• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Vấn đề phát triển cây công nghiệp

vàng

New member
Xu
0
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP

Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp còn góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp của nước ta.

1. Hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp
Trong quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, mấy chục năm qua diện tích, năng suất và sản lượng của các cây công nghiệp, đặc biệt là cây lâu năm đã tăng lên nhiều. Tỉ trọng sản xuất cây công nghiệp trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đã tăng từ 14% (1990) lên 20% (1999).

Sự phát triển mạnh mẽ của cây công nghiệp trong những năm qua là do:

- Nước ta có tiềm năng to lớn về phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm ở trung du, miền núi và cao nguyên. Những tiềm năng này mới được khai thác một phần;
- Có nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp cần nhiều lao động);
- Việc đảm bảo về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn định;
- Nhà nước có chính sách đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp;
- Sự hoàn thiện dần công nghệ chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới;
- Việc xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp đã qua chế biến được đẩy mạnh, nhất là những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới và khu vực.

a) Cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá), thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây trồng xen trên đất lúa.

Đay được trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng (các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam) và ở đồng bằng sông Cửu Long (Long An…)

Cói được trồng trên các đất nhiễm mặn, tập trung nhiều nhất ở dải ven biển của đồng bằng sông Hồng, suốt từ Hải Phòng xuống phía Bắc Thanh Hóa. Những năm gần đây, diện tích cói tăng rất mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, chiếm ½ diện tích cói cả nước.

Dâu tằm là cây công nghiệp truyền thống, nay được phát triển cùng với việc khôi phục nghề tằm tơ ở nước ta; dâu tằm được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng.

Cây bông mới được chú trọng phát triển, trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh cực Nam Trung Bộ.

Mía được trồng ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung tới 75% diện tích và 80% sản lượng ở các tỉnh phía Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung).

Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều trên các đất bạc màu. Đậu tương được trồng nhiều nhất ở miền núi, vùng trung du phía Bắc (ở Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40% diện tích đậu tương cả nước, ngoài ra còn được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai, Đắc Lắc và Đồng Tháp. Lạc được trồng nhiều nhất trên đất phù sa cổ của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, trên đất cát pha của các đồng bằng duyên hải miền Trung (nhất là ở Bắc Trung Bộ) và ở trung du Bắc Bộ. Thuốc lá được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và miền núi, vùng trung du phía Bắc.

b) Cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, dừa) thường được trồng trên đất feralit và đất phù sa cổ.

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Cà phê được trồng thành các vùng chuyên canh lớn trên đất đỏ badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.

Hiện nay cà phê, chè đang được trồng nhiều ở khu vực miền núi trung du phía Bắc.

Cao su được trồng chủ yếu trên đất xám phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ) và đất đỏ badan (ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị).

Chè được trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên. Hiện nay cũng phát triển cả ở một số vùng núi, trung du thuộc các tỉnh miền Trung.

Hồ tiêu là loại cây gia vị có giá trị xuất khẩu cao, được trông nhiều ở Tây Nguyên.

Dừa được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là ở Bến Tre, Cà Mau) và ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Cây điều mới được trồng phổ biến trong một số năm gần đây, nhưng có triển vọng lớn để xuất khẩu. Điều được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ.

2. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã và đang hình thành ở những vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho một số cây công nghiệp có giá trị. Việc hình thành các vùng chuyên canh đã và sẽ thu hút nhiều lao động trẻ, khoẻ, góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm lớn nhất nước ta. Ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi : đất đai của vùng phần lớn là đồng bằng cao, đất xám bằng phẳng kề liền với vùng đồi badan lượn sóng, nguồn nhân lực khá dồi dào, nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp, có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài để phát triển cây chức năng. Các cây trồng chính trong vùng là cao su, cà phê, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá. Riêng cây cao su, Đông Nam Bộ chiếm gần 70% diện tích, gần 90% sản lượng cả nước, tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai.

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai nhờ có diện tích đất badan lớn nhất cả nước và có khí hậu phân hoá theo độ cao. Các sản phẩm chính của vùng là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Riêng về cà phê, Tây Nguyên chiếm gần 80% diện tích và gần 90% sản lượng của cả nước. Hiện nay, trong vùng đang phát triển một số cây công nghiệp khác như ca cao, bông, điều…

Ở trung du và miền núi phía Bắc, các vùng chuyên canh ché tạo thành một dải trên hầu khắp các vùng đồi trung du (ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên) và một số cao nguyên (ở Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La); lạc và thuốc lá trồng ở vùng đất bạc màu của Lạng Sơn, Bắc Giang; hồi trồng ở Lạng Sơn, Cao Bằng.

Ở Bắc Trung Bộ có các vùng chuyên canh với quy mô không lớn lắm (trồng lạc, cà phê, cao su)

Ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung chủ yếu là các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
ST
 
H

HuyNam

Guest
Bước sang thế kỷ XXI, thành phố Hà Nội khẳng định tiếp tục đồi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa phát triển Thủ đô toàn diện, vững chắc, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu đưa đất nước đến năm 2002 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.


Để xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Thành phố phải đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, vững chắc; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của của nhân dân, tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế trí thức, phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực xứng đáng với danh hiệu “Thủ đô Anh Hùng”.


Để đạt được chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch trước mắt 5 năm 2001-2005 hoàn thành kế hoạch 2001 - 2005 như kinh tế văn hoá, khoa học - kỹ thuật - an ninh quốc phòng và chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long do Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 13 đề ra, thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn lọc, phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ môi trường đô thị và sản xuất kinh doanh trong nước thuận lợi và thông thoáng hơn, tạo thêm động lực để huy động nội lực và số lượng hiệu quả ngoại lực cho phát triển với sự chỉ đạo tập trung của thành phố, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực sẽ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và xuất khẩu.


Đầu tư nước ngoài và trong nước vào các KCN tập trung và khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết các yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp thành phố trong GDP của Hà Nội. Việc thu hồi đầu tư vào các KCN của Hà Nội mà chủ yếu là nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần thực hiện những mục tiêu của thành phố đề ra. Do đó cần có sự nghiên cứu phân tích để rút ra những bài học thành công và thất bại trong quá trình đầu tư. Phát triển các KCN Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp cần thực hiện trong giai đoạn tới. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề em đã lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội”.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top