• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

[Văn 9]đề bài có lẽ bạn sẽ cần!

  • Thread starter Thread starter kem_97
  • Ngày gửi Ngày gửi

kem_97

New member
Xu
0
Phần I:
1,Truyện Trung đại:
a,Hoàng lê nhất thống chí hồi 14
Lo sợ trước sự lớn mạnh ko ngừng của nghĩa quân Tây Sơn,Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh.Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà ko mất một mũi ten hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn.Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp ,mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình vương ở kinh đô Huế.Nghe tin đó,Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung .Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An.Tại đây QUang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính chẳng mấy chốc đã đựoc một đội quân tinh nhuệ.Nhà Vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh.30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp,trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên,khích lệ lòng quân .Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nứoc 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô THì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước ,hẹn mùng 7 ca khúc hải hàon .Rạng sáng mùnh 3 tết ,đọa quân tiến sat và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tíêm đến dồn Ngọc Hồi tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hè biết ,nghĩa quân đại thắng.Lại nói về Tôn SĨ Nghị và vua tôi nàh Lê ,chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn .Tôn Sĩ NGhị sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên ngưưoì ko kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc .Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao nòi rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà .Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân ., đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nứoc mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.

b, Chuyện ngươic con gái Nam xương
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương SInh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực.Đất nươc có chiến tranh, Trương SInh đi lính ,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăn sóc mẹ già.Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn.Khi mẹ chồng chết ,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ.Những tưởng hạnh phúc sẽ đén với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch.Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh.Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ nối trở thành tiên.Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong SInh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn.Ở dưới thủy cung ,Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhừo sự giúp đỡ cua Linh Phi và pHan Lang (ngưưoì cùng làng) Vũ Nương đươc Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lâỹ lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
 
c,Chuyện cũ trong phủ chua Trịnh
Chuyện kể về chúa Trinh Sâm(Thịnh Vương) có thú chơi đèn đuốc xây dựng đình đài liên miên và tuần du Tây Hồ .Mỗi tháng khỏang ba bốn lần chúa đi chơi ở Tây HỒ, bọn lính cung phục rôn rã ,ầm ĩ.Nhưũng tên lính phải đóng giả đàn bà bán hàng ở ven hồ thỉnh thoảng thuyền cháu ghé vào mua mua bân bán y như phiên chợ.Thỉnh thoảng bọn nhạc công ở trên gác chuông lại tấu lên một bản nhạc làm cho không khí thêm phần rộn rã.Chúa còn có thú chơi sưu tầm của ngon vật lạ ở trần gian để trang hoàng cho nhà chúa.Bao nhiêu cổ mộc thạch quái ,..chúa đều hết sức vơ vét lấy.Chúa lấy cả cây đa to đến trăm ngưòi khiêng từ phương Bắc.Bọn hoạn quan biết ý chúa nên ban ngày đi dò xét điều tra còn ban đêm thì dột nhập vào nhà ngưừoi ta lấy đi thậm chí còn đục cả tường nhà dân đó là hấu hiệu của "triệu bất tường".Nhà tác giả ở phường Hà Khẩu cũng có cây lê và lựu nở hoa rất đẹp , thân mãu sai chặt đi cũng vì lẽ ấy

d,Truyện Kiều

Vuương Thuy Kiều là con gái đầu lòng của gia đình viên ngoại họ Vương.Nhân buổi thanh minu ba chị em Thuy Kiều,Thuý Vân,Vưong Quan đi chơi xuân.Thúy Kiều tình cơ gặp đựoc mộ Đạm Tiên -người con gái lầu xanh xinh đẹp bạc mệnh bên góc đường.Lúc ra về ,Kièu bắt gặp Kim Trọng và họ đã mến nhau từ đây.Trở về nhà ,Kiều đựoc Đạm Tiên báo mộng duyên phận của nàng chỉ đựoc rửa sạch ở sông Tiền Đường.Kim Trong đến trọ ở nhà ngay sau nhà Kiều, họ đã gặp lại nhau và đính ước đêm trăng.Không may chú Kim Trọng mất chàng đành trở về nhà chịu tang chú.Đúng lúc ấy gia đình Kiều bị mắc oan,Thúy Kiều đành bán mình để chuộc cha và em.Mã Giám Sinh đến mua Kiều đến Lam Kiều thực chất đẩy nàng vào lầu xanh.Tú Bà ép nàng phải tiếp khách nhưng nàng không chịu và định tự tử.Tú Bà sợ mất vốn liếng liền giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích.Ở đây nàng lại mắc mưu Sở Khanh và bị Tú bà đánh cho một trận thừa sông thiếu chết. Nàng đành phải tiếp khách và may mắn gặp đựoc Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ.Thuý Kiều lại bị Hoạn Thư đánh ghen nên nàng quyết định chốn đi khỏi tay Hoạn Thư. Nàng gieo mình ở sông Tiên đường và may mắn được sư Giác Duyên cứu rồi nương nhờ cửa phật.Sư Giác Duyên lại gửi nhầm nàng vào tay Bạc Bà bạc Hạnh,nàg phải vào lầu xanh lần 2.Nàng may mắn gặp đựoc ngưưoì anh hùng đầu đội trời chân đạp đất Từ Hải ,giúp nàg ra khỏi lầu xanh và mở phiên tòa báo ân báo oán .Kiều không may lại mắc mưu của HỒ Tôn Hiến khiên Từ Hải chết đứng .Sau một đếm đánh đàn cho tên họ Hồ,hắn quyêt định gả nàg cho một viên quan nhỏ nàng đã gieo mình ở Sông Tiền Đường và đượct sư Giác Duyên cứu lần 2.Nói về Kim Trọng sau khi chịu tang chú chàng lên tìm gặp Kiều và biết chuyện đành nối duyên với Thúy Vân .Chàng đỗ đạt cao và quyết định đi tìm Thúy Kiều .Chàng đã gặp đựoc ngôi chùa của sư Giác Duyên và gặp đựoc Thuy Kiều.Hai người gặp nhau hóa giải duyên đôi lưa thành duyên bạn bầy.
 
e, Lục Vân Tiên
Lục Vân Tiên là con trai gia đình Họ Lục quê ở Huyện Đông thành.Theo ý gia đình chàng lên núi học võ thành tài.Khi đã thành tài chàng xuống núi dự thi .Trên đưòng về thăm gia đình chàng có dịp trổ tài đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.Từ đây nàng luôn đem theo bức vẽ Lục Vân Tiên bên mình.Chàng lại tiếp tục lên đường dự thi và gặp đựoc rất nhiều bạn bè.Chàng tiện thể ghé qua nhà Võ Công hứa gả con gái cho chàng.Khi sắp vào phòng thi chàng nghe tin mẹ mất liền bỏ thi về quê chịu tang mẹ khóc mù cả hai mắt .Trên đưòng về ,Vân Tiên bị Bạn cùng khóa thi là Trịnh Hâm hãm hại đẩy xuống sông may đựoc Giao long dìu vào bờ và đựoc ông Ngư cứu giúp.Ông Ngư mưòi chàng ở lại nhưng chàng từ chối .Chàng đến gia đình Võ Công mong giúp đỡ nhưng ở đây chàng lại bị hãm hại lần hai bị giam ở sau núi ko có đựoc gia.May mắn thay chàng gặp đựoc ông Tièu và đựoc tiên cho thuốc sáng mắt.Kể từ đây chàng chăm chỉ học hành thi đỗ trãng nguyên đựoc nhà vua cử đi diệt giặc Ô Qua .Diệt xong giặc trên đưòng trở về chàng bị lạc trong rừng.Lại nói về Kiều nguyệt Nga, từ khi gặp Lục Vân Tiên nàng đã tự coi mình là ngưừoi của chàng.Trải qua nhiều lần bị hại nag đều vưựot qua nhưng khi đi cống nộp cho giặc Ô qua thì nàng khó thoát.Đầy tớ của nàng alf Kim Liên đi thay còn nàng ôm theo bức hình của Vân Tiên nhay xuống sông tự vẫn nhưng đựoc phật bà quan âm động lòng khiến nàng dạt vào một khu rừng sống với cụ già.Những lúc làm việc Nguyệt Nga thưưong đen tấm hình cuả Vân Tiên treo cửa sổ mà ngắm.Nói về Vân Tiên lúc bị lạc trong rừng chàng bắt gặp đựoc ngôi nhà của Nguyện Nga thấy tấm hiình của mình Vân Tiên đã gặp lại Nguyệt Nga.Nguyệt Nga kể cho chàng nghe những chuyện ngang trái kẻ xấu hãm hại mình hai ngưưoì về triều đình.Kẻ xấu bị trừng trị người lành đựoc đền đáp hạnh phúc.

hic hic mỏi quá
vậy alf xong phân trung đại đến truyện hiện đại
mong các bạn tham gia
 
2,Truyện ngắn hiện đại

a,Bến quê:
Vào một buổi sáng đầu thu,Nhĩ được vợ con chăm sóc trên giường bệnh, anh ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ khung cảnh vẫn vạy bình yên và tươi đẹp nhưng anh sắp phải từ giã nó đi về một nơi xa lắm.Nhĩ đã từng đặt chân lên khắp xó xỉnh của trái đất nhưng anh lại bị thu hút kì lạ bởi bãi bồi bên kia sông.Cũng ở đáy anh rước Liên về ,người vợ suốt đời chịu đựng hi sinh vì gia đình vì anh và con.Nhận sự chăm sóc chu đáo của vợ anh cảm thấy ân hận, day dứt vì những năm thàng qua ko chú ý đến gai đình nhiều hơn nay anh ốm yếu thì không thể làm gì nữa.Và trong anh bỗng dâng lên khao khát mãnh liệt muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.Biết mình không thể nào thực hiện được ước mong ấy, Nhĩ đã nhờ Tuấn-con trai anh, thực hiện giùm mình.Tuấn vâng lời ngoan ngoãn nhưng khi đi đến gần bến đò Tuấn lại sa vào đám cờ thế.ANh ko trách con trai cũng bởi vì hồi trẻ anh đã từng thế,Nhĩ đã chiêm nghiệm được một điều:"Con người ta trên đường đời không tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình của cuộc sống".Nhĩ nghĩ rất có thể Tuấn làm nơã chuyến đò,nên anh dành hết tàn lực cuối cùng để đu ra ngàoi cửa sổ giơ hai tay khoát khoát y như ra hiệu cho một người nào đó đi nhanh hơn.

b,Làng

Ông Hai là người làng chợ Dầu, nghe theo tiếng gọi của kháng chiến ông đi tản cư.Tại nơi tản cư ông luôn yeu làng và nhớ về làng ,ông hay sang gian bác Thư kể về những ngày họ cùng chiến đấu ở làng,hồi đó thạt vui biết bao.Lúc nào ông cũng nghe nghóng tin tức về làng ,vào buổi trưa hôm ấy nưhu thường thệ ông lên phong thông tin để nghe thông tin.Có biết bao nhiêu tấm guưong chiến đấu anh dũng ba miền ông vô cùng vui.Trên đưòng về nhà,ông ghé vào quán nước ven đường và gặp những ngưưoì tản cư mưói lên.Ông tình cờ nghe đựoc tin dữ:Làng chợ Dầu theo giặc" khiến ông vô cùng bàng hoàng da mặt tê rân rân,cổ họng nghẹ ắng lại ,ong cố gặng hỏi lại nhưng ngưưoì ta khẳng định lại thêm điều đó mà thôi,.Ông trả tiền nước rồi ra về ,về đến nhà ông nằm vật lên giường rồi suốt đêm ông ko ngủ trằn trọc nghĩ ngợi.Suốt mấy ngày sau ông ko dám đi đâu ,chỉ ru rú ở nhà sợ ngưưoì ta động đến 3 chữ làng chợ dầu.Ông vô cùng đau khổ và dằn vặt mõi khi vậy ông thường ôm thằng con út vào lòng và tâm sự .Ông băn khoăn không biết có nên vè làng hay ko nhưng sau đó ông gạt phắt đi vì làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải thù.Tin dữ đựoc cải chính ,ông như người sống lại,ông đi khoe tin ấy với tất cả mọi ngưòi, ai cũng mưùng cho ông.Ông thuật lại cả việc nhà ông bị đốt rồi ông hào hưúng kể về trận đấu như ông được tham gia.
 
c, Những ngôi sao xa xôi.
Nho, Thao, Phương Định - ba cô gái thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn. Mỗi cô một tính cách. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao săn sóc chu đáo cho Nho và cả ba cô gái có vẻ thích thú trước một cơn mưa đá.
d, Chiếc lược ngà:
Sau tám năm xa cách anh Sáu mới có dịp về thăm gia đình, gặp lại đứa con gái bé bỏng sau ngần ấy năm trời. Thế nhưng trớ trêu thay bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba chỉ vì anh có vết sẹo trên mặt. Trong ba ngày ngắn ngủi về phép của anh, anh đã dành hết lòng thương yêu và sự kiên trì của mình để chỉ chờ một tiếng gọi " ba " của bé Thu thế nhưng anh Sáu đành thất vọng trước sự cứng đầu của con mình. Đến khi bà ngoại của Thu giải thích vết sẹo ấy là do chiến tranh ác liệt, là do bọn Tây độc ác thì bé Thu lại cảm thấy buồn và ân hận, tiếc nuối thời gian ba ngày quý báu mà nó đã bỏ uổng. Ngay hôm sau, lúc bé Thu thốt lên tiếng " ba " tự đáy lòng mình và khi ấy cũng là lúc hai ba con chia tay. Càng éo le hơn nữa đó chính là lần cuối bé Thu được gặp ba mình, thời gian ở chiến khu, anh Sáu đã làm cho con mình chiếc lược ngà với tất cả niềm yêu thương dành cho con nhưng chưa kịp trao tận tay con thì anh đã hy sinh đành nhờ người bạn cùng chiến đấu trao chiếc lược đến tay con của mình.
 
--- Tác phẩm :"Lặng lẽ SaPa".
Truyện kể về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ của 4 nhân vật trên chuyến xe từ Hà Nội đi Lào Cai. Ông hoạ sĩ lớn tuổi sắp về hưu, cô kĩ sư trẻ trên đường nhận công tác được bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Tranh thủ 30 phút hành khách nghỉ ngơi, anh mời ông hoạ sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở của mình. Sau khi cắt hoa tặng cô gái, anh giới thiệu nơi ở và làm việc của mình. Anh kể cho 2 người hành khách nghe công việc, cuộc sống và những suy nghĩ của bản thân. Ông hoạ sĩ vô cùng cảm phục và định vẽ chân dung về anh nhưng anh từ chối và giới thiệu hai người khác cùng sống và làm việc nh7 anh. Cô kĩ sư bàng hoàng trước cuộc sống của anh và dũng cảm hơn với quyết định của mình. Sắp hết giờ, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư chia tay anh với món quà là làn trứng anh tặng.


-------Chiếc lược ngà-------------
Ông sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con lên 8 ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra ba vì vết thẹo dài trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược ngà voi để dành tặng cho đứa con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho đứa con gái yêu quý của mình- đó là ước nguyện vào lúc này của ông.
 
--------- Bến quê-------------
Nhân vật Nhĩ trong truyện là anh Nhĩ từng được đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời căn bệnh hiểm nghèo buộc chặt anh vào giường bệnh đến nỗi không tự mình dịch chuyển lấy nỗi vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê trên cửa sổ chính. Lúc này Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông thật đẹp, quyến rũ và cũng lúc này đây anh mới cảm nhận hết nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Anh khát khao được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Anh nhờ đứa con trai sang bên ấy một lần. Đứa con trai không hiểu ý bố nên nhận lời một cách miễn cưỡng. Trên đường đi, đã sa vào đám chơi cờ trên hè phố để bỏ lỡ chuyến đó nganh duy nhất trong ngày. Từ việc này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái qui luật phổ biến của đời người: " Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình". Cuối truyện, khio thấy con đò ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết toàn bộ lực của mình để thu mình nhô ra ngoaiù cửa sổ, đưa cánh tay gầy guộc ra khoác khoác.
__________________
 
Phạm vi: Văn học trung đại.
Đề bài:Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến,Nguyễn Du đã xót xa:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Bằng các tác phẩm đã học trong phần VHTĐ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
I-Tìm hiểu đề
Ngày nay, người phụ nữ được hưởng sự bình đẳng, chiếm một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nhưng chỉ vài trăm năm trước thôi, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đã phải chịu số phận vô cùng khổ đau và bất hạnh.Với tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du không thể kiềm lòng mà viết:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".

Đây là một lời nhận xét đầy xót thương của Nguyễn Du dành cho thân phận hẩm hiu của người phụ nữ. Nhưng muốn hiểu rõ nhận định của tác giả, ta phải đi vào từng câu chữ. "Phận" là số phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa. Người xưa quan niệm rằng: mỗi người sinh ra đều có một số mệnh. Và đối với người phụ nữ thì số mệnh đó gói gọn trong ba câu:"Tại gia tòng phụ. Xuât giá tòng phu. Phu tử tòng tử". còn bạc mệnh là ám chỉ số phận bi thảm, kết cục không có hậu của người phụ nữ. Từ cuối cùng cần tìm hiểu, nhưng mang ý nghĩa then chốt là "lời chung". Đây không chỉ là lời than của riêng Nguyễn Du mà còn là sự lên tiếng của tất cả mọi người tới số phận đầy khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là hình tượng nhân vật Vũ Nương trong"Truyện Người con gái Nam Xương".

Có thể nhận thấy, nàng rõ ràng là nạn nhân của chết độ nam quyền trong xã hội phong kiến.Nàng phải gánh chịu một cuộc hôn nhân sắp đạt, hoàn toàn không có tình yêu, phải đánh đổi cả thân người con gái bởi "trăm lạng vàng" hồi môn.Về nhà chông, nàng phải sống với một đức lang quân có tính ghen tuông cực đoan, quá sức phòng ngừa với vợ, đó là Trương Sinh. Tuy đã phải chịu một cuộc hôn nhân thiếu bình đẳng, như vậy, Vũ Nương củng chẳng được hưởng hạnh phúc bên nhà chồng lâu dài. Lầy phải một người chồng nhà giảu có nhưng dôt nát,nên khi có chiến tranh, Trương Snh bị bắt đi lính, bắt Vũ Nương lo toan mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Từ việc báo hiếu, phụng duỡng mẹ chồng già yếu, nuôi bé Đản còn thơ dại đến việc lo toan cơm nước, sinh hoạt đều một tay Vũ Nương đảm nhiệm. Có thể nói Vũ Nương đã một mình "đóng cả ba vai chèo": mẹ, vợ, con dâu. Vai nào cũng nặng ngọc, khiến nàng phải từ bỏ mọi thú vui cá nhân mà làm việc và làm việc.Tuy nàng đã cố hết sức đảm đương công việc, chung thủy chờ chông, nhưng khi chồng về, tai ương lại ập đến không ngờ với nàng. Từ một lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, nghi vợ mình thất tiết. Với sẵn bản tính ghen tuông mù quáng, y đã không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh, mắng chửi nàng thậm tệ và cuối cùng đuổi nàng đi. Nàng đã phải chịu một nỗi oan khiên tày đình, sự nhục nhã nhất của người phụ nữ phong kiến với tội danh "thất tiết" này. Đây là một tội danh không hề có thât, lại gắn với một người phụ nữ đã hết mình vun đắp cho gia đình như Vũ Nương, quả thật vô cùng đáng buồn.Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự đè nén khủng khiếp của chế độ nam quyền thời phong kiến, không cho người phụ nữ có cơ may ngóc đầu dậy. Và hậu quả tất yếu của cái chế độ kinh khủng dố là cái chết bi thảm của Vũ Nương. thật xót xa cho nàng! Hạnh phúc nàng chưa nếm đủ, chuỗi ngày êm đềm chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chuỗi ngày dài chờ đợi mòn mỏi đằng đẵng đến ba năm. Để rồi kết thúc bằng "làn nước quyên sinh"?. Nàng chết một cách oan uổng, chết mà chưa rửa sạch tiếng nhơ, chết trong khổ đau dằn vặt, tuyệt vọng đến cùng cực. Dù rằng đến cuối truyện, Vũ Nương cũng được giải oan, nhưng nàgn vĩnh viễn không trở lại với gia đình được nữa. Tất cả sự hiện hữu của nàng chỉ còn là "cái bóng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Dười chế độ nam quyền, Vũ Nương đã sống trong khổ sở, chết trong oan uổng là một minh chứng hùng hồn cho những người phụ nữ - nạn nhân của chết độ kinh khủng này!
Nhưng đâu chỉ có vậy, xã hội phong kiến còn tồn tại đầy rẫy những bất công cho người phụ nữ. Thuýe Kiểu chính là nạn nhân điển hỉnh của xã hội đông tiền xẫu xa, bỉ ổi này. Kiều là một người con gái tài sắc, đang sống trong hanh phúc, "êm đềm trướng rủ màn che". Nhưng đúng là "chữ tài đi với chữ tai một vần", số phận của nàng chứa đầy bi kịch, nhiều lúc chết còn hơn sống. Mở đầu là màn bi kịch gia đình. Kiều phải chịu cảnh nhà cửa tan nát,"sạch sành sanh vét cho đầy túi tham", để rồi nàng phải dứt bỏ mối tình đầu trong sáng với Kim Trọng mà bán mình chuộc cha. Từ đó Kiều trở thành một món hàng đắt giá của bọn buôn thịt bán người, để những Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà buôn bán kiếm lời.Còn gì đau đớn hơn cho Kiều khi tuổi thanh xuân và tài sắc tuyệt thế của nàng bị đem ra cân đong,đo đếm để rồi chịu cảnh "cò kè bớt một thêm hai"của bọn con buôn xấu xa?Cả cuộc đời nàng là một thiên đoạng truờng, hành phúc đến với nàng thật vô cùng ngắn ngủi. Chuỗi ngày hạnh phúc bên Thúc Sinh của Kiều đã bị Hoạn Thư dập tắt bằng những ghen tuông, hành hạ của ả.Kiều đường đường là vợ lẽ của Thúc Sin nhưng lại chịu thân phận ngang với con ở trong nhà để hầu hạ.Nàng vốn nổi danh tài sắc nhưng nổi tiếng nhât vẫn là ngón đàn hồ cầm , thê mà nay nàng phải đánh đàn mua vui cho vợ chông Thúc Sinh, để rồi "bốn dây như khóc như than" thì thật đáng phẫn nộ.Tiếp đó, Kiều đã những tháng ngày hạnh phúc bên anh hùng Từ Hải,đựơc dịp báo ân báo oán, nhưng chuỗi ngày đó cũng lại vô cùng ngắn ngủi. Còn chuổi ngày buồn bã, nhục nhã của nàng thì thật là dài. Trong mười lăm năm lưu lạc,nàng đã phải mang một nỗi ô nhục vô cùng to lớn là hai lần làm gái lầu xanh"thanh lâu hai lượt thanh y hai lần".Nàng trở thành món đồ chơi tiêu khiển cho bọn công tử , quan lại phong kiến, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho bọn chủ mối. Thật đau xót xiết bao! Cũng vì thế, Kiều đã hai lần tìm đến cái chết để mong được giải thoát.Nhưng trái với Vũ Nương, chết là rửa sạch nỗi oan, ông trời không cho Kiều chết mà bắt nàng phải sống trong nhuốc nhơ, sông một cuộc đời hèn hạ, thà chết còn hơn!

Vũ Nương cũng như Thúy Kiều cũng chỉ là hai hình tượng văn học tiêu biểu trong số hàng vạn người phụ nữ thật có số phận hẩm hiu, bạc mệnh.Dường như bất kì người phụ nữ nào trong xã hội phong kiến cũng đều phải chịu số phận bi thảm này. Chả thế mà Hồ Xuân Hương đã khái quát về thân phận người phụ nữ bằng đôi câu thơ:
"Bày nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn..."
Trong một xã hội phong kién thối nát, bất công đúng như nữ sỹ Hồ Xuân Hương nói, đâu thể có được sự bình đẳng, tự chủ cho người phụ nữ?. Họ đều phải chịu cảnh phụ thuộc vào những người đàn ông là ông chủ của xã hội bất nhân bất nghĩa này!

Hơn hai thế kỉ sau, lời kêu than của Nguyễn Du hẳn còn khiến chúng ta phải suy nghĩ về một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của người phụ nữ. Để giờ đây,chúng ta có thể cảm thông với họ,và chung tay, chung sức xây dựng nên một xã hội bình đẳng,ngập tràn hạnh phúc và tiếng cười!
 
Đề bài nè: Làm sáng tỏ nhận định bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
Bài làm:
Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều có riêng cho mình những khát khao và ước vọng. Khát khao về một thế giới hoà bình, về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và Thanh Hải cũng đã có những khát khao cho riêng mình. Một niềm mong ước nhỏ nhoi được cống hiến cho đời một mùa xuân nho nhỏ. Phải chăng đó chính là tiếng lòng của ông, tiếng lòng âý đã được ông thể hiện qua bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" ông sáng tác trong những ngày cuối đời vào tháng 11-1980.


Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã đưa độc giả đến với một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng những từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi. Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh thẳm. Một con chim chiền chiện hót vang trời. Thanh Hải đã vẽ ra cả không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la, có những sắc màu và âm thanh vang vọng của mùa xuân thiên nhiên.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
"Từng giọt" là những giọt mùa xuân, một sự chuyển hoá từ những thứ tưởng như vô hình trở nên hữu hình mà ta có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan. Qua đó, ta đã cảm nhận được niềm say sưa, ngây ngất của nàh thơ trước mùa xuân thiên nhiên tuyệt đẹp của đất trời.
Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, tác giả đã bày tỏ những tâm niệm của mình về mùa xuân đất nước.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Một khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung và cho đất nước. Điều tâm niệm này của tác giã được thể hiện thật giản dị, tự nhiên nhưng lại thật đẹp. Niềm mong ước được sống có ích, được cống hiến cho cuộc đời như con chim mang đến tiếng hót, như một bông hoa toả hương, như một nốt nhạc- một nốt nhạc trầm thôi cũng đã mang đến nhiều vẻ đẹp cho cuộc đời.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi 20
Dù là khi tóc bạc.
Đây phải chăng là những suy nghĩ của Thanh Hải vào những lúc cuối đời này. Ông đã cống hiến hết mình , hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước. Một suy nghĩ về khát vọgn dâng hiến của ông. Ông nguyện dâng cả cuộc đời mình cho đất nước.


Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải đã gợi cho ta biết bao suy nghĩ sâu sắc về ý ghĩa cuộc sống. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và đóng góp những gì tốt đẹp nhất cho đất nước. Đó là những gì mà Thanh Hải muốn gửi gắm đến chúng ta - những thế hệ trẻ : "Hãy cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình để tô đẹp thêm mùa xuân cùa dân tộc" .
 
Đề bài:ấn tượng sâu sắc của em về nhân vât ông hai trong làng của Kim lan
Bài làm

Có những quyển sách gấp lại rồi ta lại quên ngay đã học hay chưa và đến khi cầm lại ta mới chợt nhớ là dã đọc rồi.Nhưng cũng có cuốn sách như dòng sông chay qua tâm hồn ta để lại ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm.Hình ảnh ngươi nông dân trong văn học cách mạng làm ta ko thể quên dc nó cứ ám ảnh ta mãi.Tiêu biểu là hình ảnh ông Hai trong tác phẩm làng của Kim Lân ra đời 1948.

Trong xã hội đương thời ông hiện lên là một lão nông chất phác hiền lành không kém phần hoạt bát.CÒn nhớ khi ở làng ông cùng anh em chiến đấu vui biết bao.Ngay cả ở nơi tản cư ông cũng ko nguôi nuỗi nhớ làng.Nôi nhớ ây vượt qua không gian thời gian đến với người đọc bằng niềm xúc động khó tả.Ông yêu cái làng của ông lắm,lúc nào ở đâu ông đều khoe làng khoe những truyện trên trời dưới đất và kie niệm sâu sắc khi ông cùng anh em đào mương dựng nhà... Người bạn tâm tình của ông lúc nhớ làng là bác thứ.Lúc nào rảnh ông cũng ghé qua gian bác thứ để "khoe" làng.Ta thấy ông hồn nhiên lắm .Ngươi ta nói: khi ai nhớ về những kỉ niệm đẹp đều hồn nhiên ,suy nghĩ ko chút ưu tư.Thật vậy ông Hai hiện lên với cái tính cách rất đỗi "mộc mạc" mà không thô của mình khiến ta hình dung rõ về người nông dân giản dị thời ấy.Có lẽ,ông tiêu biểu cho người nông dân yêu làng đậm sâu trong cách mạng thời kì những năm 1945 đó.Tình
yêu làng khiến ông bảo vệ làng hơn bao giờ.Nào ông có thể tin ngôi làng chợ Dầu theo Tây,nào ông có thể tin thằng chánh Bệu lại là Việt gian.Và ông đã "từng" tin như thế trong một nỗi xót xa, tủi hổ,ko thể bày tỏ cùng ai. Khi tình cờ nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo Việt gian,ông vô cùng bàng hoàng ,thấy khó tin sửng sốt và kinh ngạc.Tâm lí ấy biến chuyển theo dòng cảm xúc của một con người nặng mối ân tình với làng xóm và theo lẽ tự nhiên.Da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại tưởng chừng như khó thở.Và dường như khi nghe tin dử ấy ông ko thể thở dc ,với một nỗi sợ u ám vô hình.Làng ông theo Việt Gian ư? ko ,ko thể thế dc ông tin cái làng mình lắm ,yêu cái làng mình lắm.Lẽ nao niềm tin yêu ấy dặt nhầm chỗ ư?.Những giằng xé trong cảm xúc tâm hồn ông diễn ra vô cùng phức tạp.Về đến nhà ông im lặng, sự im lặng đến khso hiểu so với mọi ngày .
Tâm can ông bứt rứt ko yên,ông mang nặng một nỗi buồn u uất.Và ta tự hỏi,người nông dân hoạt bát mọi khi đâu rồi? Cái tin dử ấy ảnh hưởng sâu sắc tới ông lắm sao?Tại sao ông buồn đến thế?......Liệu có phải cái lang vô cùng quan trong đối với ông hay ko?Mà sao ngôi làng bị bôi xấu danh dự ông lại thấy như chính danh dự của mình bị tổn thương
Ta cảm nhận dc từng tiếng thở dài của người cha con khi chưa nhận ra cha và ta cũng cảm nhận dc hơn lúc nào hết tiếng rên khe khẽ và thở dài đánh thượt của người nông dân trong giấc ngủ của mình như thế.Nỗi lo lắng cho làng của ông ko tài nào tả dc.Phải là người yêu làng ông mới có những diến biến tâm trang phức tạp đến vậy.

Ta ko thể ko biết đến tinh yêu làng của ông Hai nên ta càng ko thể ko biết dc tinh thần kháng chiến rất hiện đại cua một lão nông chân trần.Tin dữ đối với ôngh là một niềm tủi hổ, xót xa, đau đớn .Nhưng càng đẩy đến cao hơn khi tâm trạng trong ông phức tạp thật sự ,giằng xé giữa hai tư tưởng.Một bên là về làng cũng có nghĩa là theo giặc còn một bên là theo cách amngj theo kháng chiến.Ta ấn tượng và xúc đobgj khi một nông dân như ông đã gạt phắt đi cái tư tưởng theo giặc để ủng hộ cụ Hồ.Người nông dân đã ko ngần ngại theo tư tưởng mới :"làng thì yêu thật nhwung làng theo tây thì phai thù"Ông ko muốn về làng vi ko muôn làm nô lệ cho Tây, cho kẻ thù của dân tộc.
Mỗi khi buồn ohieenf ông đều tâm sự với đứa con nhỏ :con là con ai, con ở đâu, con theo ai?.Những lời đứa con nói như là lời tự đấy lòng ông.Con và ông sẽ theo cụ Hồ Chí Minh .Niềm tin son sắt với kháng chiến với Bác Hồ thể hiện rõ hwon tấm lòng thuỷ chung với Cm của hai bố con ông cũng như những người nông dân .Lời nói độc thoại nội tâm như là lời thề của ông.Dù ra sao ông sẽ tin yêu theo sự lãnh đạo của Bác.QUả là niềm tin mà Người mong đợi ở mỗi con dân đất Việt.

Khắc hoạ thành công hình ảnh ông Hai,Kim lan đã cho ta thấy tấm lòng yêu nước yêu làng của nguwoif nông dân trước CM.Bằng nghệ thật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo có chiều sâu ,ngôn ngữ truyện đặc sắc mộc mac giản dị đúng chất làng quê,nhà văn đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một ông Hai mới, mọt nông dân mới trong tư tưởng.Đất nước ở thời đó rất cần nhwungx con người như thế để kháng chiến có thể thắng lợi nhanh chóng.Độc thoại nội tâm,đưa nhân vật vào tình huống đặc sắc ,Truyện Làng đã thể hiện dc cái tài và cái tâm của tác giả.Đồng thoi cho thấy Kim Lân am hiểu sâu sắc về đời sông sinh hoạt của ngươi nông dân.Ông đã ghi lại được nét thần tình của người nông dân mà hiếm nhà văn nào biết dc.

Kim Lân đã ghi tên mình vào trang văn hcoj Việt Nam với nét mộc mạc giản dị của nguwoif nông dân trước CM. Ong Hai trở thành người tiêu biểu cho vẻ đẹp phảm chât của họ.Ông sống đặt lợi ích của dân tộc đất nước trên lwoij ích của làng quê, cá nhân>ông xứng đáng hiện thân cho phẩm chất cao đẹp của con người làng quê
.
 
Đề bài:Phân tích nhân vật hoạ si trong truyện ngắn lặng lẽ Sa pa của nguyễn thành long

Bài làm

Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa pa" của Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng người đọc một cảm xúc khâm phục và tự hào về những con ngưòi lo nghĩ của đất nứoc qua cái nhìn dầy mới mẻ của ông họa sĩ- dù chỉ thoáng qua trong truyện nhưng ông đã để lại án tượng trong lòng ngưừoi đọc về một họa sĩ đeo đuổi nghệ thuật chân chính .Ông họa sĩ có một ước mơ cả đời đó là tìm ra người xứng đáng để vẽ đưa vào bức tranh của mình để đến khi người ta xem ko thấy anh là một ngôi sao xa mà người rất thật rất đợi thường. Vài nét khắc họa vậy thôi nhưung đủ cho ta thấy ông là người đam mê hội họa .Ngay cả khi ông có ý định nghỉ ngơi rồi ông vẫn muốn đi tìm ý tưởng sáng tác hay chính là tìm lí tưởng của nghệ thuật trong ông.Cái khao khát ấy đã mách bảo ông từ cái nhìn đầu tiên anh thanh niên chính là đối tượng ông tìm bấy lâu nay.Tiếp xúc vơis anh thanh niên ,ông cảm mến bởi nét sống nếp nghĩ của một con người cống hiến vì đất nước.Ông cảm nhận dc cái rét thấu xương 1 h đêm của anh khi đo mưa và ông muốn nếm thử cái cảm giác ấy thế nào .Phải chăng ông không sợ những khó khăn đó mà sao ông hứa sẽ quay lại và cùng anh làm việc.?Liệu đó có phải là nét đẹp của con người không khuất phục khó khăn để thể hiện cái đẹp có trong cuộc sống.Ta biết đến ông còn klà mọt ngưừoi vô cùng quý mến lớp trẻ,thôngc ảm với họ.Dù ngẫu nhiên gặp cô kĩ sư ong đã coi cô nhưu con gai của mình qua cách trò chuyện về những hoài bão ứoc mơ của cô khi lên vùng Tây Bắc này.Giây phút â nh thanh niên ông cảm thấy vô cùng thân thiết ,ngươì con trai ấy thật đáng mến .Đối với ông,nhưũng người trẻ tuổi biết cống hiến cho đất nưứoc đều là nhưũng ngwòi ông luôn yêu mến.Với nhưũng gì ta đã biết về ông ,ông đã góp thêm một cách nhìn về nhân vật chính (anh thanh niên) với màu sắc mưói mẻ.Những cảm xúc xao xuyến của ông đã khiến người đọc hình dung ra một con nười trẻ năng động và cống hiến hết mình .Tuy ông ko phải là nhân vật chính,nhưung ông chính là nhậpk vai của tác giả nhằm nói lên quan điẻm của nhà văn đối với con người
 
@sunny:đừng nên spam bn nhé!
Câu 1:

a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một).

b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ?

Câu 2:

Dựa vào đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" em hãy xây dựng một văn bản tự sự.

Đề này cũng từng là đề thi HSG văn 9, các em thử làm xem sao, văn mẫu cũng nên có cái mới chứ nhỉ, đâu thể chỉ có mỗi phân tích
 
Đề bài: Viết bài văn ngắn phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm "Làng" của Kim Lân.
bài làm:

Trong cuộc sống thời chiến tranh, đạn lạc, có những người phải đi tản cư, rời xa làng quê của mình để làm ăn sinh sống. Cũng từ đấy, nhà văn Kim Lân đã vẽ nên nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của mình với mọi tâm trạng của người xa quê.
Ông Hai là người làng Chợ Dầu, nhưng ông và gia đình phải đi tản cư nơi xứ người để làm ăn sinh sống. Ôn là người rất yêu làng, vì vậy đi đến nơi đâu ông cũng khoe về làng của mình, khoe về nơi mà ông đã sống từ thuở bé.
Ông cảm thấy tự hào biết bao khi nghĩ về làng Chợ Dầu của mình. Nhưng rồi, một tin đồn làm ông điếng người, tim ông thót lại - cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây.
Vừa nghe được tin ấy, ông cảm thấy da mặt mình tê rân rân, ổ họng nghẹn ứ không nói nên lời. Ông chỉ còn biết cúi gằm mặt mà đi. Nhưng ngày nào ông cũng sống trong sự dằn vặt, đau khổ vì cái tin ấy và rồi ông đành cắt đứt quan hệ với mọi người. Lúc này đây, ông chỉ biết trò chuyện với đứa con thơ, với lòng mình mà thôi.
Ông Hai luôn u buồn và ủ rủ như thế cho đến ngày ông nhận được tin cải chính - làng ông không theo Tây, làng ông lập công lớn. Ôi ! Nhìn ông lúc này đây vui mừng như đứa trẻ được mẹ cho quà vậy.
Bằng ngòi bút đậm chất trữ tình và đặc sắc, nhà văn Kim Lân đã tạo nên nhân vật ông Hai với nhiều tình cảm dành cho quê hương mình.
Ông Hai đã được xây dựng với những từ ngữ có thực, giàu hình ảnh và thật nhiều tâm trạng. Kim Lân đã tô đậm nhân vật ông Hai thật đặc sắc khiến cho người đọc có thật nhiều ấn tượng về người nông dân yêu làng như ông Hai.
 
Thêm một bài nữa nhé:
Đề : Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
Bài làm:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương- hai chứ thiêng liêng mà ai cũng dành riêng cho nó một tình cảm đặc biệt, khó quên. Quê hương là nơi lưu giữ những kí ức của tuổi thơ. Nơi đó có hình ảnh của những trò chơi tuổi nhỏ, có những lời ru ầu ơ ngọt ngào của mẹ, mái tóc bạc phơ của bà - những người đã tần tảo sớm hôm nuôi ta khôn lớn. Và "Bếp lửa" của Bằng Việt đã làm thức tỉnh kí ức tuổi thơ của những người cn xa xứ.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Cháu thương bà biết mấy nằng mưa.
Bằng Việt đã đưa độc giả đến với người bà của mình bằng hình ảnh của bếp lửa "chờn vờn" trong sương sớm. Và hình ảnh "bếp lửa" ấy lại cho tác giả nhớ đến những tháng ngày được sống cùng bà "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
Nhắc đến "bếp lửa" là nhắc đến một hồi ức đẹp hiện về trong tâm trí của tác giả. Tuổi thơ của ông được sống cùng bà từ khi lên bốn. Năm làng đói, bố đi đánh xe, mẹ đi công tác xa nhà cháu đã sống với bà, với bếp lửa từ ngày ấy : "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay".
Kỉ niệm về những tháng ngày được sống cùng bà, được nghe những câu chuyện bà kể, những lúc bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, rồi cả đến bếp lửa sớm chiều bà nhen cứ hiện về trong tâm trí của người cháu. Những lời thơ tha thiết gợi trong lòng độc giả biết bao kỉ niệm. Nhưng làm sao có thể quên được những "năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi". Thế mà bà vẫn vững lòng, bà dặn cháu:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
Hình ảnh bà tần tảo sớm hôm hiện lên trong từng lời thơ thật đẹp làm sao. Bà thật giống như bà tiên trong câu chuyện cổ tích của bà kể cho cháu từng đêm. Bà luôn chịu đựng tất cả vì cháu, vì con. Ở đây, vượt lên trên cả tình yêu thương cho con, cháu của mình mà bà còn thể hiện trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Cháu mỗi ngày mỗi lớn thêm và bà thì ngày càng yếu đi nhưng tình thương bà dành cho cháu vẫn không thay đổi. Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa để nhen lên ngọn lửa thắp sáng niềm tin trong lòng cháu yêu của mình và đó cũng là nọgn lửa "chứa niềm tin dai dẳng" với đất nước.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Hình ảnh của bếp lửa được Bằng Việt nhắc lại nhiều lần trong bài thơ như một cách tu từ độc đáo. "Bếp lửa" - một hình ảnh có thực , bình dị luôn hiện diện trong cuộc sống đời thường ở mỗi gia đình. Nhưng đối với những người xa quê như tác giả thì đó là một dấu ấn khó phai. bởi vì bên bếp lửa còn có hình ảnh của người bà tảo tần sớm khuya " nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" để nuôi cháu nên người.
Tình bà cháu được tác giả thể hiện thật rõ nét. Những kỉ niệm ấy chứa đựng những tình thương của bà bên bếp lửa ấy sẽ mãi không bao giờ cháu quên được. Cho dù cháu đã đi xa nhưng không lúc nào cháu quên được bà, được hình ảnh của bếp lửa hôm nào bà nhen lên, và cả tiếng tu hú kêu "trên những cánh đồng xa" trong buổi sớm tinh mơ hiu quạnh, vắng vẻ.
GIờ cháu đã đi xa - có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa.


Tình bà cao đẹp và thiêng liêng đã nhóm lên trong Bằng Việt một niềm tin yêu trong cuộc sống. Và chắc hẳn ông sẽ chẳng quên được tình cảm ấy của bà và càng không thể quên được hình ảnh
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Ngọn lửa của bà nhóm lên mỗi ngày đã cháy lên trong lòng cháu, bếp lửa của cuộc đời mới đã nhen lên ngọn lửa của sự dống truyền đời, bất diệt.
__________________
 
nếu zậy cho Sun hỏi, Sun có đề phtich' cảnh thiên nhiên đẹp trong văn học trung đại, Sun chọn 4 bài
- Thiên trg vãn vọng
- Côn Sơn ca
- Qua đèo ngang
- Thu điếu
Góp ý cho Sun mấy LĐ chính đi .... :)
 
Thik hợp thì bài thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Phân tích nek`
Thu điếu nằm trong chùm thơ thu ba bài nức danh nhất về
1 thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu
đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn,
buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu
cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào
thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).
Hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - Một chiếc thuyền
câu bé tẻo teo mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc
mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu nước trong veo có thể nhìn được
rong rêu tận đáy tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùm không gian.
Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi
nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền
câu bé tẻo teo tự bao giờ. Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền
câu Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi
ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo teo). Đó là một nét
thu đẹp và êm đềm.
Hai câu thực (Sông biếc theo làn hơi gợn tí - Lá vàng trước gió
khẽ đưa vèo) tá không gian hai chiều. Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc
với lá vàng Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng
khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn hơi gợn tí.
Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thư, tô đậm cái nhìn thấy và
cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trọng dùng
từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ
bay xoay xoay khẽ đưa vẻo của chiếc lá thu. Chữ vẻo là một nhãn tự
mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. ông thổ lộ
một đời thơ mới có được một. câu vừa ý: Vèo trông lá rụng đầy sân"
(cảm thu, tiễn thu).
Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. áng mây, tầng mây
(trắng hay hồng ?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm,
tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con
đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ
nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam
nguyên Yên Đo lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng
khuâng, man mác:
Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?
(Nhớ núi Đọi)
Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc
của làng quê. Thi sĩ .như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm
vào cảnh vật.
Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một dối tượng khác:
Tựa gối ôm cắn lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh
vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ
trúc mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế
nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái
chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người
câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc
nghĩ vế một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy
nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu
đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. âm thanh ấy hòa quyện
với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưn hồn ta về với
mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng
cô đơn và lặng lẽ buồn: Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn
thanh cao đáng trọng.
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có
xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo... và chỉ có một
màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo. Cánh đẹp êm đềm, tĩnh lặng
mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với
mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc
thu, tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: veo
- teo - vèo - teo - bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu
thơ nhẹ nhàng bâng khuâng... cho thấy một bút pháp nghệ thuật
vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thành chương.
Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngu tình tuyệt bút.
 
đây là đề tài nghị luận nên S đã chọn 4 bài nêu trên, nhưng chưa tìm đc LĐ chính : có ng gợi ý là thiên nhiên đẹp, buồn, gắn w tâm trạng t/giả. Như zậy đã ổn chưa. hãy cho biết ý kiến
 
Thế thì luận điểm chính của bài thu điếu nhé:
Bức tranh thiên nhiên đẹp

- Cảnh mùa thu trong "Câu cá mùa thu" vs những chi tiết điển hình cho mùa thu ở làng quê Việt Nam.

+ Điểm nhìn của tác giả: Từ gần đến cao rồi từ cao xa trở lại gần.

+ Nét riêng của mùa thu đc gợi nên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật (màu sắc, đường nét, chuyẻn động). Cái hồn dân dã của mùa thu đồng ằng Bắc Bộ đc gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

- Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng, đc gợi lên từ hình ảnh, đg` nét, âm thanh. Bức tranh thu vắng bóng người "khách vắng teo"; các đg` nét, chuyển động rất nhẹ: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa...Đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh rất quen thuộc của thơ cổ Trung Đông.
p/s:luận điểm của bn sơ sài quá!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top