Vấn đề cơ bản của triết học

Chào tất cả các bạn đọc thân yêu của diễn đàn triết học. Hôm nay Sen Biển sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về:
Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học?

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất (hay giữa tư duy và tồn tại / tinh thần và tự nhiên). Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Angghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” . Sở dĩ gọi vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học vì:

Thứ nhất, đây chính là vấn đề liên quan trực tiếp tới vấn đề quan hệ giữa linh hồn của con người với thể xác mà ngay từ thời cổ xưa con người đã đặt ra. Chính từ việc giải thích những giấc mơ, người xưa đi tới quan niệm về sự tách rời giữa linh hồn và thể xác, về sự bất tử của linh hồn. Từ đó nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con người với thế giới bên ngoài. Khi triết học ra đời với tư cách lý luận về thế giới và về quan hệ giữa con người với thế giới thì nó không thể không giải quyết vấn đề này.

Thứ hai, suy cho cùng, tất cả các hiện tượng xảy ra trong thế giới đều có thể qui về một trong hai mảng hiện tượng lớn nhất trong thế giới - hoặc nó thuộc mảng hiện tượng vật chất, hoặc nó thuộc mảng hiện tượng tinh thần. Vấn đề quan hệ giữa tinh thần và vật chất, hay giữa tư duy và tồn tại chính là vấn đề quan hệ giữa hai mảng hiện tượng lớn nhất này trong thế giới. Triết học với tư cách lý luận chung nhất về thế giới không thể không đề cập, giải quyết quan hệ giữa chúng. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, tất cả các học thuyết triết học, dù chúng có sự khác nhau như thế nào thì cũng phải trả lời các câu hỏi như: Tư duy con người có quan hệ thế nào với sự vật bên ngoài? Thế giới được tạo ra trong đầu óc con người có quan hệ thế nào với thế giới tồn tại bên ngoài đầu óc con người? Tư duy con người có khả năng hiểu biết được tồn tại bên ngoài hay không? v.v..

- Thứ ba, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản hay tối cao của triết học còn vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề khác của triết học. Thực tế của lịch sử tư tưởng triết học cho thấy, tuỳ thuộc vào thái độ, lập trường biểu hiện trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất mà người ta có thái độ, quan điểm tương ứng trong việc giải quyết các vấn đề khác của triết học, thậm chí là cả những vấn đề không thuần tuý triết học như chính trị, đạo đức, v.v..
Có thể khẳng định ngắn gọn: vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, hay giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của mọi triết học, mà nếu không giải quyết vấn đề này thì một học thuyết nào đó không thể gọi là học thuyết triết học đúng nghĩa được. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học chính là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của bất kỳ một học thuyết triết học hay một triết gia nào.

Về nội dung, vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mà ở mỗi mặt, các nhà triết học phải trả lời cho một câu hỏi lớn: Một là, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Hai là, ý thức con người có thể phản ánh trung thực thế giới bên ngoài không? nói cách khác, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Diễn đàn kiến thức đường vào triết học -04.jpg


2. Các trường phái triết học

a) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã hình thành trong lịch sử triết học hai trường phái triết học lớn - chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

• Chủ nghĩa duy vật là quan điểm của các triết gia, học thuyết coi vật chất, tự nhiên có trước và quyết định ý thức, tinh thần của con người. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người; ý thức xét cho cùng chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào trong đầu óc con người. Trong quá trình hình thành, phát triển của lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật có ba hình thức biểu hiện cơ bản sau:

Sen Biển biên soạn
( Mời bạn xem tiếp ở phần trả lời )
 
Chào tất cả các bạn đọc thân yêu của diễn đàn triết học. Hôm nay Sen Biển sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về:
Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học?

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất (hay giữa tư duy và tồn tại / tinh thần và tự nhiên). Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Angghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” . Sở dĩ gọi vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học vì:

Thứ nhất, đây chính là vấn đề liên quan trực tiếp tới vấn đề quan hệ giữa linh hồn của con người với thể xác mà ngay từ thời cổ xưa con người đã đặt ra. Chính từ việc giải thích những giấc mơ, người xưa đi tới quan niệm về sự tách rời giữa linh hồn và thể xác, về sự bất tử của linh hồn. Từ đó nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con người với thế giới bên ngoài. Khi triết học ra đời với tư cách lý luận về thế giới và về quan hệ giữa con người với thế giới thì nó không thể không giải quyết vấn đề này.

Thứ hai, suy cho cùng, tất cả các hiện tượng xảy ra trong thế giới đều có thể qui về một trong hai mảng hiện tượng lớn nhất trong thế giới - hoặc nó thuộc mảng hiện tượng vật chất, hoặc nó thuộc mảng hiện tượng tinh thần. Vấn đề quan hệ giữa tinh thần và vật chất, hay giữa tư duy và tồn tại chính là vấn đề quan hệ giữa hai mảng hiện tượng lớn nhất này trong thế giới. Triết học với tư cách lý luận chung nhất về thế giới không thể không đề cập, giải quyết quan hệ giữa chúng. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, tất cả các học thuyết triết học, dù chúng có sự khác nhau như thế nào thì cũng phải trả lời các câu hỏi như: Tư duy con người có quan hệ thế nào với sự vật bên ngoài? Thế giới được tạo ra trong đầu óc con người có quan hệ thế nào với thế giới tồn tại bên ngoài đầu óc con người? Tư duy con người có khả năng hiểu biết được tồn tại bên ngoài hay không? v.v..

- Thứ ba, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất được coi là vấn đề cơ bản hay tối cao của triết học còn vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề khác của triết học. Thực tế của lịch sử tư tưởng triết học cho thấy, tuỳ thuộc vào thái độ, lập trường biểu hiện trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất mà người ta có thái độ, quan điểm tương ứng trong việc giải quyết các vấn đề khác của triết học, thậm chí là cả những vấn đề không thuần tuý triết học như chính trị, đạo đức, v.v..
Có thể khẳng định ngắn gọn: vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, hay giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của mọi triết học, mà nếu không giải quyết vấn đề này thì một học thuyết nào đó không thể gọi là học thuyết triết học đúng nghĩa được. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học chính là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của bất kỳ một học thuyết triết học hay một triết gia nào.

Về nội dung, vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mà ở mỗi mặt, các nhà triết học phải trả lời cho một câu hỏi lớn: Một là, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Hai là, ý thức con người có thể phản ánh trung thực thế giới bên ngoài không? nói cách khác, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

View attachment 5234

2. Các trường phái triết học

a) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã hình thành trong lịch sử triết học hai trường phái triết học lớn - chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

• Chủ nghĩa duy vật là quan điểm của các triết gia, học thuyết coi vật chất, tự nhiên có trước và quyết định ý thức, tinh thần của con người. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người; ý thức xét cho cùng chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào trong đầu óc con người. Trong quá trình hình thành, phát triển của lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật có ba hình thức biểu hiện cơ bản sau:

Sen Biển biên soạn
( Mời bạn xem tiếp ở phần trả lời )
Vấn đề cơ bản của triết học tiếp :

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác (thời cổ đại): Hình thức này xuất hiện, tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở các nước An Độ, Trung Quốc, Hy Lạp. Đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật cổ đại là: Talét (Thales), Hêraclít (Heraclite), Đêmôcrít (Democrite), Epiquya (Epicure) ở Hy Lạp cổ đại, trường phái Lôkayata ở An Độ cổ đại v.v.. Mặt tích cực của chủ nghĩa duy vật cổ đại là khẳng định về sự tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người của thế giới tự nhiên, lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. Tuy nhiên, hạn chế của chủ nghĩa duy vật cổ đại là tính trực quan. Những quan điểm duy vật thời kỳ này chủ yếu dựa vào các quan sát trực tiếp chứ chưa dựa vào các thành tựu của các khoa học cụ thể, bởi lẽ vào thời này, các môn khoa học cụ thể chưa phát triển. Điều đó thể hiện ở quan niệm duy vật thời kỳ này đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể nào đó. Có thể khẳng định, quan điểm của chủ nghĩa duy vật cổ đại về thế giới nhìn chung là đúng đắn song còn nặng tính ngây thơ, chất phác.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc (thế kỷ XVII-XVIII): Hình thức này của chủ nghĩa duy vật tồn tại trong giai đoạn khoa học cụ thể, đặc biệt là cơ học có sự phát triển mạnh mẽ. Đại biểu nổi tiếng của hình thức này là T.Hốpxơ (T.Hobbs, 1588-1679), Gi.Lôccơ (J.Locke, 1632-1679). Sự phát triển rực rỡ của cơ học và của các khoa học cụ thể khác một mặt tạo cơ sở khoa học cho các quan điểm duy vật trong việc giải thích thế giới, song mặt khác lại khiến cho các quan điểm này mang nặng tính máy móc, siêu hình. Tính máy móc của quan điểm này biểu hiện ở chỗ các nhà duy vật máy móc xem xét giới tự nhiên cũng như con người như là một hệ thống máy móc phức tạp mà thôi. Tính chất siêu hình của quan điểm này biểu hiện ở chỗ các đại biểu của nó xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời, không quan hệ với nhau, cũng như trong trạng thái tĩnh tại, không vận động, không phát triển.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Hình thức này ra đời vào giữa thế kỷ XIX trong quá trình khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cổ đại và của chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII-XVIII. Đại biểu của chủ nghĩa duy vật biện chứng là C.Mác (1818-1883), Ph.Angghen (1820–1895), V.I.Lênin (1870–1924). Dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học cụ thể vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra quan niệm đúng đắn về sự tồn tại của thế giới trong sự vận động, phát triển khách quan của nó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, một mặt, khẳng định thế giới vật chật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người; mặt khác, nó cũng khẳng định ý thức không phải là nhân tố lệ thuộc hoàn toàn vào vật chất, mà trái lại, nó còn có khả năng tác động làm biến đổi vật chất bên ngoài thông qua hoạt động của con người. Nói cách khác, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối quan hệ giữa vật chất với ý thức không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ hữu cơ tác động hai chiều.
Chủ nghĩa duy tâm là quan điểm của các triết gia, học thuyết coi ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên, có trước thế giới vật chất. Trong quá trình hình thành, phát triển của lịch sử triết học, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản sau:
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan là Platông (Platon, 427–347 tr.CN), Ph.Hêghen (F.Hégel, 1770–1831). Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng yếu tố tinh thần quyết định vật chất không phải là tinh thần, ý thức con người mà là tinh thần của một thực thể siêu nhiên nào đó tồn tại trước, ở bên ngoài con người và thế giới vật chất. Thực thể tinh thần này sinh ra vật chất và quyết định toàn bộ các quá trình vật chất.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Đại biểu là G.Beccơly (G.Berkeley, 1685–1753), Đ.Hium (D.Hume, 1711–1776). Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức con người có trước các sự vật, hiện tượng bên ngoài. Sự tồn tại của các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác ấy mà thôi. Trong cuộc sống, quan niệm cho rằng ý thức hay ý chí con người đóng vai trò quyết định, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện vật chất khách quan là biểu hiện của quan điểm duy tâm chủ quan.
( còn nữa)
 
Vấn đề cơ bản của triết học tiếp :

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác (thời cổ đại): Hình thức này xuất hiện, tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở các nước An Độ, Trung Quốc, Hy Lạp. Đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật cổ đại là: Talét (Thales), Hêraclít (Heraclite), Đêmôcrít (Democrite), Epiquya (Epicure) ở Hy Lạp cổ đại, trường phái Lôkayata ở An Độ cổ đại v.v.. Mặt tích cực của chủ nghĩa duy vật cổ đại là khẳng định về sự tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người của thế giới tự nhiên, lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. Tuy nhiên, hạn chế của chủ nghĩa duy vật cổ đại là tính trực quan. Những quan điểm duy vật thời kỳ này chủ yếu dựa vào các quan sát trực tiếp chứ chưa dựa vào các thành tựu của các khoa học cụ thể, bởi lẽ vào thời này, các môn khoa học cụ thể chưa phát triển. Điều đó thể hiện ở quan niệm duy vật thời kỳ này đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể nào đó. Có thể khẳng định, quan điểm của chủ nghĩa duy vật cổ đại về thế giới nhìn chung là đúng đắn song còn nặng tính ngây thơ, chất phác.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc (thế kỷ XVII-XVIII): Hình thức này của chủ nghĩa duy vật tồn tại trong giai đoạn khoa học cụ thể, đặc biệt là cơ học có sự phát triển mạnh mẽ. Đại biểu nổi tiếng của hình thức này là T.Hốpxơ (T.Hobbs, 1588-1679), Gi.Lôccơ (J.Locke, 1632-1679). Sự phát triển rực rỡ của cơ học và của các khoa học cụ thể khác một mặt tạo cơ sở khoa học cho các quan điểm duy vật trong việc giải thích thế giới, song mặt khác lại khiến cho các quan điểm này mang nặng tính máy móc, siêu hình. Tính máy móc của quan điểm này biểu hiện ở chỗ các nhà duy vật máy móc xem xét giới tự nhiên cũng như con người như là một hệ thống máy móc phức tạp mà thôi. Tính chất siêu hình của quan điểm này biểu hiện ở chỗ các đại biểu của nó xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời, không quan hệ với nhau, cũng như trong trạng thái tĩnh tại, không vận động, không phát triển.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Hình thức này ra đời vào giữa thế kỷ XIX trong quá trình khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cổ đại và của chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII-XVIII. Đại biểu của chủ nghĩa duy vật biện chứng là C.Mác (1818-1883), Ph.Angghen (1820–1895), V.I.Lênin (1870–1924). Dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học cụ thể vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra quan niệm đúng đắn về sự tồn tại của thế giới trong sự vận động, phát triển khách quan của nó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, một mặt, khẳng định thế giới vật chật tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người; mặt khác, nó cũng khẳng định ý thức không phải là nhân tố lệ thuộc hoàn toàn vào vật chất, mà trái lại, nó còn có khả năng tác động làm biến đổi vật chất bên ngoài thông qua hoạt động của con người. Nói cách khác, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối quan hệ giữa vật chất với ý thức không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ hữu cơ tác động hai chiều.
Chủ nghĩa duy tâm là quan điểm của các triết gia, học thuyết coi ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên, có trước thế giới vật chất. Trong quá trình hình thành, phát triển của lịch sử triết học, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản sau:
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan là Platông (Platon, 427–347 tr.CN), Ph.Hêghen (F.Hégel, 1770–1831). Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng yếu tố tinh thần quyết định vật chất không phải là tinh thần, ý thức con người mà là tinh thần của một thực thể siêu nhiên nào đó tồn tại trước, ở bên ngoài con người và thế giới vật chất. Thực thể tinh thần này sinh ra vật chất và quyết định toàn bộ các quá trình vật chất.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Đại biểu là G.Beccơly (G.Berkeley, 1685–1753), Đ.Hium (D.Hume, 1711–1776). Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức con người có trước các sự vật, hiện tượng bên ngoài. Sự tồn tại của các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác ấy mà thôi. Trong cuộc sống, quan niệm cho rằng ý thức hay ý chí con người đóng vai trò quyết định, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện vật chất khách quan là biểu hiện của quan điểm duy tâm chủ quan.
( còn nữa)
Chủ nghĩa duy tâm ra đời từ hai nguồn gốc:
Một là, nguồn gốc nhận thức luận: Đó là sự tuyệt đối hóa, thổi phồng mặt tích cực của nhân tố ý thức con người, trong nhận thức và thực tiễn. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm triết học biểu hiện ở việc khẳng định về sự tồn tại trước và có vai trò quyết định của nhân tố ý thức, tinh thần đối với nhân tố vật chất trước hết bắt nguồn từ chỗ trong cuộc sống con người (cả trong nhận thức và thực tiễn), ý thức có vai trò rất to lớn, tích cực. Chính xuất phát từ khả năng sáng tạo của ý thức, tư duy con người với những “mô hình” tồn tại trong đầu, thông qua hoạt động thực tiễn của con người đã cho ra đời cả một thế giới các sự vật mới, đã làm cho bộ mặt của thế giới vật chất, của xã hội biến đổi sâu sắc.
Tương tự, trong nhận thức cũng vậy, để đi tới sự đánh giá nhất định về sự vật, hiện tượng bên ngoài, đòi hỏi người ta phải thông qua ý thức, cảm giác, phải dựa vào vốn hiểu biết cũng như năng lực tư duy nhất định của mình. Từ thực tế đó, các nhà triết học duy tâm đi tới quan điểm cho rằng nhân tố ý thức, tinh thần có trước sự vật bên ngoài, tồn tại độc lập với sự vật bên ngoài, thậm chí quyết định sự tồn tại sự vật bên ngoài. Họ không biết rằng hay cố tình không biết, xét cho tới cùng, những hình ảnh trong đầu, những “mô hình” có sẵn, chỉ có thể có được thông qua sự phản ánh các sự vật hiện tượng bên ngoài vào đầu óc của con người. Có thể khẳng định, chủ nghĩa duy tâm thể hiện một quan điểm phiến diện, đối với vai trò nhân tố ý thức, tinh thần. V.I.Lênin cũng từng chỉ rõ: “Theo quan điểm của một chủ nghĩa duy vật thô lỗ, giản đơn, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá (...) của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa” ( ).
Hai là, nguồn gốc xã hội: Đó là sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong các chế độ xã hội có sự phân chia giai - tầng, đẳng cấp: thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Trong chế độ xã hội này, sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay được biểu hiện cụ thể bằng địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay. Tình trạng đó đã dẫn tới quan niệm cho rằng nhân tố tinh thần, tư tưởng có vai trò quyết định tới sự biến đổi, phát triển của xã hội nói riêng, thế giới nói chung. Chẳng hạn như Nho giáo quan niệm rằng yếu tố đạo đức đóng vai trò quyết định sự ổn định và phát triển của xã hội. Quan điểm duy tâm này lại được các giai cấp thống trị đương thời ủng hộ, bảo vệ để làm cơ sở lý luận cho các quan điểm chính trị - xã hội nhằm duy trì địa vị thống trị của mình. Chính vì thế mà trong lịch sử triết học, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và của nghĩa duy tâm thường gắn liền với các cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng chính trị. Chủ nghĩa duy vật thường gắn liền với tư tưởng chính trị dân chủ, tôn trọng các quyền lợi cơ bản của giới lao động chân tay, bị trị trong xã hội. Chủ nghĩa duy tâm thường gắn liền với tư tưởng chính trị độc đoán, phi dân chủ, thiếu tôn trọng, thậm chí không quan tâm tới quyền lợi của người lao động bị trị.
 Vai trò của chủ nghĩa duy tâm biểu hiện ở chỗ, nhấn mạnh tới vai trò hết sức to lớn của nhân tố tinh thần, lý tính đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Mặc dù diễn giải về nhân tố tinh thần, lý tính bằng một hình thức duy tâm thần bí, mà thực chất là sự tuyệt đối hóa các nhân tố này, tách rời sự tồn tại của nó ra khỏi hoạt động của con người, song việc chú trọng xem xét, phân tích, đánh giá vai trò của nhân tố tinh thần của chủ nghĩa duy tâm đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tư duy lý luận của nhân loại, tạo nên một hiện tượng mà V.I.Lênin gọi là “chủ nghĩa duy tâm thông minh”.
 
Chủ nghĩa duy tâm ra đời từ hai nguồn gốc:
Một là, nguồn gốc nhận thức luận: Đó là sự tuyệt đối hóa, thổi phồng mặt tích cực của nhân tố ý thức con người, trong nhận thức và thực tiễn. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm triết học biểu hiện ở việc khẳng định về sự tồn tại trước và có vai trò quyết định của nhân tố ý thức, tinh thần đối với nhân tố vật chất trước hết bắt nguồn từ chỗ trong cuộc sống con người (cả trong nhận thức và thực tiễn), ý thức có vai trò rất to lớn, tích cực. Chính xuất phát từ khả năng sáng tạo của ý thức, tư duy con người với những “mô hình” tồn tại trong đầu, thông qua hoạt động thực tiễn của con người đã cho ra đời cả một thế giới các sự vật mới, đã làm cho bộ mặt của thế giới vật chất, của xã hội biến đổi sâu sắc.
Tương tự, trong nhận thức cũng vậy, để đi tới sự đánh giá nhất định về sự vật, hiện tượng bên ngoài, đòi hỏi người ta phải thông qua ý thức, cảm giác, phải dựa vào vốn hiểu biết cũng như năng lực tư duy nhất định của mình. Từ thực tế đó, các nhà triết học duy tâm đi tới quan điểm cho rằng nhân tố ý thức, tinh thần có trước sự vật bên ngoài, tồn tại độc lập với sự vật bên ngoài, thậm chí quyết định sự tồn tại sự vật bên ngoài. Họ không biết rằng hay cố tình không biết, xét cho tới cùng, những hình ảnh trong đầu, những “mô hình” có sẵn, chỉ có thể có được thông qua sự phản ánh các sự vật hiện tượng bên ngoài vào đầu óc của con người. Có thể khẳng định, chủ nghĩa duy tâm thể hiện một quan điểm phiến diện, đối với vai trò nhân tố ý thức, tinh thần. V.I.Lênin cũng từng chỉ rõ: “Theo quan điểm của một chủ nghĩa duy vật thô lỗ, giản đơn, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá (...) của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa” ( ).
Hai là, nguồn gốc xã hội: Đó là sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong các chế độ xã hội có sự phân chia giai - tầng, đẳng cấp: thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Trong chế độ xã hội này, sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay được biểu hiện cụ thể bằng địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay. Tình trạng đó đã dẫn tới quan niệm cho rằng nhân tố tinh thần, tư tưởng có vai trò quyết định tới sự biến đổi, phát triển của xã hội nói riêng, thế giới nói chung. Chẳng hạn như Nho giáo quan niệm rằng yếu tố đạo đức đóng vai trò quyết định sự ổn định và phát triển của xã hội. Quan điểm duy tâm này lại được các giai cấp thống trị đương thời ủng hộ, bảo vệ để làm cơ sở lý luận cho các quan điểm chính trị - xã hội nhằm duy trì địa vị thống trị của mình. Chính vì thế mà trong lịch sử triết học, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và của nghĩa duy tâm thường gắn liền với các cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng chính trị. Chủ nghĩa duy vật thường gắn liền với tư tưởng chính trị dân chủ, tôn trọng các quyền lợi cơ bản của giới lao động chân tay, bị trị trong xã hội. Chủ nghĩa duy tâm thường gắn liền với tư tưởng chính trị độc đoán, phi dân chủ, thiếu tôn trọng, thậm chí không quan tâm tới quyền lợi của người lao động bị trị.
 Vai trò của chủ nghĩa duy tâm biểu hiện ở chỗ, nhấn mạnh tới vai trò hết sức to lớn của nhân tố tinh thần, lý tính đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Mặc dù diễn giải về nhân tố tinh thần, lý tính bằng một hình thức duy tâm thần bí, mà thực chất là sự tuyệt đối hóa các nhân tố này, tách rời sự tồn tại của nó ra khỏi hoạt động của con người, song việc chú trọng xem xét, phân tích, đánh giá vai trò của nhân tố tinh thần của chủ nghĩa duy tâm đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tư duy lý luận của nhân loại, tạo nên một hiện tượng mà V.I.Lênin gọi là “chủ nghĩa duy tâm thông minh”.
• Trong cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, ngoài hai cách giải quyết cơ bản ở trên - chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm - được gọi chung là quan điểm nhất nguyên, còn có cách giải quyết thứ ba, theo quan điểm nhị nguyên. Đại biểu của triết học nhị nguyên là R.Đêcáctơ (R.Descartes, 1596–1650), I.Cantơ (I.Kant, 1724–1804). Nếu các nhà triết học nhất nguyên khẳng định giữa hai hiện tượng ý thức và vật chất, tinh thần và tự nhiên có quan hệ với nhau: vật chất, tự nhiên sinh ra và quyết định ý thức, tinh thần (nhất nguyên duy vật) hay ý thức, tinh thần sinh ra và quyết định vật chất, tự nhiên (nhất nguyên duy tâm) thì các nhà triết học theo quan điểm nhị nguyên lại cho rằng hai hiện tượng ý thức và vật chất (tinh thần và tự nhiên) độc lập với nhau, song song tồn tại, không cái nào sinh ra cái nào. Thực chất, các nhà triết học nhị nguyên tìm cách dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thế nhưng quan điểm của họ thường không nhất quán, cuối cùng, họ thường ngả theo lập trường duy tâm hơn là rơi vào quan điểm duy vật.
b) Thuyết có thể biết và thuyết không thể biết
Việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, biểu hiện ở việc trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? làm xuất hiện trong lịch sử triết học hai quan điểm trái ngược nhau - thuyết có thể biết và thuyết không thể biết.
• Thuyết có thể biết khẳng định con người hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới. Đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) theo thuyết có thể biết. Trái lại, một số triết gia đi theo thuyết không thể biết lại phủ nhận khả năng nhận thức đó của con người.
• Thuyết không thể biết cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới, hay chí ít cũng không thể nhận thức được bản chất của thế giới. Bởi vì bản chất của một sự vật nói riêng, của thế giới nói chung là cái nằm ở phía sau, ẩn giấu qua vô vàn hiện tượng, bề ngoài. Con người, dù cố gắng lắm, cũng chỉ nhận thức được cái hiện tượng, bề ngoài đó chứ không thể biết được cái bản chất tận cùng đó của chúng. Như vậy, thuyết không thể biết thể hiện thái độ hoài nghi, bi quan về khả năng nhận thức thế giới của con người.
Cơ sở của sự ra đời và tồn tại thuyết không thể biết là:
Thứ nhất, xuất phát từ những khó khăn mà con người vấp phải trong quá trình nhận thức, đánh giá về sự vật, hiện tượng. Năng lực nhận thức của mỗi con người, của cả loài người ở mỗi giai đoạn lịch sử là có giới hạn. Các giác quan của con người với tư cách là các cơ quan nhận thức cơ bản đầu tiên hạn chế trước sự biến đổi, phát triển của thế giới khách quan (cả về mặt không gian và thời gian). Từ những khó khăn thực tế đó, thuyết không thể biết đi tới kết luận con người hoàn toàn không có khả năng đánh giá đúng được sự vật, hiện tượng, không có khả năng nhận thức được đúng đắn thế giới.
Thứ hai, xuất phát từ tính tương đối của chân lý. Chân lý với tính cách là sự hiểu biết đúng đắn về sự vật khách quan không chỉ có tính tuyệt đối mà còn có tính tương đối. Tính tương đối của chân lý biểu hiện ở chỗ, do sự vật luôn tồn tại trong trạng thái vận động không ngừng cho nên một đánh giá đúng về sự vật trong điều kiện, hoàn cảnh này được coi là chân lý, lại có thể trở thành sai lầm trong điều kiện, hoàn cảnh khác. Sai lầm của thuyết không thể biết ở đây là đã tuyệt đối hóa tính tương đối đó của chân lý, dẫn tới hoài nghi về tính đúng đắn của chân lý và cuối cùng phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Thực ra, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức đúng được sự vật khách quan, có khả năng nhận thức được thế giới. Hơn nữa, con người còn có thể kiểm tra được một đánh giá nào đó về sự vật hiện tượng khách quan bên ngoài là đúng hay sai bằng thực tiễn. Nếu thông qua thực tiễn, người ta có thể tái tạo ra được sự vật dựa trên những hiểu biết về nó thì điều đó chứng tỏ sự hiểu biết đó về sự vật là đúng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top