Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Từ xa xưa, cha ông ta đã viết văn, làm thơ để tạo thú vui cho bản thân đồng thời lưu giữ, truyền miệng những nét đặc sắc văn hoá dân tộc. Có ý kiến cho rằng: “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ và sáng tạo văn chương là nỗ lực tìm kiếm từ những phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy”. Bạn nghĩ sao về ý kiến này?
Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ và sáng tạo văn chương là nỗ lực tìm kiếm từ những phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy
Say mê trong thế giới nghệ thuật, đắm chìm trong những mảnh đời, mảnh tâm hồn đẹp đẽ,… mà không biết tự bao giờ văn chương đã hóa hồn ta thành máu và nước mắt muôn đời. Nghệ thuật cho ta thưởng thức những cái đẹp không chỉ là vẻ đẹp nội tại mà còn luôn ẩn hiện trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức. Bởi vậy có ý kiến cho rằng: “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kinh thẩm mĩ và sáng tạo văn chương là nỗ lực tìm kiếm từ những phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy”
Nếu như các ngành khoa học coi tính thẩm mĩ như một yếu tố thứ hai, soi xét trên cơ sở có ích với đối tượng thì nghệ thuật đặc biệt là văn học – một loại hình nghệ thuật thuộc kiến trúc thượng tầng, coi thẩm mĩ như một mục tiêu cao cả nhất. “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ” hay nói cách khác nhà văn nhìn cuộc sống qua cái nhìn mang tính thẩm mĩ và tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình nhà văn đi tìm kiếm, phát hiện cái đẹp trong đời sống. Phương diện nội dung của văn học nghệ thuật bởi vậy tất nhiên không thể tách khỏi tính thẩm mĩ nhưng nếu chỉ nhìn đời sống qua “lăng kính thẩm mĩ” thì có lẽ cái đẹp trong văn học nghệ thuật sẽ thiếu đi vài phần ý nghĩa và như một lẽ đương nhiên sẽ không thể dễ dàng lay động trái tim bạn đọc. Bởi vậy “sáng tạo văn chương còn là nỗ lực kiếm tìm những phương thức thẫm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy” những tình cảm thẩm mĩ muốn bộc lộ, thẻ hiện được hết ý nghĩa củ a mình cần phải tìm đến một hình thức hoàn mĩ để truyền tải “biểu đạt sự phát hiện ấy”. Phương diện thẩm mĩ tồn tại trong cả nội dung và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải sự tồn tại xuôi chiều, đơn nhất trong nội dung, hình thức. Như vậy, ý kiến đã đề cập đến giá trị thẩm mĩ của văn học. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong việc biểu đạt tính thẩm mĩ ấy. Ý kiến trên thật sâu sắc, xác đáng, là một lời khái quát lại quá trình phản ánh cuộc sống của nhà văn, đồng thời chỉ ra cách mà người nghệ sĩ truyền tải nội dung ấy trong tác phẩm. Chính bởi ý nghĩa khái quát như vậy mà lời nhận định trên có ý nghĩa định hướng cho mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác và lao động nghệ thuật.
Trước hết, xuất phát từ đặc trưng văn học, là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ. Bởi vậy, mọi đối tượng phản ánh của văn học đều được soi chiều dưới góc độ thẩm mĩ. “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ” nhưng điều này không đồng nghĩa với nghệ thuật được phép tô hồng hiện thực cuộc sống. Mà “lăng kính thẩm mĩ” chỉ là điểm nhìn của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Nói cách khác sự phản ánh trong nghệ thuật luôn trung thành với những gì vốn có nhưng người nghệ sĩ trong quá trình lao động sáng tạo phải tìm ra những vẻ đẹp khuất lấp, những cái đẹp đang hiện hữu trong cuộc sống này. Bằng một tâm hồn nhạy cảm, nhà văn đã nhận thấy ở cuộc sống biết bao nhiêu vẻ đẹp.
Nghệ thuật hướng người ta tới những điều chân thiện mĩ nên sự phản ánh cái đẹp như một điều tất yếu của văn chương. Nhà văn, nhà thơ như con ong chăm chỉ, kiếm tìm trong cuộc sống những bông hoa đẹp nhất, hút từ nhụy hoa thứ mật ngọt tinh chất từ đó, hình thành lên một cái đẹp mang tính lí tưởng. Nghệ thuật thỏa mãn tối đa nhu càu thưởng thức cái đẹp của con người. Do đó, văn học biết khơi dậy thị hiếu thẩm mĩ, những tình cảm lớn, niềm vui lớn. Đến với văn học, ta như được tiếp xúc với cái đẹp từ bản thân đời sống. Thiên nhiên chính là biểu hiện rõ nhất cho sự phản ánh áy trong văn chương. Bản thân thiên nhiên đã là cái đẹp với sức sống nội tại mãnh liệt nhất, cũng là mảnh đất màu mỡ cho nhà văn khai thác. Trong thơ cổ, thiên nhiên mang kích thước vũ trụ và thường được miêu tả như một bức tranh tĩnh lặng. Cảnh vật thiên nhiên được khắc họa bằng đôi nét chấm phá, cốt ghi lấy cái linh hồn của vật. Cũng là gió ấy, trời nước ấy nhưng thiên nhiên hiện lên trong mỗi tác phẩm một khác lạ. Ai chẳng yêu vần thơ này của Nguyễn Trãi:
“Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu”
Là bến nước hay là bến thơ? Dường như không có chút bụi trần nào làm vẩn đục khung cảnh ấy. Cảnh vật hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Bằng lăng kính thẩm mĩ của mình, NT đã đem đến cho ta một cảnh đẹp tuyệt sắc. Với “nước biếc, non xanh” phép phối sắc thật tài tình, một vẻ đẹp thanh nhã hiện lên trước mắt chúng ta. Con thuyền xuất hiện trong khung cảnh ấy với cử chỉ “gối bãi” thật lặng lẽ. Cảnh tĩnh lặng như không một chút dao động nào cả. Cả một bầu không khí thanh sạch, mơ mộng được mở ra. Nhà thơt tả cảnh đêm mà sao ta vẫn thấy trong thơ lung linh ánh sáng – thứ ánh sáng tuyệt diệu tỏa ra từ sắc “nguyệt bạc” Chủ thể trữ tình không đối diện với người đọc bằng cái tôi cá thể mà nói về mình như nói về một khách văn chương. Thi nhân thả hồn vào thiên nhiên, say đắm thiên nhiên, ung dung, lặng lẽ như đứng ngoài dòng chảy thời gian. Ức Trai giao hòa với thiên nhiên với cảnh vật, đó là cách phát hiện của Nguyễn Trãi về cuộc sống. Một cái nhìn mang đầy tính thẩm mĩ.
Nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ tồn tại như một khách thể tự nó, cái đẹp là thẩm mĩ trong nghệ thuật nhiều khi không xa rời cái xấu, cái vẻ ngoài không ưa nhìn. Tài năng của nhà văn được thể hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất khi nhìn thấy trong cuộc sống nhưng vẻ đẹp khuất lấp, ẩn ngay trong cái xấu hay ở những chỗ khó nhìn ra nhất. Bằng lăng kính thẩm mĩ, nhà văn không chỉ hướng tới cái đẹp ở tính vĩ mô mà còn ở sự vi mô, trong những điều tưởng như bình dị và đời thường nhất. Bằng tính thẩm mĩ nghệ thuật mài sắc các giác quan của ta, giúp ta nhận ra những vẻ đẹp của cuộc sống, của con người. Ngay từ mở đầu truyện “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã đem lại cho ta nhưng ẩn tượng đầy tinh tế và nhẹ nhàng khi nói về cảnh sắc thiên nhiên nơi phố huyện. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng vang lên gợi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Có cái gì thật tĩnh lặng, hiu hắt. Thạch Lam đã lựa chọn thời khắc ngày tàn để tô đậm thêm vẻ nghèo nàn, tăm tối nơi phố huyện. Nó khơi lên trong lòng ta những nỗi buồn man mác, khó diễn tả.
Màu đỏ rực của mặt trời như nhuộm cả không gian, trên bầu trời ấy điểm “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” nét đẹp thơ mộng nhưng có gì thật ảm đạm. Đêm đã về, ngày đã tàn, mọi thứ nơi phố huyện càng trở nên hiu hắt hơn bao giờ hết. “Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, theo gió nhẹ đưa vào”. Cái buồn của hồn quê như thấm vào cảnh vật khiến cho nó cũng mang một điệu buồn man mác. Vẫn bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của văn học trung đại tả tiếng ếch, nhái, tiếng muỗi không những không khiến cảnh vật mang nét tươi vui hơn mà càng tô đậm nét yên tĩnh, buồn tẻ nơi phố huyện. Văn chương phát hiện đời sông qua lăng kính thẩm mĩ bằng cách đó, ngay cái đẹp nghèo nàn nhất, u ám nhất cũng được người nghệ sĩ phát hiện ở những cái đẹp mang tính hài hòa. Bởi vậy, nó đã đi vào lòng bạn đọc như một điệu vỗ tâm hồn con người ta êm ái. dịu nhẹ mà lắng sâu.
Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc phản ánh đời sống một cách thẩm mĩ không thôi thì chưa thể nói được toàn diện về tính thẩm mĩ trong văn học nghệ thuật. Sự phản ánh thẩm mĩ luôn được tiến hành trong quá trình kiếm tìm những hình thức hoàn mĩ và thế giới nghệ thuật của nhà văn chỉ khi tìm được ngôn ngữ nghệ thuật và một hình thức đẹp thì mới được biểu hiện ra. Tách rời sự hài hòa, cân đối, tính nhạc điệu,… thì không thể hình thành hình tượng nghệ thuật.
Ngay như trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” sự phản ánh thẩm mĩ cũng không tách rời một hình thức thẩm mĩ “Sáng tạo văn chương là nỗ lực kiếm tìm nhưng phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy”. Thạch Lam đã dụng công khi viết những câu văn giàu tính nhạc như “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đọc câu văn ta thấy nhẹ nhàng, êm dịu như một bản nhạc. Nhà văn đã lựa chọn cách tổ chức câu văn, lựa chọn ngôn từ sao cho phù hợp nhất với tính thẩm mĩ trong nội dung để biểu hiện và từ đó tính thẩm mĩ trong nghệ thuật được hình thành.
Khi bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học thì yếu tố đầu tiên mà bạn đọc tiếp xúc chưa phải nội dung mà là hình thức. Bởi vậy, hình thức có đẹp thì nội dung mới được truyền tải một cách đầy đủ và trọn vẹn. Hơn thế nữa, văn chương biểu hiện tính thẩm mĩ qua hình tượng nghệ thuật mà hình tượng nghệ thuật vốn lấy ngôn từ làm chất liệu. Để thể hiện được nét cụ thể, cảm tính của hình tượng, người nghệ sĩ không thể không sáng tạo ra một hình thức phù hợp để truyền tải. Nếu coi nội dung như một dạng chất lỏng thì hình thức chính là thứ định hình dạng khối của nó. Hình thức càng đẹp càng dễ tiếp cận người đọc và càng dễ biểu hiện nội dung một cách tinh tế. Ở phương diện này, thơ Hai-cư chính là một minh chứng rõ nét nhất. Lựa chọn lối viết giản dị là sự lựa chọn thông minh để biểu hiện những cái đẹp giản dị, đời thường của cuộc sống. Lời thơ của Ba-sô cứ vương vấn ta mãi:
“Dưới cây lao xao
Chén canh, đĩa cá
Đều vương anh đào”
Bài thơ mở ra một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp thanh nhã nhưng lại ám ảnh hồn ta đến vô cùng. Sở dĩ hình tượng thiên nhiên trong bài thơ có sức ám gợi chúng ta đến thế là bởi tài năng của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra một hình thức phù hợp mà Ba-sô muốn truyền tải. Những câu thơ ngắn, những từ gợi cho ta nhiều liên tưởng. Vừa có tiếng lao xao, vừa gọi âm thanh trong cái lao xao ấy là ẩn chứa cái lao xao trong hồn người, có cả những thổn thức, băn khoăn. Thi sĩ đã mô tả một bức tranh đơn sơ, mộc mạc và thanh bần, một bữa cơm đảm bạc nhưng chính những cánh hoa anh đào vương vào đã tạo nên một bữa tiệc hoa. Bài thơ này của Ba-sô đã lựa chọn loại hình cảm thức Karumi để biểu hiện. Một cảm thức thanh thoát, nhẹ nhàng với phong thái ung dung, tự tại của nhân vật trữ tình. Dắt ta đi qua vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp, bài thơ đã đưa ta vào nhưng giây phút thần tiên, thăng hoa của cuộc đời. Ba-sô đã nhắc hộ mọi người phải có những phút giây để tâm hồn lắng động, siêu thoát thì mới cảm thức được cái đẹp của thiên nhiên.
Như Leonop Leonit đã từng viết: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Tuy cùng yêu cầu tính thẩm mĩ nhưng không thể tách hình thức ra khỏi nội dung, cũng không thể tách nội dung ra khỏi hình thức. Bởi lẽ trong nội dung đã chưa đựng một hình thức mà chỉ hình thức ấy mới đảm bảo tính thẩm mĩ của nội dung. Và ngược lại, môt hình thức cũng chứa đựng nội dung nhất định. Một thể thơ như thể lục bát chỉ có thể phát huy hết tác dụng của nó khi biểu đạt những nội dung như lời ru, điệu than. Thơ lục bát phù hợp nhất khi con người ta diễn đạt những nội dung tình cảm thiết tha, đằm sâu. Bởi vậy, nó rất khó diễn đạt những nội dung nghiêng về chất hùng biện, suy tưởng. Mô hình thơ lục bát tự nó đã chứa đựng một thế giới quan không thể thay thế. Hình tượng văn học là chất liệu phản ánh nội dung, nhưng hình tượng ấy không chỉ mang đến cho người đọc khoái cảm trước vẻ đẹp đời sống mà còn khơi dậy những khoái cảm ở vẻ đẹp chất liệu, các phương thức, phương tiện nghệ thuật. Mỗi nhà văn chân chính bao giờ cũng mang đến cho văn học một tiếng nói mới, trong cái nhìn mới trước vẻ đẹp đời sống. Cho nên, văn học giúp ta làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, nó mài sắc giác quan của ta giúp ta nhận ra những cái đẹp tồn tại trong thế giới. Cứ như vậy, cái đẹp trong nội dung và cái đẹp trong hình thức khi kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm văn học và tính thẩm mĩ trong tác phẩm văn học mới được bộc lộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất.
Nhưng cũng phải nói thêm, phương diện thẩm mĩ mà nhà văn nhìn qua lăng kính chủ quan không thể chỉ là đời sống hay thiên nhiên đơn thuần. Mà đó còn là sự phát hiện những vẻ đẹp ẩn dấu tiềm tàng bên trong tâm hồn con người. Ấy mới là cái đẹp dồi dào và phong phú nhất. Vì xét đến cùng, điểm xuất phát hay đích đến của văn học đều vì con người, hướng tới con người. Trong mọi tác phẩm văn học, con người luôn là trung tâm kết tinh những mối quan hệ, những giá trị. Bởi vậy là dù viết về thiên nhiên thì tác phẩm vẫn không bao giờ vắng bóng chủ thể trữ tình. Thấp thoáng trong đêm trăng của Nguyễn Trãi vẫn là hình ảnh “khách lên lầu”, cảnh chiều tàn của phố huyện được nhìn qua đôi mắt Liên và sau bữa tiệc hoa kia là dáng hình con người – chủ thể trữ tình với phong thái ung dung, tự tại đang thưởng thức bữa tiệc hoa. Thiên nhiên không hề vắng bóng trong nghệ thuật của bất kì thời đại nào. Nhưng thiên nhiên tái hiện trong nghệ thuật không phải những khách thẻ tự nó mà đặt trong mối quan hệ với con người. Thiên nhiên khúc xạ tâm hồn, tình cảm con người. Khi miêu tả thiên nhiên, người nghệ sĩ không tái hiện vẻ đẹp tạo hóa mà còn bộc lộ, hiện diện mình qua thiên nhiên, đời sống.
Tóm lại, có thể thể khẳng định một cách chắc chắn rằng ý kiến trên là một lời nhận định đúng đắn, sâu sắc. Bằng tính khái quát của nó đã định hướng cho người nghệ sĩ trong lao động nghệ thuật phải luôn tìm và phát hiện những vẻ đẹp và truyền tải nó bằng một hình thức đậm tính thẩm mĩ. Phải sáng tác với cả tâm và tài. Bạn đọc phải căng lọc mình ra trên trang giấy, thưởng thức, thấu hiểu thông điệp của nhà văn. Mặt trời lặn rồi lại mọc, mặt trăng khuyết rồi lại tròn. Nhưng ánh sáng tỏa ra từ tác phẩm nghệ thuật vẫn mãi bất tử với thời gian bởi tính thẩm mĩ của nó. Phải chăng?
Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ và sáng tạo văn chương là nỗ lực tìm kiếm từ những phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy
Say mê trong thế giới nghệ thuật, đắm chìm trong những mảnh đời, mảnh tâm hồn đẹp đẽ,… mà không biết tự bao giờ văn chương đã hóa hồn ta thành máu và nước mắt muôn đời. Nghệ thuật cho ta thưởng thức những cái đẹp không chỉ là vẻ đẹp nội tại mà còn luôn ẩn hiện trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức. Bởi vậy có ý kiến cho rằng: “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kinh thẩm mĩ và sáng tạo văn chương là nỗ lực tìm kiếm từ những phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy”
Nếu như các ngành khoa học coi tính thẩm mĩ như một yếu tố thứ hai, soi xét trên cơ sở có ích với đối tượng thì nghệ thuật đặc biệt là văn học – một loại hình nghệ thuật thuộc kiến trúc thượng tầng, coi thẩm mĩ như một mục tiêu cao cả nhất. “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ” hay nói cách khác nhà văn nhìn cuộc sống qua cái nhìn mang tính thẩm mĩ và tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình nhà văn đi tìm kiếm, phát hiện cái đẹp trong đời sống. Phương diện nội dung của văn học nghệ thuật bởi vậy tất nhiên không thể tách khỏi tính thẩm mĩ nhưng nếu chỉ nhìn đời sống qua “lăng kính thẩm mĩ” thì có lẽ cái đẹp trong văn học nghệ thuật sẽ thiếu đi vài phần ý nghĩa và như một lẽ đương nhiên sẽ không thể dễ dàng lay động trái tim bạn đọc. Bởi vậy “sáng tạo văn chương còn là nỗ lực kiếm tìm những phương thức thẫm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy” những tình cảm thẩm mĩ muốn bộc lộ, thẻ hiện được hết ý nghĩa củ a mình cần phải tìm đến một hình thức hoàn mĩ để truyền tải “biểu đạt sự phát hiện ấy”. Phương diện thẩm mĩ tồn tại trong cả nội dung và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải sự tồn tại xuôi chiều, đơn nhất trong nội dung, hình thức. Như vậy, ý kiến đã đề cập đến giá trị thẩm mĩ của văn học. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong việc biểu đạt tính thẩm mĩ ấy. Ý kiến trên thật sâu sắc, xác đáng, là một lời khái quát lại quá trình phản ánh cuộc sống của nhà văn, đồng thời chỉ ra cách mà người nghệ sĩ truyền tải nội dung ấy trong tác phẩm. Chính bởi ý nghĩa khái quát như vậy mà lời nhận định trên có ý nghĩa định hướng cho mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác và lao động nghệ thuật.
Trước hết, xuất phát từ đặc trưng văn học, là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ. Bởi vậy, mọi đối tượng phản ánh của văn học đều được soi chiều dưới góc độ thẩm mĩ. “Văn chương phát hiện đời sống qua lăng kính thẩm mĩ” nhưng điều này không đồng nghĩa với nghệ thuật được phép tô hồng hiện thực cuộc sống. Mà “lăng kính thẩm mĩ” chỉ là điểm nhìn của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Nói cách khác sự phản ánh trong nghệ thuật luôn trung thành với những gì vốn có nhưng người nghệ sĩ trong quá trình lao động sáng tạo phải tìm ra những vẻ đẹp khuất lấp, những cái đẹp đang hiện hữu trong cuộc sống này. Bằng một tâm hồn nhạy cảm, nhà văn đã nhận thấy ở cuộc sống biết bao nhiêu vẻ đẹp.
Nghệ thuật hướng người ta tới những điều chân thiện mĩ nên sự phản ánh cái đẹp như một điều tất yếu của văn chương. Nhà văn, nhà thơ như con ong chăm chỉ, kiếm tìm trong cuộc sống những bông hoa đẹp nhất, hút từ nhụy hoa thứ mật ngọt tinh chất từ đó, hình thành lên một cái đẹp mang tính lí tưởng. Nghệ thuật thỏa mãn tối đa nhu càu thưởng thức cái đẹp của con người. Do đó, văn học biết khơi dậy thị hiếu thẩm mĩ, những tình cảm lớn, niềm vui lớn. Đến với văn học, ta như được tiếp xúc với cái đẹp từ bản thân đời sống. Thiên nhiên chính là biểu hiện rõ nhất cho sự phản ánh áy trong văn chương. Bản thân thiên nhiên đã là cái đẹp với sức sống nội tại mãnh liệt nhất, cũng là mảnh đất màu mỡ cho nhà văn khai thác. Trong thơ cổ, thiên nhiên mang kích thước vũ trụ và thường được miêu tả như một bức tranh tĩnh lặng. Cảnh vật thiên nhiên được khắc họa bằng đôi nét chấm phá, cốt ghi lấy cái linh hồn của vật. Cũng là gió ấy, trời nước ấy nhưng thiên nhiên hiện lên trong mỗi tác phẩm một khác lạ. Ai chẳng yêu vần thơ này của Nguyễn Trãi:
“Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu”
Là bến nước hay là bến thơ? Dường như không có chút bụi trần nào làm vẩn đục khung cảnh ấy. Cảnh vật hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Bằng lăng kính thẩm mĩ của mình, NT đã đem đến cho ta một cảnh đẹp tuyệt sắc. Với “nước biếc, non xanh” phép phối sắc thật tài tình, một vẻ đẹp thanh nhã hiện lên trước mắt chúng ta. Con thuyền xuất hiện trong khung cảnh ấy với cử chỉ “gối bãi” thật lặng lẽ. Cảnh tĩnh lặng như không một chút dao động nào cả. Cả một bầu không khí thanh sạch, mơ mộng được mở ra. Nhà thơt tả cảnh đêm mà sao ta vẫn thấy trong thơ lung linh ánh sáng – thứ ánh sáng tuyệt diệu tỏa ra từ sắc “nguyệt bạc” Chủ thể trữ tình không đối diện với người đọc bằng cái tôi cá thể mà nói về mình như nói về một khách văn chương. Thi nhân thả hồn vào thiên nhiên, say đắm thiên nhiên, ung dung, lặng lẽ như đứng ngoài dòng chảy thời gian. Ức Trai giao hòa với thiên nhiên với cảnh vật, đó là cách phát hiện của Nguyễn Trãi về cuộc sống. Một cái nhìn mang đầy tính thẩm mĩ.
Nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ tồn tại như một khách thể tự nó, cái đẹp là thẩm mĩ trong nghệ thuật nhiều khi không xa rời cái xấu, cái vẻ ngoài không ưa nhìn. Tài năng của nhà văn được thể hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất khi nhìn thấy trong cuộc sống nhưng vẻ đẹp khuất lấp, ẩn ngay trong cái xấu hay ở những chỗ khó nhìn ra nhất. Bằng lăng kính thẩm mĩ, nhà văn không chỉ hướng tới cái đẹp ở tính vĩ mô mà còn ở sự vi mô, trong những điều tưởng như bình dị và đời thường nhất. Bằng tính thẩm mĩ nghệ thuật mài sắc các giác quan của ta, giúp ta nhận ra những vẻ đẹp của cuộc sống, của con người. Ngay từ mở đầu truyện “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã đem lại cho ta nhưng ẩn tượng đầy tinh tế và nhẹ nhàng khi nói về cảnh sắc thiên nhiên nơi phố huyện. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng vang lên gợi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Có cái gì thật tĩnh lặng, hiu hắt. Thạch Lam đã lựa chọn thời khắc ngày tàn để tô đậm thêm vẻ nghèo nàn, tăm tối nơi phố huyện. Nó khơi lên trong lòng ta những nỗi buồn man mác, khó diễn tả.
Màu đỏ rực của mặt trời như nhuộm cả không gian, trên bầu trời ấy điểm “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” nét đẹp thơ mộng nhưng có gì thật ảm đạm. Đêm đã về, ngày đã tàn, mọi thứ nơi phố huyện càng trở nên hiu hắt hơn bao giờ hết. “Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, theo gió nhẹ đưa vào”. Cái buồn của hồn quê như thấm vào cảnh vật khiến cho nó cũng mang một điệu buồn man mác. Vẫn bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của văn học trung đại tả tiếng ếch, nhái, tiếng muỗi không những không khiến cảnh vật mang nét tươi vui hơn mà càng tô đậm nét yên tĩnh, buồn tẻ nơi phố huyện. Văn chương phát hiện đời sông qua lăng kính thẩm mĩ bằng cách đó, ngay cái đẹp nghèo nàn nhất, u ám nhất cũng được người nghệ sĩ phát hiện ở những cái đẹp mang tính hài hòa. Bởi vậy, nó đã đi vào lòng bạn đọc như một điệu vỗ tâm hồn con người ta êm ái. dịu nhẹ mà lắng sâu.
Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc phản ánh đời sống một cách thẩm mĩ không thôi thì chưa thể nói được toàn diện về tính thẩm mĩ trong văn học nghệ thuật. Sự phản ánh thẩm mĩ luôn được tiến hành trong quá trình kiếm tìm những hình thức hoàn mĩ và thế giới nghệ thuật của nhà văn chỉ khi tìm được ngôn ngữ nghệ thuật và một hình thức đẹp thì mới được biểu hiện ra. Tách rời sự hài hòa, cân đối, tính nhạc điệu,… thì không thể hình thành hình tượng nghệ thuật.
Ngay như trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” sự phản ánh thẩm mĩ cũng không tách rời một hình thức thẩm mĩ “Sáng tạo văn chương là nỗ lực kiếm tìm nhưng phương thức thẩm mĩ để biểu đạt sự phát hiện ấy”. Thạch Lam đã dụng công khi viết những câu văn giàu tính nhạc như “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đọc câu văn ta thấy nhẹ nhàng, êm dịu như một bản nhạc. Nhà văn đã lựa chọn cách tổ chức câu văn, lựa chọn ngôn từ sao cho phù hợp nhất với tính thẩm mĩ trong nội dung để biểu hiện và từ đó tính thẩm mĩ trong nghệ thuật được hình thành.
Khi bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học thì yếu tố đầu tiên mà bạn đọc tiếp xúc chưa phải nội dung mà là hình thức. Bởi vậy, hình thức có đẹp thì nội dung mới được truyền tải một cách đầy đủ và trọn vẹn. Hơn thế nữa, văn chương biểu hiện tính thẩm mĩ qua hình tượng nghệ thuật mà hình tượng nghệ thuật vốn lấy ngôn từ làm chất liệu. Để thể hiện được nét cụ thể, cảm tính của hình tượng, người nghệ sĩ không thể không sáng tạo ra một hình thức phù hợp để truyền tải. Nếu coi nội dung như một dạng chất lỏng thì hình thức chính là thứ định hình dạng khối của nó. Hình thức càng đẹp càng dễ tiếp cận người đọc và càng dễ biểu hiện nội dung một cách tinh tế. Ở phương diện này, thơ Hai-cư chính là một minh chứng rõ nét nhất. Lựa chọn lối viết giản dị là sự lựa chọn thông minh để biểu hiện những cái đẹp giản dị, đời thường của cuộc sống. Lời thơ của Ba-sô cứ vương vấn ta mãi:
“Dưới cây lao xao
Chén canh, đĩa cá
Đều vương anh đào”
Bài thơ mở ra một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp thanh nhã nhưng lại ám ảnh hồn ta đến vô cùng. Sở dĩ hình tượng thiên nhiên trong bài thơ có sức ám gợi chúng ta đến thế là bởi tài năng của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra một hình thức phù hợp mà Ba-sô muốn truyền tải. Những câu thơ ngắn, những từ gợi cho ta nhiều liên tưởng. Vừa có tiếng lao xao, vừa gọi âm thanh trong cái lao xao ấy là ẩn chứa cái lao xao trong hồn người, có cả những thổn thức, băn khoăn. Thi sĩ đã mô tả một bức tranh đơn sơ, mộc mạc và thanh bần, một bữa cơm đảm bạc nhưng chính những cánh hoa anh đào vương vào đã tạo nên một bữa tiệc hoa. Bài thơ này của Ba-sô đã lựa chọn loại hình cảm thức Karumi để biểu hiện. Một cảm thức thanh thoát, nhẹ nhàng với phong thái ung dung, tự tại của nhân vật trữ tình. Dắt ta đi qua vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp, bài thơ đã đưa ta vào nhưng giây phút thần tiên, thăng hoa của cuộc đời. Ba-sô đã nhắc hộ mọi người phải có những phút giây để tâm hồn lắng động, siêu thoát thì mới cảm thức được cái đẹp của thiên nhiên.
Như Leonop Leonit đã từng viết: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Tuy cùng yêu cầu tính thẩm mĩ nhưng không thể tách hình thức ra khỏi nội dung, cũng không thể tách nội dung ra khỏi hình thức. Bởi lẽ trong nội dung đã chưa đựng một hình thức mà chỉ hình thức ấy mới đảm bảo tính thẩm mĩ của nội dung. Và ngược lại, môt hình thức cũng chứa đựng nội dung nhất định. Một thể thơ như thể lục bát chỉ có thể phát huy hết tác dụng của nó khi biểu đạt những nội dung như lời ru, điệu than. Thơ lục bát phù hợp nhất khi con người ta diễn đạt những nội dung tình cảm thiết tha, đằm sâu. Bởi vậy, nó rất khó diễn đạt những nội dung nghiêng về chất hùng biện, suy tưởng. Mô hình thơ lục bát tự nó đã chứa đựng một thế giới quan không thể thay thế. Hình tượng văn học là chất liệu phản ánh nội dung, nhưng hình tượng ấy không chỉ mang đến cho người đọc khoái cảm trước vẻ đẹp đời sống mà còn khơi dậy những khoái cảm ở vẻ đẹp chất liệu, các phương thức, phương tiện nghệ thuật. Mỗi nhà văn chân chính bao giờ cũng mang đến cho văn học một tiếng nói mới, trong cái nhìn mới trước vẻ đẹp đời sống. Cho nên, văn học giúp ta làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, nó mài sắc giác quan của ta giúp ta nhận ra những cái đẹp tồn tại trong thế giới. Cứ như vậy, cái đẹp trong nội dung và cái đẹp trong hình thức khi kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm văn học và tính thẩm mĩ trong tác phẩm văn học mới được bộc lộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất.
Nhưng cũng phải nói thêm, phương diện thẩm mĩ mà nhà văn nhìn qua lăng kính chủ quan không thể chỉ là đời sống hay thiên nhiên đơn thuần. Mà đó còn là sự phát hiện những vẻ đẹp ẩn dấu tiềm tàng bên trong tâm hồn con người. Ấy mới là cái đẹp dồi dào và phong phú nhất. Vì xét đến cùng, điểm xuất phát hay đích đến của văn học đều vì con người, hướng tới con người. Trong mọi tác phẩm văn học, con người luôn là trung tâm kết tinh những mối quan hệ, những giá trị. Bởi vậy là dù viết về thiên nhiên thì tác phẩm vẫn không bao giờ vắng bóng chủ thể trữ tình. Thấp thoáng trong đêm trăng của Nguyễn Trãi vẫn là hình ảnh “khách lên lầu”, cảnh chiều tàn của phố huyện được nhìn qua đôi mắt Liên và sau bữa tiệc hoa kia là dáng hình con người – chủ thể trữ tình với phong thái ung dung, tự tại đang thưởng thức bữa tiệc hoa. Thiên nhiên không hề vắng bóng trong nghệ thuật của bất kì thời đại nào. Nhưng thiên nhiên tái hiện trong nghệ thuật không phải những khách thẻ tự nó mà đặt trong mối quan hệ với con người. Thiên nhiên khúc xạ tâm hồn, tình cảm con người. Khi miêu tả thiên nhiên, người nghệ sĩ không tái hiện vẻ đẹp tạo hóa mà còn bộc lộ, hiện diện mình qua thiên nhiên, đời sống.
Tóm lại, có thể thể khẳng định một cách chắc chắn rằng ý kiến trên là một lời nhận định đúng đắn, sâu sắc. Bằng tính khái quát của nó đã định hướng cho người nghệ sĩ trong lao động nghệ thuật phải luôn tìm và phát hiện những vẻ đẹp và truyền tải nó bằng một hình thức đậm tính thẩm mĩ. Phải sáng tác với cả tâm và tài. Bạn đọc phải căng lọc mình ra trên trang giấy, thưởng thức, thấu hiểu thông điệp của nhà văn. Mặt trời lặn rồi lại mọc, mặt trăng khuyết rồi lại tròn. Nhưng ánh sáng tỏa ra từ tác phẩm nghệ thuật vẫn mãi bất tử với thời gian bởi tính thẩm mĩ của nó. Phải chăng?