhiệt, ôn đới (chè).
- Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác được trong cả nước. Rừng còn nhiều loại gỗ quý (gụ, cẩm lai, trắc, nghiến,…), nhiều chim, thú quý hiếm.
- Khoáng sản: có bôxít với trữ lượng hàng tỉ tấn, tập trung ở nam Tây Nguyên.
- Trữ năng thuỷ điện khá lớn, trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
- Nhiều diện tích đồng cỏ có thể cải tạo chăn nuôi gia súc lớn
- Nhiều tiềm năng về du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa)
3. Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động
+ Dân số: gần 4,9 triệu người chiếm 5,8% dân số cả nước (năm 2006)
+ Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người của các tỉnh phía nam
+ Tây Nguyên có nền văn hóa độc đáo với các lễ hội cồng chiêng nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Công nghiệp mới trong giai đoạn đầu, chỉ có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
+ Bước đầu đã thu hút được nuồn vốn đầu tư nước ngoài
- Đường lối chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất, phát tiển cây công nghiệp chủ đạo (cà phê, cao su, chè,….), đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
* Khó khăn, hạn chế
+ Thiều nước vào mùa khô, mùa mưa gây xói mòn đất
+ Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
+ Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp.
+ Đời sống còn gặp nhiều khó khăn
+ Còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.